Cây Khiếm thực còn được gọi với nhiều tên khác là Kê đầu thực (Bản Kinh), Kê Đầu, Nhạn Đầu, Ô đầu (Phương Ngôn), Vỉ Tử (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Thủy Lưu Hoàng (Đông Ba Tạp Kỷ), Thủy kê đầu (Kinh Nghiệm Phương),Cư Tắc Liên, Đại Khiếm Thực, Hộc Đầu, Hồng Đầu, Kê Đầu Bàn, Kê Đầu Lăng, Kê Đầu Liên,… . Tên khoa học là Semen euryales Ferox, thuộc Họ Súng (Nymphaeaceae).
Khiếm thực là một loại cây mọc ở đầm ao, sống hàng năm, lá hình tròn rộng, nổi trên mặt nước, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím. Mùa hạ, cành mang hoa trồi lên trên mặt nước, đầu cành có một hoa sáng nở chiều héo. Quả hình cầu chất xốp màu tím hồng bản, mặt ngoài có gai, đỉnh còn đài sót lia, hạt chắc, hình cầu màu đen.
Công dụng, Dược tính
Hạt và củ của cây chứa nhiều tinh bột, protid, chất béo, hydrad cacbon, canxi, phosphor, sắt, vitamin C.
Hai bộ phận này được dùng trong các bài thuốc liên quan đến nội tạng như điều trị lỵ mãn tính, viên ruột mãn tính, ỉa chảy, chỉ tả, suy nhược thần kinh chữa di tinh, đi tiểu nhiều, phụ nữ khí hư, có tác dụng trấn tĩnh dùng trong các bệnh đau nức dây thần kinh, tê thấp , đau lưng, đau đầu gới, bổ tỳ, bổ thận, chỉ tả, tiểu tiện không tự chủ.
Theo Đông y, khiếm thực tính bình, vị ngọt, chát đi vào các kinh Can, Tỳ, Vị, Thận, Tâm. Có công dụng bổ tỳ, ích thận, cố tinh, được dùng làm thuốc bổ an thần cho người cao tuổi, thận yếu, lưng đau, mắc chứng tiểu đêm… . Trị đái hạ, Di tinh, tiểu nhiều, lưng đau, gối mỏi, kiện Tỳ, chỉ tả, ích Thận, bế khí, trừ thấp.
Hạt của cây |
Một số bài thuốc có cây dược liệu Khiếm thực
Trị mộng tinh, hoạt tinh:
Kê đầu nhục (Khiếm thực), Long cốt, Ô mai nhục mỗi vị 60g + Liên hoa nhụy 30g. Đem các vị trên đi tán thành bột mịn. Lấy Sơn dược chưng chín, bỏ vỏ. Nghiền nát như cao, trộn thuốc bột trên làm thành viên hoàn nhỏ bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm, lúc đói (Ngọc Tỏa Đơn – Lỗ Phủ Cấm phương).
Chữa viêm phế quản, người già hư suyễn:
Khiếm thực 50g + táo nhân, cùi hồ đào mỗi vị 10g + gạo tẻ 100g. Khiếm thực đập dập, hồ đào nghiền cả vỏ cho vào nấu cháo như bình thường.
Di tinh bạch trọc:
Khiêm thực phơi khô tán thành bột mịn, trộn với lượng kim anh vừa đủ, thêm chút nước tinh khiết hoặc hồ vào làm thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng khoảng 8 – 12g.
Cây thuộc họ súng |
Khí hư, thận hư, tiểu không tự chủ:
Khiếm thực, gạo nếp mỗi thứ 30g + ngân hạnh 10g. Nấu cháo ngày ăn 1 lần. Duy trì sử dụng khoảng 7-10 ngày tức là 1 liệu trình.
Trị tiểu đường:
Khiếm thực 30g + gan heo 80 – 120g nấu chung, ăn với cơm.
Chữa chứng tiểu đêm, lưng đau, gối mỏi, ăn uống kém:
Cổ chỉ, ích trí mỗi vị 6g, cho vào sắc lấy nước, để riêng giữ ấm. Khiếm thực sao vàng, tán bột mịn, làm thành viên hoàn hoặc có thể để bột pha cùng nước sắc trên, ngày dùng 12 g, chi làm 2 lần dùng.
Trị hoạt tinh (di tinh, tiết tinh…):
Khiếm thực (chưng), Liên tu, Sa uyển tật lê mỗi vị 80g + Long cốt, Mẫu lệ mỗi vị 40g. Đem các vị trên đi tán thành bột mịn, cân lấy 80g Liên tử tán bột để riêng, trộn 2 bột vào bắc bếp nấu thành hồ làm thành viên hoàn. Ngày uống 16 – 20g (Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn – Y Phương Tập Giải).
Chữa thận hư, khí nhược, tiểu tiện đục:
Khiếm thực 15g + phục linh 10g + gạo tẻ vừa đủ. Khiếm thực, phục linh giã nát, sắc trước với nước cho mềm, sau đó cho lượng gạo vừa đủ vào nấu cháo.
Chữa di mộng tinh, mất ngủ:
khiếm thực 10g + hạt sen 40g + phục thần 20g. Các vị cho vào đun nhỏ lửa cho mềm, có thể thêm đường cho dễ uống, gạn lấy nước bỏ bã phục thần, ăn hạt sen, khiếm thực.
Trị đới hạ do Tỳ Thận hư:
Khiếm thực, Sơn dược lấy lượng bằng nhau sắc lấy nước uống (Trung Dược Học).
Chữa thận hư, di tinh, đái dầm, tỳ hư, đại tiện lỏng:
Khiếm thực 20g + hạt kim anh 15g + gạo lứt 100g, đường phèn vừa đủ. Hạt kim anh, khiếm thực sắc trước lấy nước gạn bỏ bã, cho gạo lứt vào nấu cháo, cháo chín, thêm đường vừa đủ, ăn trong ngày.
Trị đới hạ do thấp nhiệt:
Khiếm thực, Hoàng bá, Xa tiền tử mỗi vị lấy vợi lượng bằng nhau, cho vào sắc lấy nước uống (Trung Dược Học).
Tuy nhiều công dụng hay ho là thế, nhưng bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y trước khi sử dụng để tránh trường hợp tương tác với các loại thuốc đang dùng hoặc đánh giá mức độ ảnh hưởng với cơ thể.