Xu hướng xanh hóa ngành dệt may là tất yếu Dệt may tiếp tục là ngành hàng xuất khẩu chủ lực Dệt may có đơn hàng đến quý 3/2025, khó khăn vẫn bủa vây |
Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới. |
Đó là thông tin được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết tại buổi họp báo về Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) - Hội nghị năm 2024 diễn ra vào sáng 19/11.
Xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD
Năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, xung đột leo thang ở nhiều khu vực; giá xăng dầu, cước vận tải biến động mạnh, kinh tế thương mại phục hồi chậm, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng diễn biến phức tạp, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11,26% so với năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.
Về thị trường xuất khẩu, Hoa kỳ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16,71 tỷ USD, tăng 12,33% so với năm 2023 và chiếm tỷ trọng 37,98% tổng kim ngạch xuất khẩu; thị trường Nhật Bản ước đạt 4,57 tỷ USD, tăng 6,18%, chiếm tỷ trọng 10,39%; EU ước đạt 4,3 tỷ USD tăng 7,66%, chiếm tỷ trọng 9,77%; Hàn Quốc ước đạt 3,93 tỷ USD, tăng 10,36%, chiếm tỷ trọng 8,93%; Trung Quốc ước đạt 3,65 tỷ USD, tăng 1,76%, chiếm tỷ trọng 8,3%; ASEAN ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,84%, chiếm tỷ trọng 6,59%.
Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang chia sẻ, từ nay đến năm 2030, ngành sẽ chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững. Từ năm 2031 đến năm 2035, phát triển bền vững một cách hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Giai đoạn mới, với vai trò dẫn dắt ngành dệt may Việt Nam, Vitas sẽ tiếp tục nỗ lực; tập trung trí tuệ, sức sáng tạo, cùng các doanh nghiệp đoàn kết triển khai hiệu quả giải pháp chuyển đổi kép, để xây dựng một thương hiệu dệt may Việt Nam bền vững.
Doanh nghiệp dệt may đối phó với nhiều thách thức
Ngành dệt may đứng trước yêu cầu “xanh hoá” ngày càng khắt khe. |
Chia sẻ trên Báo Thanh Niên, ông Giang cho biết, hiện tại, hầu hết doanh nghiệp trong ngành dệt may đã có đơn hàng quý 1/2025, đang đàm phán đơn hàng cho quý 2/2025.
Đơn hàng không phải là vấn đề đáng quan ngại lắm trong năm tới, song đơn giá khẳng định không tăng so với năm 2024.
Ông Giang lưu ý, cách mua hàng của các đối tác thay đổi rất nhanh, hôm nay có thể đơn hàng đã đàm phán nhưng sau đó do sức tiêu thụ, sức mua của người tiêu dùng trên thị trường thế giới chững lại trong khoảng 1 - 2 tuần, họ sẵn sàng báo tạm dừng đơn hàng đã đặt mà chưa sản xuất.
Doanh nghiệp dệt may đã và đang đứng trước những thách thức về tính ổn định của đơn hàng. "Đơn hàng đàm phán rồi nhưng chuyện gì xảy ra thì chưa nói trước được", ông Giang nói.
Ông Vũ Đức Giang nhìn nhận, để vượt qua các khó khăn, đạt mục tiêu xuất khẩu đã đề ra, ông Giang cho rằng các doanh nghiệp trong ngành cần đa dạng hóa thị trường, mặt hàng và khách hàng.
Bên cạnh đó, cần đầu tư phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong ngành đang nỗ lực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng hàng hoá. Bởi khi sản xuất thay đổi, đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu, dệt may vẫn là nhóm hàng có lợi thế của Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Về phía doanh nghiệp, ông Thân Đức Việt cho biết, năm 2024, doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý chất lượng, tập trung nghiên cứu và chuyển đổi sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chất liệu mới, đẩy nhanh tốc độ may mẫu, dập mẫu, chất lượng mẫu... để làm các đơn hàng khó, đầu tư chiều sâu để đáp ứng tiêu chuẩn hóa của các nước nhập khẩu đặt ra. Đồng thời, mở rộng thị phần về thị trường trong nước để đa dạng hoá, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp.
Thỏa thuận Xanh châu Âu: Động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt xanh hóa chuỗi sản xuất dệt may |
Xuất khẩu dệt may nhiều cơ hội cán đích 44 tỷ USD |
Nhiều sáng kiến hướng tới phát triển bền vững ngành bông |