Cây dược liệu hồi sinh vùng đất Tu Mơ Rông

Những năm gần đây thực hiện định hướng phát triển cây dược liệu, người Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) ngày càng tự tin trong lao động sản xuất từng bước thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng từ chính đồng đất, núi rừng quê hương.
Huyện Sa Thầy (Kon Tum): Người dân làm giàu bền vững dựa trên tiềm năng nông nghiệp Triển khai nhiều giải pháp bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum: Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Măng Đen – Thiên đường hồng”
Chăm sóc vườn sâm Ngọc Linh. Ảnh: CN
Chăm sóc vườn sâm Ngọc Linh. Ảnh: CN

Chuyển đất rẫy sang trồng rừng

Là huyện nghèo theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Tu Mơ Rông có hơn 96% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông đã tích cực thay đổi nếp nghĩ, cách làm để xây dựng cuộc sống mới.

Để giúp dân hiểu về Cuộc vận động, huyện Tu Mơ Rông đã cụ thể hóa các nội dung tuyên truyền như “10 biết đối với nhân dân”, “10 cần đối với cán bộ, đảng viên”. Cùng đó, chính quyền các xã cử cán bộ phối hợp với các đoàn thể, già làng, người có uy tín, người làm kinh tế giỏi đến tận nhà, tận ruộng rẫy để hướng dẫn trực tiếp cho dân.

Anh A Tư ở xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông cho biết: Trước đây bà con cứ phát rừng làm rẫy, trồng mì, hiệu quả kinh tế không cao. Dân được tuyên truyền nhiều lần phải thay đổi cách làm, nhưng không ai dám vì sợ mất công, mất của. Cho đến khi cán bộ đến từng nhà tuyên truyền, lên rẫy chỉ cụ thể, người dân tự tin, làm theo. Giờ mọi người mạnh dạn chuyển đất rẫy sang trồng rừng, các loại cây khác, hiệu quả hơn.

Có gần 10ha đất rẫy, anh A Hai ở thôn Tu Mơ Rông xã Đăk Hà đã mạnh dạn trồng rừng. “Tôi thấy nhiều người trồng rừng để phủ đất trống, bạc màu rất tốt nên chuyển sang trồng cây gáo vàng, kết hợp chăn nuôi gia súc. Giờ đồi trọc đã được phủ xanh”- anh A Hai phấn khởi nói.

Từ công tác tuyên truyền, vận động, đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông đã không trông chờ, ỷ lại, chủ động, tự tin hơn, biết tận dụng lợi thế thổ nhưỡng, môi trường, khí hậu để trồng dược liệu, nhất là sâm dây, sâm Ngọc Linh.

Đến hết năm 2023 huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã phát triển được trên 2.300ha sâm Ngọc Linh cùng hơn 1.300ha cây dược liệu khác. Với nhiều hình thức, như tự vay vốn đầu tư trồng sâm Ngọc Linh, tham gia vào các Tổ hợp tác, liên kết với doanh nghiệp… ngày càng có thêm nhiều người Xơ Đăng trồng được loại dược liệu quý này. Đây cũng là việc làm cụ thể của chính quyền, người dân huyện Tu Mơ Rông trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 Kon Tum là vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước.

Thoát nghèo bền vững từ đồng đất, núi rừng quê hương

Diện tích sâm Ngọc Linh được mở rộng tại Tu Mơ Rông. Ảnh TTXVN
Diện tích sâm Ngọc Linh được mở rộng tại Tu Mơ Rông. Ảnh TTXVN

Ở mảnh đất Tu Mơ Rông, nhiều nông dân "chân đất" đã trở thành tỷ phú cũng nhờ nhanh nhạy đầu tư vào dược liệu. Tại thủ phủ của dược liệu xã Măng Ri, Chủ tịch UBND xã Dương Đình Chung tự hào khi nhắc đến những tỷ phú người Xơ Đăng trên địa bàn. Họ là nông dân chân lấm tay bùn nhưng rất nhạy bén, biết nắm bắt cơ hội để đầu tư. Họ là tấm gương đi đầu cho việc vượt khó làm giàu.

Trong số đó, ông Chung nhắc tới anh A Ly (thôn Ngọc La), hiện trồng 4.000 gốc sâm Ngọc Linh, 3ha sâm dây. Tổng thu năm 2022 của gia đình từ tiền bán hạt, lá, củ sâm; tiền công làm thuê chốt sâm ước đạt hơn 1 tỷ đồng.

Nói về “bí kíp” làm giàu, anh A Ly cho biết, trồng sâm Ngọc Linh từ năm 2014. Cây lớn lên thì lấy hạt ươm rồi mở rộng diện tích. Tiền công, tiền hỗ trợ sâm, anh dồn hết để đầu tư vườn sâm. “Mình cũng hay lân la gặp chuyên gia hỏi kỹ thuật chăm sóc, sau đó về áp dụng. Nhờ đó, cây sâm phát triển tốt, cho hạt rất nhiều. Những năm tới, cây lớn lên thì hạt sẽ cho nhiều hơn, vườn của mình sẽ được nhân rộng, khi đó thu nhập còn cao hơn nữa”, anh A Ly kể.

Theo Chủ tịch UBND xã Dương Đình Chung, ngoài anh A Ly, trên địa bàn xã Măng Ri còn có ít nhất 6 người có thu nhập tương đương như anh. Tất cả đều vươn lên nhờ trồng cây dược liệu.

Tương tự, ở xã Tê Xăng, cái tên được ông A Đe, Chủ tịch UBND xã luôn dành những lời ngợi khen là anh A Hải (thôn Đăk Viên). Năm 2022, tổng thu của gia đình đạt cả tỷ đồng, trong đó đa phần liên quan đến trồng sâm Ngọc Linh, sâm dây và buôn bán sản phẩm dược liệu.

“Nhà nước định hướng trồng dược liệu, mình thấy đúng nên đầu tư trồng sâm Ngọc linh và sâm dây. Nhờ đầu tư đúng hướng, trồng đúng kỹ thuật nên cây dược liệu phát triển tốt và cho thu nhập khá. Vì vậy, tới đây, mình tiếp tục mở rộng diện tích sâm Ngọc Linh”, A Hải cho biết.

Theo Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh, chỉ tính riêng 3 xã chuyên trồng dược liệu là Tê Xăng, Măng Ri, Ngọc Lây, năm 2022 có 67 hộ được xếp vào diện nông dân tiêu biểu. Những người này có thu nhập từ 500 triệu đồng đến trên 10 tỷ đồng.

Trong đó, nhiều tỷ phú là đồng bào dân tộc thiểu số, tuổi đời còn trẻ nhưng dám dấn thân, nhanh nhạy với thời cuộc. “Điểm chung là họ biết khai thác giá trị của cây dược liệu, biến loại cây vốn là thế mạnh của vùng đất họ ở trở thành cây làm giàu cho chính họ”, ông Mạnh chia sẻ.

Phát triển các mô hình HTX

Đáng chú ý, để đưa cây dược liệu đi xa, huyện Tu Mơ Rông đã có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây phát triển các mô hình HTX, từ đó liên kết bền vững với doanh nghiệp. Thống kê cho thấy, tại Tu Mơ Rông, hiện có 14 HTX hoạt động trong lĩnh vực trồng, thu mua, chế biến dược liệu. Các HTX này đã phát huy hiệu quả khi giúp thành viên có thu nhập cao.

Bà Y Pot, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Giám đốc HTX Cộng đồng phụ nữ Đăk Viên (xã Tê Xăng) chia sẻ, với mong muốn giúp chị em thoát nghèo bằng cây sâm nên đã thành lập HTX chuyên trồng, thu mua và chế biến các sản phẩm từ sâm dây. Hiện, HTX có 33 thành viên là phụ nữ.

“Sản phẩm của HTX xuất bán đi nhiều tỉnh thành. Nguồn thu từ sâm dây của chị em thành viên tăng gấp 3 so với thời gian chưa tham gia HTX. Thời gian tới, chúng tôi sẽ liên kết với doanh nghiệp lớn ở Hà Nội. Họ sẽ hướng dẫn kỹ thuật, tăng cường chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, khi đó chị em sẽ có nguồn thu lớn hơn. Tôi sẽ tiếp tục mời gọi chị em tham gia vào HTX để tăng thu nhập”, chị Y Pot chia sẻ.

Điều đặc biệt và tự hào là dược liệu có nguồn gốc từ Tu Mơ Rông giờ đã xuất ngoại, có mặt ở cả thị trường khó tính như châu Âu.

Ông Hà Văn Phương, Giám đốc HTX Nông sản và thảo dược Tu Mơ Rông (tại xã Đăk Na) cho biết: “Trong năm 2022, HTX đã bán cho đơn vị liên kết 15,3 tấn gừng, nghệ, chanh rừng, tỏi để chế biến sâu phục vụ xuất khẩu sang châu Âu. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục mở rộng diện tích vùng trồng để tạo ra số lượng sản phẩm nguyên liệu nhiều hơn nhằm phục vụ cho việc chế biến, xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”.

Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh vui mừng cho biết: Ngoài HTX Nông sản và thảo dược Tu Mơ Rông xuất bán dược liệu phục vụ xuất khẩu, trong năm 2022, Công ty InnovGreen cũng đã xuất khẩu sang Trung Quốc 1,7 tấn tinh dầu màng tang. Tín hiệu tích cực khác là hiện có một nhà máy chế biến đã được đầu tư, đang hoàn thiện để đưa vào vận hành. Khi nhà máy này đi vào hoạt động, chắc chắn sẽ tạo ra nhiều sản phẩm dược liệu có giá trị, giúp sản phẩm có nguồn gốc từ Tu Mơ Rông xuất đi khắp các nơi, thậm chí xuất khẩu ra các nước.

Triển khai nhiều giải pháp bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh Triển khai nhiều giải pháp bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh
Kon Tum: Phát hiện số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc Kon Tum: Phát hiện số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc
Kon Tum: Đặc sắc chương trình nghệ thuật  Kon Tum: Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Măng Đen – Thiên đường hồng”
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Ngày 11/02/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định khởi tố bị can; Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc; Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; Quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Đình Văn về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Bình Định nổi tiếng không chỉ với danh lam thắng cảnh mà còn với nền ẩm thực phong phú. Đặc biệt, món chả cá Quy Nhơn đã trở thành đặc sản nơi đây.
Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Cùng với bánh phu thê, cá anh vũ, gà Đông Cảo,…bánh bác là một trong những sản vật tiến vua thời xưa. Trong tâm thức người Giang Xá, bánh bác chính là biểu tượng của làng. Món bánh này "khai sinh" cùng thời Lý Nam Đế lập quốc.
Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Những năm gần đây, xuất hiện loại mứt lạ được làm từ rễ cây đinh lăng, quả cau khô và chuối tá quạ gây sốt trên thị trường vừa lạ miệng vừa có nhiều công dụng đối với sức khỏe, giá đắt đỏ vẫn rất đắt khách.
Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Những ngày này là cao điểm của các nhà vườn trồng bưởi tại thị xã Phú Mỹ - khu vực có diện tích trồng bưởi lớn nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tất bật, nhộn nhịp vào mùa thu hoạch và xuất bán.
Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Cứ vào tiết lập Xuân, người dân xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) lại lên đỉnh Cù Mông hái chè Mã Dọ về nấu uống hàng ngày. Một số người còn lấy chè Mã Dọ sấy khô, bán cho khách thập phương.
Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Khi tiết trời vào Xuân là thời điểm của sự sinh sôi nảy nở, cũng là mùa “hái lộc” nhung hươu của người dân huyện miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh). Nhung hươu là một loại dược liệu quý giá trong Đông y, hay còn gọi là lộc nhung, là sừng non của con hươu đực, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người.
Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Với hàng trăm hồ chứa, hàng chục ngàn ha diện tích mặt nước, tỉnh Đắk Lắk có tềm năng rất lớn trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Song hiện nay do chưa có cơ chế, chính sách nên hàng ngàn ha mặt nước vẫn đang "bỏ hoang".
Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Ngoài các sản phẩm truyền thống, thị trường Tết Ất Tỵ 2025 xuất hiện nhiều sản phẩm trái cây tạo hình mới lạ như bưởi vuông in hình bản đồ Việt Nam, bưởi thỏi vàng, dưa lưới hồ lô, dưa lưới thỏi vàng.
Hoa cầm tay của Á hậu Phương Nhi thuộc top đắt nhất thế giới

Hoa cầm tay của Á hậu Phương Nhi thuộc top đắt nhất thế giới

Bó hoa cưới mix giữa hai loại hoa khác nhau mà con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng mang đến tặng cô dâu Phương Nhi không chỉ đắt đỏ mà là biểu tượng của tình yêu, gắn liền với nghi lễ thiêng liêng và trang trọng.
5 loại hoa nhập khẩu "hot trend" được hội chị em "săn lùng"

5 loại hoa nhập khẩu "hot trend" được hội chị em "săn lùng"

Bên cạnh các loại hoa truyền thống, những dòng hoa nhập khẩu với giá cả phải chăng đang được nhiều người ưa chuộng mua về trưng trong nhà dịp Tết Nguyên đán 2025.
Chiêm ngưỡng những loại hoa độc lạ được săn đón chơi Tết

Chiêm ngưỡng những loại hoa độc lạ được săn đón chơi Tết

Bên cạnh các loại hoa truyền thống như: Đào, mai, quất, cúc, dơn,… thì nhiều năm trở lại đây, các loại hoa có hình dáng độc đáo, lạ mắt được người dân ưa chuộng săn đón để chơi Tết Nguyên đán.
Hoa tuyết mai là gì mà “làm mưa làm gió” thị trường hoa Tết?

Hoa tuyết mai là gì mà “làm mưa làm gió” thị trường hoa Tết?

Hoa tuyết mai với cái tên mỹ miều giữa cái “tuyết” của mùa đông và “mai" trong nét đẹp đặc trưng ngày tết đã tạo nên dấu ấn riêng cho chính nó.
Vì sao đào đông đỏ nhập khẩu hút khách dịp Tết?

Vì sao đào đông đỏ nhập khẩu hút khách dịp Tết?

Đào đông đỏ là loại hoa nhập khẩu "hot" nhất thị trường hoa vào mỗi dịp xuân về. Những bình hoa không chỉ mang vẻ đẹp rực rỡ, tươi mới mà còn ẩn chứa những thông điệp về sự may mắn, thịnh vượng và đoàn viên.
Đào mốc, mơ rừng "xuống phố" dịp Tết 2025

Đào mốc, mơ rừng "xuống phố" dịp Tết 2025

Đào mốc và mơ rừng là những loại cây đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, trong vài năm gần đây chúng trở thành tâm điểm được săn đón mỗi dịp Tết Nguyên đán. Xu hướng đưa các loại cây cảnh độc lạ này "xuống phố" không chỉ thể hiện nét đẹp của thiên nhiên hoang dã mà còn mang ý nghĩa văn hóa, phong thủy sâu sắc.
Người trồng chỉ cách chọn, chăm sóc đào quất dịp tết

Người trồng chỉ cách chọn, chăm sóc đào quất dịp tết

Chọn đào, quất trưng vào dịp Tết Nguyên đán được người dân rất cẩn trọng. Theo quan niệm phải lựa cây có đầy đủ hoa, nụ lộc, tán tròn đẹp...Ưu tiên cây có dáng thế tự nhiên, không bị gò ép, hoa và quả không quá dày….
Loại hoa “độc lạ” được khách hàng săn đón chơi Tết

Loại hoa “độc lạ” được khách hàng săn đón chơi Tết

Hoa mai anh đào là mặt hàng 'hot' được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng đặt chơi trong dịp tết Nguyên đán 2025. Không chỉ có giá cả phải chăng mà mai anh đào còn có hương thơm dịu nhẹ, màu phớt hồng đẹp mắt.
Quýt cảnh lục bình hút lộc "cháy hàng" trước Tết Nguyên đán

Quýt cảnh lục bình hút lộc "cháy hàng" trước Tết Nguyên đán

Còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ nhưng cây quýt tạo hình "bình hút lộc" với giá hàng chục triệu đồng đã được các nhà vườn ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) bán hết.
Mộc lan lộng lẫy, quý phái, được chị em ráo riết "săn lùng" chơi Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Mộc lan lộng lẫy, quý phái, được chị em ráo riết "săn lùng" chơi Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thị trường hoa, cây cảnh đang bắt đầu vào mùa nhộn nhịp nhất trong năm. Hàng loạt mặt hàng được tiểu thương nhập về phục vụ người dân, trong đó những cành hoa mộc lan luôn được chị em đặc biệt quan tâm,"săn lùng" để bài trí chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Gia Lai: Dưa hấu rớt giá, nông dân như ngồi trên đống lửa

Gia Lai: Dưa hấu rớt giá, nông dân như ngồi trên đống lửa

Dưa hấu rớt giá khiến nhiều hộ dân trồng tại xã Ia Piơr (huyện Chư Prông, Gia Lai) điêu đứng, thua lỗ hàng trăm triệu đồng.
Abalanca Meal - Bữa ăn cân bằng vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm Vàng vì người tiêu dùng”

Abalanca Meal - Bữa ăn cân bằng vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm Vàng vì người tiêu dùng”

Tại chương trình “Thương Hiệu Vàng Thời Đại Số” lần thứ I năm 2024, nhãn hàng Abalanca Meal của Công ty Cổ phần Abalanca đã xuất sắc nhận danh hiệu “Sản phẩm Vàng vì người tiêu dùng”.
HTX Sản xuất và Đầu tư Hoàng Liên Sơn: Trà Shan Tuyết Suối Giàng – Tinh hoa trà Đất Việt

HTX Sản xuất và Đầu tư Hoàng Liên Sơn: Trà Shan Tuyết Suối Giàng – Tinh hoa trà Đất Việt

HTX Sản xuất và Đầu tư Hoàng Liên Sơn được thành lập tháng 11/2022, có trụ sở tại thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, ở độ cao 1.317m so với mực nước biển, khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ, không khí trong lành. Suối Giàng có vườn chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, với hương vị đặc biệt, khác biệt, khó quên.
Đắk Lắk: Phát hiện nhiều doanh nghiệp nhúng sầu riêng vào dung dịch không rõ nguồn gốc

Đắk Lắk: Phát hiện nhiều doanh nghiệp nhúng sầu riêng vào dung dịch không rõ nguồn gốc

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa phát hiện nhiều doanh nghiệp nhúng sầu riêng vào dung dịch pha chế từ các không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tem nhãn ghi chữ nước ngoài, không có nhãn phụ ghi tiếng Việt.
Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng sắp thu hoạch bị kẻ xấu cạo trắng gốc

Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng sắp thu hoạch bị kẻ xấu cạo trắng gốc

Ngày 7/9, lãnh đạo Công an huyện Đạ Tẻh cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ việc kẻ gian phá hoại hàng chục gốc sầu riêng của một người dân thuộc xã Quốc Oai.
TH ra mắt Nước Uống Sữa Trái Cây Mãng Cầu Tự Nhiên TH true JUICE milk hoàn toàn từ thiên nhiên

TH ra mắt Nước Uống Sữa Trái Cây Mãng Cầu Tự Nhiên TH true JUICE milk hoàn toàn từ thiên nhiên

Là sự kết hợp của sữa tươi sạch, nguyên chất, theo chuẩn của trang trại TH và trái mãng cầu tự nhiên chọn lọc từ những vùng nguyên liệu chất lượng cao, đồng thời bổ sung các vitamin cùng hương vị thơm ngon - sảng khoái - mới mẻ, sản phẩm mới hứa hẹn trở thành xu hướng trên thị trường đồ uống, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm thú vị, chinh phục tín đồ yêu thích sự năng động, tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng khoa học.
Mùa mắc coọc ở Mường Chanh

Mùa mắc coọc ở Mường Chanh

Những ngày này, nông dân xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) đang khẩn trương bước vào vụ thu hoạch mắc coọc. Năm nay, bà con rất phấn khởi, bởi mắc coọc được mùa, được giá.
Lựa chọn mỹ phẩm thiên nhiên sao cho đúng?

Lựa chọn mỹ phẩm thiên nhiên sao cho đúng?

Ở thời hiện đại, nhu cầu lựa chọn các dòng mỹ phẩm/sản phẩm chăm sóc cơ thể của phái đẹp đã có sự dịch chuyển rõ rệt do sự thay đổi trong tâm lý. Mỹ phẩm thiên nhiên là xu hướng nổi bật trong thời gian qua. Tuy nhiên, giữa “ma trận” các sản phẩm với nội dung quảng cáo hấp dẫn, làm thế nào để chọn được sản phẩm chất lượng, hiệu quả mới là điều đáng bàn?
Thanh long ruột đỏ và ruột trắng, loại nào ngon hơn?

Thanh long ruột đỏ và ruột trắng, loại nào ngon hơn?

Thanh long có hai loại là thanh long ruột đỏ và ruột trắng, mỗi loại mang đến hương riêng biệt và điều đó khiến nhiều người băn khoăn về chất lượng của hai loại thanh long.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động