![]() |
Không chỉ có cái tên đáng yêu, hoa của cây Ô môi cũng rất xinh xắn |
Cây Ô môi ở nước ta được gọi với những tên gọi khác như Bọ cạp nước, Bồ cạp nước, Cây cốt khí, Cây quả canhkina, Sac phlê, Krêête, Rich chopeu (Campuchia), Brai xiêm, May khoum (Viên chăn). Tên khoa học là Cassia grandis L, thuộc Họ Vang (tên danh pháp khoa học là Caesalpiniaceae).
Cây gỗ to, cao 12 – 15 cm, vỏ thân nhẵn, cành mọc ngang. Cành non có lông màu gỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép long chim chẵn, gồm đến 12 đôi lá chét. Hoa màu hồng tươi mọc ở nách những lá đã rụng. Qủa hình trụ cứng, màu nâu đen hơi cong, dài tới 50 – 60 cm, có 50 – 60 ô, mỗi ô chứa 1 hạt dẹt, quanh hạt có lớp cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc.
Cây Ô môi thường được trồng ở một số nơi Miền Bắc, thường thu hái quả chín về, gọi với cái tên là “Canhkina” vì khi đem qua đi ngâm rượu sẽ xuất hiện màu đỏ như màu rượu Canhkina.
Ngoài ra người ta còn tìm thấy được giống cây Ô môi mọc hoang ở nhiều tính phía Nam.
|
Bộ phận dùng của cây Ô môi gồm quả, lá và rễ. Người dân thường hái quả chín về dùng với tên quả “canhkina” để lấy cơm quả, có lẽ vì thấy rượu ngâm quả này có màu đỏ như màu rượu canhkina. Quả Ô môi thường được thu hái vào mùa thu, khi quả chín đều. Sau khi thu hái quả về, người dân bỏ vỏ, bỏ phần hạt và chỉ lấy cùi ngâm rượu, dùng dần.
Lá và vỏ cây Ô môi thu hái quanh năm, thường được dùng tươi.
Tác dụng – công dụng chung của cây Ô môi:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng Ô môi có tác dụng trong điều trị chứng ghẻ ngứa; Giúp nhuận tràng, điều trị táo bón; Điều trị thấp khớp, đau nhức xương khớp; Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
Theo đông y, Ô môi có vị ngọt, hơi đắng chát và có mùi hăng đặc trưng. Ô môi có các tác dụng sau:
-
Cơm quả Ô môi có tác dụng nhuận tràng và xổ, cao quả giúp giảm đau nhức xương khớp
-
Lá có tác dụng sát trùng.
-
Vỏ Ô môi có tác dụng giải độc.
Người ta dùng cơm quả Ô môi để ngâm rượu, sắc uống hoặc có thể nấu thành cao mềm cất lọ uống dần, chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, chữa kết lị và ỉa chảy. Lá được dùng để chữa bệnh ngoài da như lở loét, hắc lào.
Ô môi được dùng để phôi với các vị thuốc khác hoặc dùng để sắc lấy nước uống, hoặc nấu cao, hoặc ngâm rượu dùng dần.
![]() |
Một số bài thuốc có Cây dược liệu Ô môi tốt cho xương khớp
Rượu ô môi: làm thuốc bổ, giúp sự tiêu hóa, làm ăn ngon miệng, ngoài ra còn có tác dụng chữa đau lưng, đau xương:
Quả ô môi sơ chết ngâm với khoảng 500 ml rượu 25 – 30 độ cồn. Để trong bình thủy tinh đậy kín ngâm trong khoảng 15 – 20 ngày là có thể bỏ ra dùng, lưu ý càng ngâm lâu thì càng tốt. Ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ khoảng 5ml, dùng trước bữa ăn.
Chữa trị đau thấp khớp:
Vỏ ô môi 50g + dây đau xương 100g + cốt toái bổ 100g + nhục quế 30g. Cho tất cả các dược liệu trên vào bình thủy tinh, đỏ vào khoảng 1.000ml rượu đế 30 – 40 độ cồn, đổ rượu sao cho chìm hẳn dược liệu, đậy kín ngâm trong khoảng 15 – 20 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lầm dùng từ 30 – 60ml.
![]() |
Tác dụng khác của cây dược liệu ô môi
Trị lở ngứa da, lang ben, hắc lào (lác): Lấy lá ô môi rửa sạch rồi giã nát, xát tại chỗ hoặc giã nát ngâm với rượu với tỷ lệ 1/1, cất hũ thủy tinh đậy kín, để bôi ngày vài lần.
Cơm quả dùng ăn chơi hoặc ngâm rượu làm thuốc có tác dụng giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, bồi bổ sức khỏe, chữa đau lưng, đau xương, nhức mỏi. Ngoài ra, một số nơi có thể nấu quả Ô môi thành cao mềm để kích thích tiêu hóa và nhuận tràng. Sử dụng 1 kg cơm và hạt Ô môi nấu với 1 lít nước rồi lọc và cô cách thủy đến thành cao thì dùng làm thuốc chữa đau lưng, đau người, nhuận tràng hay tẩy hoặc chữa lỵ, ỉa chảy với liều 5 – 15 g.
![]() |
Loài cây gần gũi và nhiều công dụng |
Hạt ô môi ngâm nước nóng tới khi lớp vỏ cứng bong mềm ra, lấy nhân bên trong, đem nấu với nước đường cho mềm, dùng trong chè giải khát, tương tự như các loại hạt trong sâm bổ lượng.
Lá ô môi dùng tươi đem giã nát, xát vào những vết hắc lào, lở ngứa, có thể chữa khỏi. Lá ô môi sắc nước làm thuốc cũng có công dụng chữa đau lưng, nhức mỏi như cơm quả.
Vỏ thân được người dân Campuchia dùng đắp lên nơi bị rắn, rết, bò cạp cắn.
Lưu ý sử dụng cây dược liệu Ô môi
Cây dược liệu Ô môi có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Nếu dùng để chữa bệnh và dùng lâu dài để cải thiện bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.