Phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh là một hành trình đầy gian nan

Người trồng sâm Ngọc Linh có thể thu về lợi nhuận cực lớn, lên tới 32 tỉ đồng sau 8 năm cho một ha. Chính vì giá trị quá lớn, gần đây rộ lên vấn nạn rất đau đầu cho cả người trồng và người tiêu dùng là gian thương trà trộn sâm giả và bán giá rất cao. Trước thực tế đó, cần làm gì để bảo tồn nguồn giống, phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh?
Lãnh đạo tỉnh livestream quảng bá sâm Ngọc Linh, tiết lộ giá sảm phẩm Quốc bảo của Việt Nam Cần làm gì để biến sâm Ngọc Linh thành sản phẩm thương mại hóa có giá trị cao? Làm gì để biến Sâm Ngọc Linh thành sản phẩm có giá trị cao?
Phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh là một hành trình đầy gian nan.
Phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh là một hành trình đầy gian nan.

Cây dược liệu quý hiếm

Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) là một loại cây dược liệu quý hiếm, có tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt trong việc nâng cao thể trạng và hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp, và làm giảm căng thẳng, mệt mỏi. Loại cây này chủ yếu được trồng ở khu vực miền Trung Việt Nam, đặc biệt là ở vùng núi Ngọc Linh, thuộc tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.

Sâm Ngọc Linh có tác dụng phục hồi sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, và giúp bồi bổ cơ thể, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân nơi đây. Việc phát triển trồng sâm Ngọc Linh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con địa phương nhờ vào giá trị thương mại của loại dược liệu này. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh đang trở thành một ưu tiên trong các chiến lược phát triển kinh tế nông thôn.

Tại hội thảo phát triển sâm Ngọc Linh tổ chức tại Kon Tum, ông Nguyễn Hữu Tháp - phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - cho hay cây sâm Ngọc Linh đang thực sự trở thành một trong những cây trồng có giá trị cao nhất trong những năm gần đây.

Theo ông Tháp chỉ cần trồng 1ha sâm Ngọc Linh sau 8 năm thu hoạch có thể đạt lợi nhuận trên 32 tỉ đồng.

Đây được xem là cây trồng xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và là cây trồng chiến lược cho các nhà đầu tư.

Đến nay, toàn tỉnh Kon Tum có khoảng 2.922ha sâm Ngọc Linh, trong đó huyện Tu Mơ Rông có diện tích lớn nhất với 2.883ha.

Để tiếp tục mở rộng quy mô vùng trồng, tỉnh Kon Tum đang triển khai trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu (60ha) làm nơi cung cấp nguồn giống sâm Ngọc Linh cho thị trường.

Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, từ tiềm năng của cây sâm Ngọc Linh, huyện đã có kế hoạch đầu tư cả về cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư phát triển nguồn dược liệu quý này nhằm quảng bá và nâng cao giá trị thương hiệu.

“Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng vùng sâm, giao thông, điện, viễn thông. Bên cạnh đó chúng tôi cũng làm việc với các doanh nghiệp để nhân rộng và phát triển cây sâm Ngọc Linh. Hiện nay, huyện đang xúc tiến đầu tư việc này. Trong tương lai với Chương trình phát triển sâm Việt Nam đã được Chính phủ ban hành, nếu được Trung ương quan tâm thì sẽ tạo điều kiện để người dân Nam Trà My và doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này”- ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My thông tin.

Thực tế là đã xảy ra các trường hợp rao bán sâm Ngọc Linh giả bằng những loại củ có vẻ ngoài giống sâm Ngọc Linh. Người chịu thiệt đầu tiên là khách hàng khi họ phải bỏ số tiền lớn nhưng không mua đúng sản phẩm, còn người trồng tâm huyết thì thiệt hại. Hiện nay, 1 ha sâm Ngọc Linh đem lại giá trị hơn 30 tỷ đồng, là một cây trồng có giá trị cao về kinh tế, tuy nhiên loại cây này đang đối mặt với nạn sâm giả khiến người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã bị thiệt hại lớn.

Theo GS.TS Nguyễn Minh Đức - khoa dược Trường đại học Tôn Đức Thắng - trên thị trường giá cả sâm Ngọc Linh chênh lệch đến hàng trăm triệu đồng so với một số loại sâm khác.

Cùng với đó là tình trạng nhập lậu tam thất hoang giá rẻ, chất lượng không kiểm soát từ Trung Quốc vào Việt Nam làm thị trường sâm bất ổn, gây thiệt hại hình ảnh và uy tín của sâm Ngọc Linh và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu quốc gia sâm Ngọc Linh

Cây sâm Ngọc Linh từ 5-15 tuổi được các chủ vườn đưa đến bày bán tại lễ hội sâm Ngọc Linh - Ảnh: VGP
Cây sâm Ngọc Linh từ 5-15 tuổi được các chủ vườn đưa đến bày bán tại lễ hội sâm Ngọc Linh - Ảnh: VGP

Quy hoạch phát triển tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt đặt mục tiêu đưa tỉnh Quảng Nam trở thành trung tâm dược liệu, trung tâm giống sâm Ngọc Linh của cả nước. Trong quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia Sâm Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu phát triển sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm thương mại, văn hoá và du lịch.

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, địa phương tăng cường quảng bá, mời gọi các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh quy mô lớn.

“Đến giờ này sâm Ngọc Linh chính thức là sản phẩm quốc gia chứ không còn của riêng tỉnh Quảng Nam. Trong quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặt ra mục tiêu tỉnh Quảng Nam sẽ trở thành vùng dược liệu đại diện cho miền Trung và Tây Nguyên. Đây cũng là mục tiêu sẽ được xác định trong văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam sắp tới, tiếp tục thực hiện cho bằng được khát vọng đưa Quảng Nam phát triển, phải đạt được mục tiêu trở thành vùng dược liệu lớn”- ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết.

Một trong những lợi thế để sâm Ngọc Linh có thể vươn xa hơn khi được công nhận là 1 trong 5 loại nhân sâm nổi tiếng trên thế giới là: Nhân sâm Hàn Quốc, sâm Ngọc Linh (Việt Nam), sâm Nga, sâm Canada và sâm Mỹ. Cả 5 loại sâm này đều có hàm lượng dưỡng chất cao và rất tốt cho sức khỏe con người. Điều đặc biệt là sâm Ngọc Linh vượt trội hơn với hàm lượng Saponin cao gấp 3 lần so với sâm Triều Tiên và gấp đôi sâm Trung Quốc và Mỹ. Saponin là hoạt chất tăng cường cho sức khỏe. Điều này đã giúp sâm Ngọc Linh trở thành một trong những loại nhân sâm tốt nhất trên thế giới. Ở thời điểm hiện tại, 1 héc ta sâm Ngọc Linh trồng 5 năm có thể thu về 75 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sâm Ngọc Linh vẫn chỉ được sử dụng ở dạng thô cả lá và củ. Cũng chưa có nhiều người được tiếp cận với loại dược liệu quý này bởi giá vẫn quá cao. Làm sao để sâm Ngọc Linh và sản phẩm sâm Ngọc Linh phổ biến và tiến tới xuất khẩu?. Đó là bài toán mà địa phương cùng các Bộ ngành liên quan phải tính đến.

Các nhà khoa học khẳng định, sâm Ngọc Linh có 52 hợp chất Saponin cao vượt trội các loại sâm khác trên thế giới. Trong khi Hàn Quốc đã xây dựng được ngành công nghiệp sâm lớn mạnh, các sản phẩm có mặt tại hơn 90 quốc gia thì Việt Nam vẫn loay hoay với công tác bảo tồn, phát triển vùng nguyên liệu, chưa xây dựng được ngành công nghiệp sâm tạo ra giá trị gia tăng lớn.

Xung quanh vấn đề xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam và chế biến sản phẩm từ sâm đang có hai luồng ý kiến khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng nên chỉ dẫn địa lý theo các loại sâm khác nhau như sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, Kon Tum hay sâm Lai Châu để không lẫn lộn giá trị các loại sâm. Nhưng cũng có nhiều ý kiến đề nghị lấy tên gọi sâm Việt Nam để xây dựng thương hiệu quốc gia, sau đó mới truy xuất nguồn gốc về sâm Ngọc Linh hay sâm Lai Châu trước khi đưa sâm ra thị trường cho người tiêu dùng lựa chọn.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, muốn nâng tầm thương hiệu sâm Việt Nam, cần khuyến khích các tập đoàn kinh tế hàng đầu nước ta hợp tác với các doanh nghiệp sâm trong nước trên lộ trình xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Sâm Việt Nam cần hướng tới thị trường thế giới với nhãn mác "made in Vietnam".

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần có tư duy sâm là sản phẩm quốc gia. Nếu cứ băn khoăn sản phẩm đó là sâm Ngọc Linh hay sâm Lai Châu thì phạm vi chỉ bó hẹp trong khuôn khổ vùng miền. Hàn Quốc gắn lá cờ của họ lên sản phẩm để định danh đó là sản phẩm quốc gia. Từ đó họ định hướng tiếp thị sâm Hàn Quốc ra thị trường quốc tế. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các hộ trồng sâm và các doanh nghiệp trồng và sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sâm phải có tinh thần dân tộc, cùng nhau xây dựng sản phẩm sâm mang thương hiệu quốc gia, là biểu tượng của đất nước.

Tại Hàn Quốc, các sản phẩm chế biến từ sâm đã xuất khẩu sang 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, mang lại nguồn thu 2,5 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Tại Việt Nam, các sản phẩm chế biến sâu từ sâm Ngọc Linh chỉ đếm trên đầu ngón tay, rất ít người dân Việt Nam có điều kiện sử dụng. Làm sao để xây dựng chuỗi ngành hàng cho sâm Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đề nghị cần sớm thay đổi cách tiếp cận để tạo ra giá trị tăng thêm.

“Sâm không hẳn là một sản phẩm nông nghiệp. Ở Hàn Quốc người ta gọi là nền công nghiệp sâm. Ở đây phát triển sâm thì nông nghiệp chỉ là bước khởi đầu mà thôi. Đó là mở rộng diện tích dưới tán rừng để quy hoạch trồng sâm, rồi cây giống, vùng nguyên liệu. Còn giá trị thực sự của cây sâm nó nằm ở chuỗi giá trị phía sau ấy. Phát triển Sâm Việt Nam không còn là ngành nông nghiệp nữa mà phải là công nghiệp sâm với nhiều tầng ở trong đó chứ không chỉ một tầng duy nhất là chế biến ra những sản phẩm thông thường. Đó phải là dược liệu, thực phẩm, mỹ phẩm và cả công nghiệp giải trí như ở Hàn Quốc. Từ giá trị của sản phẩm nông nghiệp trở thành giá trị công nghiệp, từ giá trị thấp tới giá trị cao”- ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thêm.

“Cây thuốc giấu” từ một loài cây mọc trong rừng trở thành “cây thoát nghèo”, “cây làm giàu” của người dân sống trên đỉnh núi Ngọc Linh và đang từng bước thành thương hiệu quốc gia.

Kon Tum: 148 cây sâm Ngọc Linh giả được rao bán qua mạng bị tiêu hủy Kon Tum: 148 cây sâm Ngọc Linh giả được rao bán qua mạng bị tiêu hủy
Sản phẩm Green Health tinh dầu thông đỏ sâm Ngọc Linh quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh Sản phẩm Green Health tinh dầu thông đỏ sâm Ngọc Linh quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh
Các hợp chất saponin là đặc trưng chỉ có ở sâm Việt Nam Các hợp chất saponin là đặc trưng chỉ có ở sâm Việt Nam
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giữ nguyên liệu, nâng giá trị thương hiệu dừa

Giữ nguyên liệu, nâng giá trị thương hiệu dừa

Việc xuất khẩu thô ồ ạt đang khiến ngành dừa Việt Nam đánh mất cơ hội nâng cao giá trị. Đã đến lúc cần có chính sách điều tiết hợp lý nhằm giữ nguồn nguyên liệu cho chế biến sâu, phát triển các sản phẩm giá trị cao và nâng tầm thương hiệu quốc gia.
Vải thiều Việt cần thương hiệu riêng

Vải thiều Việt cần thương hiệu riêng

Mặc dù vải thiều Việt Nam được mùa, chất lượng cao nhưng lại gặp khó trong tiêu thụ và xuất khẩu do chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, thiếu đầu tư bài bản vào mẫu mã, truy xuất và chiến lược thị trường dài hạn.
Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Việt Nam từ lâu được biết đến là một quốc gia xuất khẩu cau lớn trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây thị trường cau nội địa lại chứng kiến sự tăng đột biến trong nhập khẩu và phát triển trồng mới cau ồ ạt, dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng tên tuổi, nâng cao giá trị cho ngành cau Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Sầu riêng Việt Nam và bài toán chất lượng: Được mùa nhưng chưa chuẩn

Sầu riêng Việt Nam và bài toán chất lượng: Được mùa nhưng chưa chuẩn

Sầu riêng Việt Nam đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng với giá trị vượt tỷ đô, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nóng về sản lượng cùng những bất cập về chất lượng và quy chuẩn đang khiến thương hiệu sầu riêng Việt Nam đối diện với nhiều thách thức. “Được mùa nhưng chưa được chuẩn” là thực trạng cần sớm giải quyết để xây dựng một thương hiệu sầu riêng Việt Nam bền vững và phát triển lâu dài.
Thương hiệu hồ tiêu Việt trước cơ hội dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu

Thương hiệu hồ tiêu Việt trước cơ hội dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu

Giá hồ tiêu thế giới biến động mạnh, nguồn cung thiếu hụt đang tạo ra cơ hội hiếm có để hồ tiêu Việt Nam khẳng định vị thế và dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu. Đã đến lúc doanh nghiệp Việt cần chuyển từ xuất khẩu thô sang xây dựng thương hiệu giá trị cao để khai thác bền vững tiềm năng hàng đầu thế giới.
Trái cây Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Trái cây Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng quốc tế mở ra cơ hội lớn cho ngành trái cây Việt Nam. Tuy nhiên, để sản phẩm vươn xa, Việt Nam cần tháo gỡ các nút thắt về thương hiệu, tiêu chuẩn kỹ thuật, logistics và công nghệ chế biến.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Herbalife Việt Nam đoạt giải “Top Công nghiệp 4.0” năm thứ 3 liên tiếp nhờ ứng dụng số VNHUB

Herbalife Việt Nam đoạt giải “Top Công nghiệp 4.0” năm thứ 3 liên tiếp nhờ ứng dụng số VNHUB

Herbalife Việt Nam, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thể chất, vừa được trao tặng giải thưởng “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam 2025” ở hạng mục “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0” với Ứng dụng Herbalife VNHUB (trước đây có tên My VNClub).
Cơ hội và chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia trong thời đại số

Cơ hội và chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia trong thời đại số

Từ Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc bên lề Hội nghị WEF Thiên Tân 2024, những tín hiệu hợp tác chiến lược giữa các tập đoàn công nghệ hàng đầu hai nước đang mở ra một không gian phát triển mới cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu Việt. Đặc biệt, chiến lược "Hybrid AI" của VNPT không chỉ là một sáng kiến công nghệ, mà còn có thể trở thành hạt nhân của làn sóng “Make in Vietnam” mới – một trục phát triển bền vững, có chủ quyền công nghệ và định vị rõ thương hiệu quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tâm Thắng – Xã nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số

Tâm Thắng – Xã nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số

Xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút là địa phương đầu tiên của tỉnh Đắk Nông vinh dự đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Tâm Thắng, mà còn mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng cho nông thôn Tây Nguyên trong kỷ nguyên số.
Vinh Quang Việt Nam 2025: TH true MILK – Khát vọng Việt từ ly sữa tươi sạch

Vinh Quang Việt Nam 2025: TH true MILK – Khát vọng Việt từ ly sữa tươi sạch

Tại lễ trao giải “Vinh Quang Việt Nam 2025”, Tập đoàn TH là một trong 13 tập thể tiêu biểu được vinh danh, là minh chứng sống động cho tinh thần “tự hào và khát vọng” – không chỉ là chủ đề xuyên suốt chương trình, mà còn là sợi chỉ đỏ trong 15 năm hành trình kiến tạo của doanh nghiệp.
Nhân Cơ – Xã nông thôn mới kiểu mẫu từ nền tảng giáo dục

Nhân Cơ – Xã nông thôn mới kiểu mẫu từ nền tảng giáo dục

Nhân Cơ – một xã nhỏ thuộc huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông – từ lâu vốn yên ả giữa núi rừng Tây Nguyên. Nhưng ít ai ngờ rằng chính nơi đây lại trở thành điểm sáng với danh hiệu “xã nông thôn mới kiểu mẫu” – một trong hai xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn này. Điều đặc biệt hơn cả: Nhân Cơ chọn lấy giáo dục làm nền tảng phát triển bền vững.
Kiến tạo nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nâng tầm giá trị thương hiệu Việt

Kiến tạo nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nâng tầm giá trị thương hiệu Việt

Trong kỷ nguyên mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và thế hệ nông dân văn minh. Đây không chỉ là định hướng phát triển bền vững mà còn là cơ hội vàng để các thương hiệu nông sản Việt, đặc biệt là sản phẩm OCOP, bứt phá trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hồn quê xứ Đoài trong vị cà dầm tương mặn ngọt

Hồn quê xứ Đoài trong vị cà dầm tương mặn ngọt

“Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”. Cà dầm tương – món ăn dân dã nhưng từng là đặc sản tiến vua – nay là niềm tự hào ẩm thực của xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội, mang hồn quê xứ Đoài. Từ quả cà bát căng mọng, món ăn này chinh phục thực khách trong nước và trời Âu.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Động lực nâng tầm thương hiệu quốc gia

Kiểm soát thương mại chiến lược: Động lực nâng tầm thương hiệu quốc gia

Ông Nguyễn Anh Sơn – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, kiểm soát hiệu quả hàng hóa chiến lược là điều kiện tiên quyết để bảo vệ lợi ích quốc gia, thúc đẩy hợp tác quốc tế và khẳng định Việt Nam là đối tác thương mại tin cậy, an toàn trên toàn cầu.
Liên kết chuỗi giá trị nâng tầm thương hiệu dừa Việt

Liên kết chuỗi giá trị nâng tầm thương hiệu dừa Việt

Dù gặp khó về nguyên liệu, ngành dừa Việt vẫn khẳng định vị thế xuất khẩu nhờ chế biến sâu và định vị lại chuỗi giá trị. Liên kết vùng trồng với sản xuất, tiêu thụ đang mở ra hướng phát triển bền vững cho thương hiệu dừa trên thị trường quốc tế.
Gìn giữ thương hiệu Việt giữa sóng hội nhập

Gìn giữ thương hiệu Việt giữa sóng hội nhập

Nhiều thương hiệu Việt đã khẳng định tên tuổi toàn cầu, nhưng lại dễ bị chiếm đoạt vì thiếu đăng ký bảo hộ. Giữa hội nhập sâu rộng, bảo vệ sở hữu trí tuệ không còn là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn để giữ vững giá trị hàng Việt.
Việt Nam vững bước với cà phê xanh

Việt Nam vững bước với cà phê xanh

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang dịch chuyển mạnh mẽ về phía các tiêu chuẩn phát triển bền vững, cà phê Việt Nam không chỉ chứng minh được năng lực cạnh tranh nhờ sản lượng và giá trị xuất khẩu kỷ lục, mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi xanh. Những sáng kiến thay đổi từ gốc rễ, cùng nỗ lực canh tác có trách nhiệm, đang giúp ngành cà phê Việt vững vàng trước thách thức và mở ra triển vọng bứt phá trên bản đồ cà phê thế giới.
Giữ bản sắc để làm nên thương hiệu báo chí

Giữ bản sắc để làm nên thương hiệu báo chí

Trong dòng chảy thông tin dồn dập, việc định vị bản sắc và xây dựng thương hiệu riêng đang trở thành yếu tố sống còn để báo chí giữ vững vị trí và phát huy vai trò là phương tiện thông tin thiết yếu trong đời sống xã hội hiện đại.
Nhãn hiệu quốc tế: Tấm hộ chiếu cho thương hiệu Việt

Nhãn hiệu quốc tế: Tấm hộ chiếu cho thương hiệu Việt

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế giúp doanh nghiệp Việt bảo vệ thương hiệu, tránh bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và nâng cao giá trị xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh gay gắt trên thị trường toàn cầu.
Sầu riêng Việt: Từ “trái cây tỷ đô” đến bài học về phát triển bền vững

Sầu riêng Việt: Từ “trái cây tỷ đô” đến bài học về phát triển bền vững

Từng vượt Thái Lan để vươn lên thành nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng: Dư lượng Cadimi vượt ngưỡng, gian lận mã số vùng trồng và nguy cơ sụt giảm uy tín thị trường. Hội thảo “Phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng” được tổ chức ngày 10/6 là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ: Không thay đổi tư duy quản lý và cơ chế kiểm soát thì ngành hàng tỷ USD này có thể “gục ngã” bất kỳ lúc nào.
Ford Việt Nam mở rộng Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại TP. Hồ Chí Minh

Ford Việt Nam mở rộng Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại TP. Hồ Chí Minh

Với định hướng “lấy khách hàng làm trung tâm”, Ford Việt Nam không ngừng khảo sát thực tế, tối ưu quy trình và cải thiện hành trình sở hữu xe. Trong số những sáng kiến nổi bật, Dịch vụ Lưu động 4 giờ – phát triển từ nhu cầu thực tiễn – đã phục vụ hàng nghìn khách hàng tại Hà Nội và nay chính thức được mở rộng đến TP.HCM.
Kiểm tra cadimi trong phân bón là mấu chốt bảo vệ thương hiệu sầu riêng Việt

Kiểm tra cadimi trong phân bón là mấu chốt bảo vệ thương hiệu sầu riêng Việt

Sau khi đối mặt với thông tin tiêu cực về hàm lượng kim loại nặng cadimi và nguy cơ bị siết kiểm dịch từ thị trường Trung Quốc, mặt hàng sầu riêng Việt Nam đã ghi nhận bước ngoặt tích cực. Bộ Nông nghiệp và Môi trường không chỉ kịp thời phối hợp với Hải quan Trung Quốc để duy trì “luồng xanh”, mà còn chủ động triển khai giải pháp kiểm soát chất lượng đầu vào, trong đó có vấn đề truy xuất nguồn gốc và kiểm tra phân bón nhập khẩu.
Từ chất lượng đến bền vững: Gạo Việt chuyển mình

Từ chất lượng đến bền vững: Gạo Việt chuyển mình

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đang dần chuyển hướng sang ưu tiên chất lượng và lựa chọn các thị trường khó tính để giảm thiểu rủi ro từ biến động thương mại, đồng thời nâng tầm thương hiệu gạo Việt trên trường quốc tế.
Siết chặt kiểm soát chất lượng, nâng tầm thương hiệu sầu riêng Việt Nam

Siết chặt kiểm soát chất lượng, nâng tầm thương hiệu sầu riêng Việt Nam

Trước những cảnh báo về tồn dư chất cấm trong sầu riêng xuất khẩu, hội nghị ngành hàng sầu riêng đã kêu gọi siết chặt kiểm soát đầu vào và đầu tư hệ thống kiểm nghiệm tại chỗ. Việc nâng cao chất lượng và tái cấu trúc chuỗi giá trị là yêu cầu cấp thiết để giữ vững thị phần quốc tế.
Đổi mới sáng tạo – Chìa khóa nâng tầm thương hiệu Việt

Đổi mới sáng tạo – Chìa khóa nâng tầm thương hiệu Việt

Thương hiệu Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới nhờ sự vào cuộc đồng bộ của Nhà nước và nỗ lực đổi mới sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp. Những tập đoàn lớn như Viettel, Vinamilk, FPT… đã tiên phong mở rộng ảnh hưởng quốc tế, góp phần nâng cao giá trị Thương hiệu Quốc gia, hiện được Brand Finance xếp hạng 32 toàn cầu với trị giá 507 tỷ USD năm 2024.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Vải thiều Bắc Giang đã tạo dựng được chuỗi giá trị mẫu mực

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Vải thiều Bắc Giang đã tạo dựng được chuỗi giá trị mẫu mực

Chiều 11/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra mô hình sản xuất vải thiều xuất khẩu tại huyện Tân Yên và làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang. Trọng tâm buổi làm việc nhằm bàn thảo các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ vải thiều niên vụ 2025, đảm bảo ổn định thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động