Trồng thứ rau lạ vốn mọc hoang, người thu tiền quanh năm, người túc tắc xây nhà lầu Ăn rau gì để giảm mỡ máu? 5 loại rau "rẻ như cho" nhưng lại rất tốt cho sức khỏe , ngừa ung thư cực mạnh |
Rau mồng tơi |
Rau mồng tơi (còn gọi là mùng tơi) thuộc họ mồng tơi (Basellacease), có tên khoa học là Basella rubra L. (thân tía, gân lá tía – mồng tơi tía, mồng tơi tím, mồng tơi đỏ) hoặc Basella alba L. (thân xanh – mồng tơi xanh). Cây mồng tơi thuộc dạng dây leo, dài 1,5 – 2m, sống từ 1 – 2 năm.
Hiện có cây giống thân lùn, lá to hơn, nhiều nhánh mọc từ kẽ. Thân mồng tơi có phân nhánh, màu xanh nhạt hoặc tím nhạt. Lá mọc so le, đơn, nguyên, mẫm, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, phía cuống bằng hay hơi hẹp lại, dài 3 – 12cm, rộng 2 – 6cm. Cụm hoa hình bông mọc ỏ kẽ lá, nhỏ, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Những bông ở phía trên dài và gầy hơn. Quả mọng, nhỏ hình cầu hay hình trứng, dài chừng 5 – 5mm, màu tím đen khi chín.
Cây mồng tơi có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới của châu Á và châu Phi.
Tại Việt Nam, cây này mọc hoang và được trồng cho keo hang rào để lấy rau ăn, người ta hái đọt non và lá vào mùa hè và mùa thu vì thời tiết giúp cây có đặc tính kháng sâu bệnh tốt. Đến mùa cuối thu hoặc đông thì ra hoa thành cụm ở kẽ lá, thường có màu trắng hoặc hồng nhạt. Quả mọng nhỏ hình trứng, màu tím đen thẫm khi chín, trong chứa hạt.
Rau mồng tơi không chỉ có hàm lượng carotene rất cao mà còn giàu vitamin C, vitamin K, axit folic, sắt, magie và các chất dinh dưỡng khác.
Các loại rau lá xanh rất giàu carotene có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, nên ở một mức độ nhất định nó có thể làm giảm khô mắt, khô mũi họng và da nứt nẻ.
Rau mồng tơi không chỉ có hàm lượng carotene rất cao mà còn giàu vitamin C, vitamin K, axit folic, sắt, magie và các chất dinh dưỡng khác.
Có nhiều lợi ích khi ăn rau mồng tơi vào mùa đông. Rau mồng tơi đi vào kinh mạch gan, dạ dày, ruột già, ruột non, không chỉ có tác dụng làm dịu gan, điều khí mà còn dưỡng huyết, bồi bổ cơ thể, làm ẩm.
Có nhiều lợi ích khi ăn rau mồng tơi vào mùa đông |
Gan và thị lực
Rau mồng tơi đi vào gan có tác dụng dưỡng gan, làm dịu gan. Hàm lượng lutein của nó tương đối cao so các loại rau thông thường. Lutein có thể bảo vệ thị lực và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
Nhuận tràng
Mồng tơi chứa nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, nhuận tràng và ngăn ngừa táo bón.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Rau mồng tơi rất giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng tự nhiên như insulin, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và hạ đường huyết, vì vậy nó cũng là loại rau thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường.
Tốt cho xương
Hàm lượng vitamin K trong rau mồng tơi cũng tương đối cao trong số các loại rau ăn lá. Bổ sung đầy đủ vitamin K giúp tăng cường hoạt động của các nguyên bào tạo xương và thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi tự do thành canxi trong xương, từ đó củng cố mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương.