Bún kèn - đặc sản nổi tiếng không thể bỏ qua khi tới Phú Quốc Kẹo cu đơ Hà Tĩnh: Hương vị ngọt ngào của miền quê Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ |
Nam Định nổi tiếng với nền ẩm thực đặc sắc, không chỉ có những món ngon như bánh xíu páo, xôi xíu, phở bò mà còn hấp dẫn thực khách với bún đũa và bún sung. Đây là những món ăn không chỉ chinh phục mọi lứa tuổi mà còn khiến cả những người sành ăn nhất phải lưu luyến. Đặc sản này là niềm tự hào của Nam Định, và chỉ nơi đây mới có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị.
![]() |
Bún đũa có tên gọi bắt nguồn từ những sợi bún trắng, to như đầu đũa. |
Bún đũa có tên gọi bắt nguồn từ những sợi bún trắng, to như đầu đũa, tương tự như sợi bánh canh miền Nam. Tuy nhiên, sợi bún đũa mềm mại nhưng vẫn giữ được độ dai, không hề bị nhũn, có thể ăn cả ngày mà vẫn ngon. Mặc dù không quá cầu kỳ, nhưng nhờ vào bí quyết gia truyền trong cách nêm nếm, bún đũa mang một hương vị đặc biệt mà chỉ có thể tìm thấy ở Nam Định.
Để thưởng thức bún đũa, thực khách không thể tìm thấy món này trong thực đơn của các nhà hàng hay khách sạn mà chỉ có thể tìm ở các chợ hoặc quán vỉa hè tại Nam Định. Bún đũa thường được kết hợp với riêu cua, tạo nên một hương vị ngọt đậm, nước dùng hơi chua, thơm mùi cua đồng đặc trưng.
Món bún này luôn được ăn kèm với rau tươi, tùy theo mùa mà có thể là rau muống, rau cải, hoặc vào mùa rau nhút thì thêm vài cọng để tăng thêm hương vị cho bát bún. Nồi riêu cua lúc nào cũng có màu vàng óng ánh từ mỡ phi hành và chút gạch cua khêu từ mai cua, khiến món ăn càng trở nên hấp dẫn, thơm ngon và béo ngậy.
Mặt nồi riêu cua lúc nào cũng nổi lên từng mảng gạch cua, chìm nổi lập lờ, nhìn đã thấy xôm xốp và ngọt ngào. Các loại rau gia vị ăn kèm không thể thiếu như kinh giới, tía tô, rau mùi ta, húng láng, rau ngổ ba lá xanh tươi, thậm chí có thể thêm một chút giá sống để tăng thêm hương vị.
Khi thưởng thức bát bún đang bốc khói, những sợi bún trắng to nổi bật trên những mảng gạch cua hồng hồng, xen lẫn chút giá trắng và màu xanh của rau, bạn chỉ cần húp một chút nước dùng béo ngậy, đậm đà, rồi thêm chút gia vị ớt khô chưng mỡ. Mọi thứ kết hợp lại sẽ mang đến cảm giác thú vị, dần dần lan tỏa và khiến bạn không thể dừng lại.
Vào tháng 3/2022, cùng với phở bò, bún đũa Nam Định đã vinh dự được đưa vào danh sách "100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020 - 2021". Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho món ăn độc đáo này, khẳng định vị trí đặc biệt trong nền ẩm thực Việt.
![]() |
Khi thưởng thức bát bún đang bốc khói, những sợi bún trắng to nổi bật trên những mảng gạch cua hồng hồng. |
Mặc dù cách chế biến bún đũa không cầu kỳ, mỗi quán lại có cách nêm nếm riêng, nhưng tất cả đều không làm mất đi hương vị đặc trưng "trong chua có ngọt" của món bún đũa. Món ăn này không chỉ đơn giản mà còn chứa đựng sự tinh tế qua từng gia vị, tạo nên sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố tự nhiên.
Cách làm bún đũa Nam Định:
Nếu ai chưa có dịp đến Nam Định thẩm món này. Các bạn cũng có thể chế biến ở nhà nhé.
Nguyên liệu
Chuẩn bị 100g tôm khô, 200g thịt heo xay, 150g cua hộp (cua tươi càng tốt), 3 quả cà chua thái múi, 1 hũ gạch cua, 2 quả trứng gà, đậu phụ chiên, 1 củ hành tây, 2 lít nước xương gà, rau muống (hoặc cải bẹ xanh).
Gia vị: Mắm tôm, hành tím băm, hành lá, nước mắm, tiêu, bột nêm, ớt, đường... và bún tươi sợi to hoặc bún khô đã luộc chín.
Lưu ý: Nếu sử dụng cua tươi, bạn không cần gạch cua. Bạn cũng có thể thêm cà chua để nước dùng có màu sắc hấp dẫn hơn.
Chế biến
Đầu tiên, tôm khô đem rửa sạch, ngâm với nước ấm trong 30 phút để tôm mềm. Sau đó vớt tôm ra và cho vào máy xay nhuyễn. Nước ngâm tôm giữ lại để nấu nước lèo.
Sau khi tôm khô xay nhuyễn cho cả thịt heo, cua và trứng gà cho vào âu lớn. Nêm tiêu, bột nêm, đường, mắm tôm, trộn đều.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đun nóng, rồi cho hành tím vào xào thơm. Sau đó cho cà chua vào xào với lửa vừa khoảng 2 phút. Tiếp tục cho gạch cua vào xào chung, nêm một chút muối và xào đến khi cà chua lên màu đẹp.
Tiếp đó, cho nước xương gà, nước ngâm tôm, hành tây và đường phèn vào nồi, đun sôi với lửa vừa. Khi nước sôi, múc từng muỗng thịt cua cho vào. Khi các miếng cua nổi lên, thêm đậu hũ vào, nấu thêm vài phút.
Cuối cùng, cho gạch cua và cà chua vào, nấu thêm vài phút nữa. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp. Trong quá trình nấu, nhớ hớt hết bọt để nước lèo trong và ngon.
Đun sôi nồi nước, cho muối vào. Khi nước sôi, cho rau vào luộc. Khi rau chín, vớt ra và cho vào thau nước đá lạnh để giữ màu xanh tươi và độ giòn.
Cho bún ra tô, múc nước dùng và nhân cho vào. Để một ít rau một bên.
Dạo quanh các chợ Ngõ Ngang, chợ Rồng hay phố Hàng Đồng, không nên bỏ lỡ cơ hội để thưởng thức bát bún đũa riêu cua có vị chua thanh thanh nhẹ nhàng. Bún đũa Thành Nam mùa nào cũng được ưa chuộng cũng bởi ăn ngon mà không quá no.
![]() |
![]() |
![]() |