Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay Long não - Cây thuốc đa năng với nhiều ứng dụng trong đời sống Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe |
Đặc điểm của rau khúc
Rau khúc tên khoa học là Gnaphalium affine D. Don (Gnaphalium multiceps Wall.), thuộc họ Cúc (Asteraceae)… có thể luộc hoặc nấu canh ăn như các thứ rau khác, nhưng chủ yếu được sử dụng để làm bánh khúc, nên người ta mới đặt tên là cây rau khúc. Rau khúc còn có tên là "khúc nếp", "thử khúc thảo", "thử nhĩ", "hoàng hoa bạch ngải", "phật nhĩ thảo", "thanh minh thảo"…
Rau Khúc là một loại cây thuộc cây thân cỏ, chiều cao trung bình của rau khúc thường cao khoảng hơn một gang tay. Rau khúc có nhiều cành đồng thời thì phần lông của rau khúc có màu trắng và rất mịn, ở hai mặt lá đều có lông mịn.
Cây khúc có hoa mọc ở ngọn và thân và chúng có màu vàng nhạt.
Lá của rau khúc thường mọc so le với nhau.
Rau khúc có quả rất bé, chúng có hình trứng và sẽ có nhiều hạch nhỏ rải rác nhau. Rau khúc có mùa ra hoa kết quả thường rơi vào tháng 3 và đến tháng 5.
Hạt cây rau cúc thường nảy mầm vào cuối mùa đông, và rau khúc mọc và phủ kín những bãi đất trống vào khoảng đầu xuân.
Rau khúc có hai loại: rau khúc nếp và rau khúc tẻ. Điểm khác biệt giữa hai loại rau này là lá cây khúc tẻ thường to hơn khúc nếp. Nhưng, rau khúc nếp thường thơm và ngon hơn khúc tẻ.
Cây rau khúc là một loại thảo mộc, một số bộ phận của cây thường được dùng để làm thuốc, ngoài ra lá rau khúc còn làm thực phẩm chế biến một số món ăn như: rau khúc làm bánh, rau khúc nấu xôi... Có thể nói cây rau khúc mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người.
Bộ phận dùng làm thuốc của rau khúc là lá hoặc toàn cây, có thể phơi khô để dùng dần. Khi dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm. Tốt nhất thu hái lúc cây chưa trổ hoa hoặc cây đã ra hoa nhưng chưa nở.
Rau khúc thường được phân bố ở những nước ở khu vực Đông Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Nepal.
Và ở Việt Nam thì rau khúc có lẽ phổ biến nhất là ở những vùng thôn quê phía đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh trung du miền núi phía Bắc như: Ninh Bình, Hà Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên. Thường khi quả của cây rau khúc gì thì những hạt rau nhỏ li ti sẽ thường cuốn theo chiều gió và rơi vào đất cùng với đó là sẽ phân tán khắp nơi.
Thành phần hóa học
Rau khúc có chứa flavonoid 5%, tinh dầu 0,05%, các vitamin B, C, caroten, chất diệp lục, chất nhựa, dầu béo… Tinh dầu trong rau khúc có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo y học hiện đại
Giảm đau và viêm: Rau khúc có tính chất chống viêm và giảm đau, nên được sử dụng trong y học dân gian để giảm đau từ việc đau đầu, đau bao tử, đau cơ xương và viêm nhiễm.
Làm giảm huyết áp: Rau khúc có khả năng giúp kiểm soát huyết áp, do đó có thể hữu ích cho người bị cao huyết áp.
Tăng cường miễn dịch: Các chất dinh dưỡng và chất chống oxi hóa trong rau khúc có thể củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Làm dịu vết thương và bỏng: Lá rau khúc cắt nhỏ và nghiền bôi lên vùng da bị bỏng hoặc vết thương có thể giúp làm dịu và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Giúp tiêu đờm, trừ phong hàn; giúp điều trị bệnh hen suyễn, và ho ra nhiều đờm; giúp chữa cảm lạnh, sốt; giúp chữa trị khí hư ở phụ nữ; giúp làm giảm sự đau nhức do bệnh gout gây ra; giúp làm giảm đau sưng ở gân cốt; giúp trị chứng đầy bụng, tiêu chảy, kiết lỵ,…
Theo y học cổ truyền
Rau khúc có ngọt, tính bình, lợi về kinh phế, tỳ, vị. Có công dụng khu phong tán hàn, trừ đờm, giảm ho, lợi thấp, giải độc. Dùng trong trường hợp cảm mạo phong hàn, ho nhiều đờm, hen suyễn, phúc tả, bạch đới, tỳ hư thủy thũng, nhiễm độc đậu tằm, phong thấp đau nhức, bệnh ngoài da lở ngứa, phong chẩn mẩn tịt, mụn nhọt sưng đau…
Bài thuốc sử dụng rau khúc
Chữa ho nhiều đờm
Lấy rau khúc khô 15-20g, đường phèn 15- 20g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm phế quản, suyễn thở do lạnh
Dùng rau khúc khô 15g, hoàng giới tử 15g, tiền hồ 9g, vân vụ thảo 9g, thiên trúc tử 12g, tề ni căn 30g sắc nước uống trong ngày, liên tục 5 ngày. Nói chung cần uống hằng tháng mới thấy rõ tác dụng.
Chữa tăng huyết áp
Rau khúc 30g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hằng ngày.
Chữa gân cốt sưng đau, chân gối sưng thũng
Toàn cây rau khúc 30-60g sắc nước uống trong ngày.
Chữa thống phong (gút)
Lá và cành non cây rau khúc giã nát đắp vào những chỗ sưng đau.
Chữa phù thũng do tỳ hư (chức năng tiêu hóa suy yếu)
Dùng toàn cây rau khúc khô 60g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa khí hư bạch đới
Rau khúc 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn) 15g, thổ ngưu tất 12g sắc nước uống trong ngày. Chú ý: Không uống trong những ngày đang hành kinh, có thể gây rong huyết.
Chữa nhọt đầu đinh mới mọc
Dùng lá rau khúc tươi trộn với cơm nguội và vài hạt muối đắp lên nhọt.
Chữa cảm lạnh phát sốt
Dùng toàn cây rau khúc khô 15-20g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm
Dùng rau khúc khô 30g sắc uống hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 10g cùng sắc uống.
Chữa ngộ độc đậu tằm (đậu răng ngựa, đậu la hán)
Dùng rau khúc khô 60g, xa tiền thảo 30g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 30g, nhân trần 15g. Nước 1.200ml, sắc cạn còn 800ml hòa thêm đường vào uống thay trà trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng rau khúc
Rau khúc có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với thực vật họ cúc hay họ compositae như hoa cúc, cúc vạn thọ, cỏ phấn hương, cúc tần và một số loại khác. Hãy nhớ rằng các sản phẩm tự nhiên không nhất thiết là phải luôn an toàn và liều lượng có thể rất quan trọng.
Liều lượng thích hợp để sử dụng rau khúc, phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số tình trạng khác. Tại thời điểm này, không có đủ thông tin khoa học để xác định một phạm vi liều lượng thích hợp cho rau khúc.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp đang mang thai hoặc cho con bú, đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thảo dược nào. có dị ứng với bất kì thành phần nào của cây rau khúc, có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hay tình trạng bệnh nào khác, có dị ứng nào khác với bất kì loại thực phẩm, chất bảo quản, thực vật hay động vật.
Mặc dù rau khúc có nhiều lợi ích cho sức khỏe và thường được sử dụng trong y học dân gian, việc sử dụng nó nên được điều chỉnh cẩn thận, và nếu có bất kỳ vấn đề về sức khỏe cụ thể, nên tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia y tế trước khi sử dụng nó như một phần của chế độ ăn uống hoặc điều trị
Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả |
Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp |
Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới |