Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo Những tác dụng tuyệt vời của hoa hòe |
Đặc điểm của cây sung
Cây sung không ra hoa mà đậu quả ngay, cho nên thời xưa thường gọi là cây "vô hoa quả".
Cây sung có tên khoa học là Ficusglomerata Roxb. var. chittagonga King, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây còn được gọi là Ưu Đàm Thụ, Vô Hoa Quả, Thiên Sinh Tử, Ánh Nhật Quả, Văn Tiên Quả. Quả sung còn có những tên khác như "thiên sinh tử", "phẩm tiên quả", "văn tiên quả", "nãi tương quả"...
Cây thường cao tới 15 – 20m, thân có nhiều u lồi và sẹo, không có rễ phụ.
Lá sung có hình mũi giáo, đầu nhọn, phía cuống hơi tròn hơn. Khi lá còn non, cả hai mặt đều phủ lông. Khi già, lá trông cứng, phiến lá nguyên hoặc hơi có răng cưa thưa, dài 8-20cm, rộng 4-8cm. Lá sung thường có những nốt phồng, giống như bong bóng ở chiếc bánh đa nướng, đó là bị sâu P.syllidae ký sinh, gây ra.
Quả sung thuộc loại quả giả do đế hoa tự tạo thành, dài 3cm, rộng 3-3,5cm. Quả mọc từ gốc đến ngọn, chi chít trên cành, thành từng chùm trên thân cây và những cành to không mang lá, khi chín có màu đỏ nâu, mặt quả phủ lông mịn, cuống rất ngắn.
Bộ phận sử dụng của sung là quả già hay quả chín. Có thể dùng tươi hoặc sấy khô.
Quả sung được thu hoạch vào mùa từ tháng 8 đến đầu tháng 10. Quả sung tươi dùng để nấu ăn phải căng mọng, mềm và không bị thâm, nứt. Nếu chúng có mùi chua thì quả sung đã quá chín. Những quả sung hơi chín có thể được giữ ở nhiệt độ phòng trong 1-2 ngày để chín trước khi dùng. Quả sung có hương vị thơm ngon nhất ở nhiệt độ phòng.
Cây sung là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Lá sung non dùng để ăn, thường để gói nem. Quả sung cũng dùng để ăn. Nhựa sung được nhân dân coi là một vị thuốc rất quý để chữa bệnh nhức đầu và một số bệnh ngoài da (chốc, nhọt, sưng đau, tụ máu).
Khí hậu miền Đông và Địa Trung Hải đặc biệt thích hợp với cây sung. Nằm trong môi trường sống thuận lợi, cây sung trưởng thành có thể phát triển đến kích thước đáng kể như những cây lớn, rậm rạp, bóng râm.
Cây sung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam.
Cây sung thường được trồng từ xa xưa, mọc hoang ở những nơi đất tương đối xốp và thoát nước tự do, nhưng nó cũng có thể phát triển trong đất nghèo dinh dưỡng.
Thành phần hóa học
Quả sung tươi giàu chất dinh dưỡng trong khi tương đối ít calo, là một bổ sung tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh.
Một quả sung tươi nhỏ (40 gram) chứa: Lượng calo: 3, chất đạm: 0 gram, chất béo: 0 gram, đường: 8 gam, chất xơ: 1 gram, đồng: 3%, magiê: 2%, kali: 2%, kiboflavin: 2%, thiamine: 2%, vitamin B6: 3%, vitamin K: 2%.
Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền quả sung có tính bình, vị ngọt, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh vị. Có tác dụng tăng cường tiêu hóa, tiêu thũng, giải độc, trị viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí, trĩ, đau họng, mụn nhọt mẩn ngứa...
Bài thuốc sử dụng sung
Trị mụn nhọt, sưng đau
Lấy nhựa sung tươi, bôi trực tiếp vào mụn nhọt mới lên hoặc nơi chốc lở, sưng đau, ngày bôi 2 – 3 lần; hoặc dùng lá sung non, giã nát với nhựa sung rồi đắp vào mụn nhọt sưng, đỏ, nóng, đau, ngày vài lần.
Ho khan không có đờm
Sung chín tươi khoảng 50 - 100g gọt bỏ vỏ. Sau đó đem nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.
Vỏ sung chữa tắc tia sữa, viêm tuyến vú
Vỏ sung tươi, cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài, thái mỏng, lá bồ công anh tươi, lá phù dung tươi, mỗi thứ 20g, thêm ít muối ăn, giã nát, đắp vào nơi sưng đau. Ngày thay 2 lần thuốc.
Trị đau đầu vùng thái dương
Nhựa sung mới lấy, phết đều lên mặt của 2 mảnh giấy bản có đường kính, khoảng 3 cm, dán nhẹ vào 2 bên thái dương, sẽ có tác dụng giảm đau rõ rệt. Song song có thể ăn 20 – 30g lá sung non, hoặc uống khoảng 5 ml nhựa sung tươi, hòa với nước sôi để nguội.
Trị bỏng
Lấy các lá vú sung, phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, trộn đều với mỡ lợn, bôi vào nơi bị bỏng, ngày nhiều lần.
Lá sung chữa mất sữa
Lá sung bánh tẻ, lá mít bánh tẻ, lá mơ tam thể, mỗi thứ 30g, sắc uống, ngày một thang, chia hai lần uống, trước bữa ăn.
Trị chốc lở đầu ở trẻ em
Quả sung chín, giã nát, đắp vào nơi bị bệnh, để khoảng 1,5 - 2 giờ bỏ ra. Dùng nước sắc bạc hà rửa sạch mụn lở. Tiếp theo dùng hạt nhãn đốt cháy, tán bột mịn, rắc đều vào nơi lở loét. Ngày làm một lần.Hoặc dùng vỏ tươi cây sung, sài đất tươi mỗi thứ 50g, lá trầu không 30g, bồ kết 20g sắc nước gội. Ngày một lần.
Rối loạn tiêu hoá
Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
Táo bón
Cách 1: Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày.
Cách 2: Sung chín ăn mỗi ngày 3 - 5 quả.
Cách 3: Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn 1 đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
Trị cơ thể yếu mệt do khí huyết kém
Lá sung bánh tẻ 200g, hoài sơn (sao vàng), liên nhục, đảng sâm, thục địa (chích gừng), hà thủ ô đỏ (chế), ngải cứu tươi, táo nhân (sao đen), mỗi vị 100g. Tất cả tán mịn, riêng ngải cứu sắc lấy nước, thêm mật ong làm hoàn có đường kính 5mm. Người lớn uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 12 viên, trẻ em 5 - 10 viên. Tùy tuổi điều chỉnh liều.
Lưu ý khi sử dụng cây sung
Tùy từng mức độ sỏi to hay nhỏ mà uống thuốc ngắn ngày hay dài ngày. Nếu sỏi to thì phải uống dài ngày mới có thể làm tan được sỏi.
Không nên uống thuốc quá liều lượng, kể cả nước quả sung cũng không nên dùng quá liều lượng, dễ gây ra tác dụng phụ không có lợi.
Trong quá trình dùng thuốc và nước quả sung, nếu có gì bất thường đều phải tư vấn bác sĩ để điều chỉnh.
Theo dõi sỏi tốt nhất là bằng siêu âm, trên cơ sở đó để điều chỉnh chế độ dùng thuốc cho phù hợp.
Cây rau khúc - Loại rau dân dã với nhiều bài thuốc quý |
Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe |
Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi |