Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chú trọng đổi mới, thúc đẩy xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ những biến động địa chính trị, địa kinh tế thế giới và các vấn đề nội tại của đất nước; đặc biệt siêu bão số 3 và cơn bão số 4 gây thiệt hại nặng nề trên diện rộng cho hệ thống hạ tầng năng lượng, công nghiệp, thương mại và sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, cùng với cả nước, ngành công thương đã nỗ lực phấn đấu và đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước.
Việt Nam xuất siêu 3 tỷ USD với Nhật Bản trong năm 2024 Lần đầu tiên xuất khẩu cá ngừ đóng hộp cán đích 299 triệu USD Kinh tế Việt Nam 2025 khởi đầu vững vàng, lạc quan
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chú trọng đổi mới, thúc đẩy xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế
Chú trọng đổi mới, thúc đẩy xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế.

Xuất khẩu vượt 400 tỷ USD

Năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị - kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, thuận lợi và khó khăn đan xen, tuy nhiên nhờ nỗ lực chung của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, toàn ngành Công Thương đã hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng được đề ra từ đầu năm trên tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, năng lượng, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,4%, là mức cao nhất trong giai đoạn 2020-2024 (kế hoạch là 7-8%); tổng sản lượng điện toàn hệ thống điện quốc gia ước tăng cao hơn 10,1% (kế hoạch 9,4 - 9,8%); kim ngạch xuất khẩu ước tăng 16,4% (kế hoạch là 6%), tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9% (kế hoạch là 9%).

Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu và mang tính thực chất, mang lại nhiều kết quả nổi bật, cả về xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2023 đạt 355,5 tỷ USD, ước năm 2024 là 405,53 tỷ USD. Đây là kết quả của việc tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và cải thiện môi trường kinh doanh trong nước.

Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Tổng vốn FDI thực hiện đạt 25,35 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm qua. Về cơ cấu đầu tư, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tiếp tục dẫn đầu, chiếm khoảng 68,1% tổng vốn FDI đăng ký, tương đương 13,41 tỷ USD. Đáng chú ý, sự chuyển đổi kinh tế sang các ngành công nghệ cao và kỹ thuật số cũng là nhân tố thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam, góp phần củng cố vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Tỷ lệ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam tăng lên đáng kể, đặc biệt trong các ngành sản xuất và công nghiệp hỗ trợ. Theo Ngân hàng Thế giới, khoảng 50% GDP và việc làm của Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu, nhấn mạnh vai trò quan trọng của hội nhập kinh tế trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Một minh chứng nổi bật là Việt Nam hiện đang trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, với thị trường ngành này dự kiến đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 6,69%. Hiện nay, các khu công nghệ cao tại TP.HCM, Hà Nội, và Đà Nẵng đã thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế, tạo nền tảng cho phát triển công nghệ cao và nâng cao giá trị gia tăng.

Đặc biệt, quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu đã nâng cao đáng kể vị thế quốc tế của Việt Nam. Việt Nam ngày càng được công nhận là một đối tác kinh tế uy tín, đáng tin cậy trong khu vực và trên thế giới.

Dưới áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã liên tục cải thiện các chỉ số cạnh tranh quốc gia và môi trường kinh doanh, tăng cường cải cách hành chính và chuyển đổi số. Điều này giúp tăng cường niềm tin của nhà đầu tư và tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, với số lượng doanh nghiệp thành lập mới dự kiến tăng ít nhất 10% trong năm 2024.

Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã thúc đẩy cải cách thể chế và hoàn thiện hệ thống pháp lý, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, từ đó tạo môi trường đầu tư thuận lợi và minh bạch hơn. Đây chính là yếu tố quan trọng trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng, từ tập trung vào chiều rộng (tăng trưởng nhanh) sang phát triển chiều sâu (tăng trưởng bền vững, chất lượng).

Nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chú trọng đổi mới, thúc đẩy xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Dù đã có những điểm sáng tích cực song Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng chỉ ra những thách thức trong thời gian tới cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Đó là, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận nguồn vốn dù lãi suất đã giảm, chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cùng với tỉ giá đồng USD tăng cao làm giảm tính cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất khẩu.

Khu vực sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn chế.

Đặc biệt là liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn chậm, chưa thúc đẩy phát triển kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành.

Xuất khẩu mặc dù phục hồi tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững, chịu nhiều tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

“Phần lớn kim ngạch xuất khẩu của nước ta do FDI với trên 70%, nhưng phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu và chưa tạo được hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước tham gia.

Xuất khẩu cũng còn phụ thuộc vào một số thị trường lớn, chủ yếu là với các quốc gia Đông Bắc Á, Hoa Kỳ, ASEAN, EU (chiếm gần 80% tổng kim ngạch).

Nhiều mặt hàng xuất khẩu tại các thị trường này đối diện với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, các rào cản kỹ thuật liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh…”, Bộ trưởng Bộ Công Thương dẫn chứng.

Trước thực tế đó, người đứng đầu ngành Công Thương cho biết, Bộ Công Thương sẽ triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, khắc phục những khó khăn trên.

Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách. Đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh dựa trên nền tảng của khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Bộ sẽ tập trung nhiệm vụ đảm bảo cung ứng điện trên cơ sở rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện 8, phát triển điện hạt nhân, các nguồn điện khác. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, đàm phán và ký kết mới và nâng cấp các FTA với đối tác tiềm năng, tạo động lực tăng trưởng mới.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững; khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy mạnh xuất khẩu.

Khai thác và đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư các ngành trọng điểm, thực thi hiệu quả các giải pháp kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước để đáp ứng yêu cầu tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngoài ra là việc chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại nhằm khai thác hiệu quả thị trường nội địa 100 triệu dân.

Thời cơ và thách thức từ Lệnh 248 (sửa đổi) của Trung Quốc Thời cơ và thách thức từ Lệnh 248 (sửa đổi) của Trung Quốc
Đòn bẩy nào cho xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng năm 2025? Đòn bẩy nào cho xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng năm 2025?
Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Singapore đạt mức kỷ lục mới Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Singapore đạt mức kỷ lục mới
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Trước giờ G thuế đối ứng, Tổng thống Trump nói gì?

Trước giờ G thuế đối ứng, Tổng thống Trump nói gì?

Bản tin mới nhất của Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ vẫn thông báo chính sách thuế mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 0h01 ngày 9/4 theo giờ miền Đông (tức 11h01 giờ Việt Nam), theo Reuters.
Sản lượng thủy sản quý I/2025 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước

Sản lượng thủy sản quý I/2025 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung quý I/2025, sản lượng thủy sản ước đạt 1.993,4 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) Hà Nội, ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa hai quốc gia và tin rằng, bằng cách mở cửa thị trường cho nhiều hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ, Việt Nam có thể giúp điều chỉnh cán cân thương mại có lợi cho cả hai bên.
Nâng kịch bản tăng trưởng cho 3 quý cuối năm

Nâng kịch bản tăng trưởng cho 3 quý cuối năm

Tăng trưởng quý I/2025 đạt 6,93%, Bộ Tài chính đã xây dựng kịch bản tăng trưởng cao hơn cho 3 quý cuối năm, cụ thể: quý II đạt khoảng 8,3%; quý III, quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%...
Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Giá xăng dầu, giá gạo trong tháng 3 giảm theo giá thế giới đã kéo CPI bình quân quý I/2025 xuống còn 3,22%, thấp hơn mức tăng bình quân của 2 tháng đầu năm. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Trong thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, các con số thống kê – nếu không được đặt đúng trong bối cảnh, hoàn cảnh – đôi khi có thể dẫn đến những ngộ nhận tai hại.
Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Cùng với việc chủ động và linh hoạt trong việc thực thi chính sách, để giảm thiểu tác động do chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đối với kinh tế nước ta, Chính phủ cần tiếp tục thực thi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 5/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Thuế nhập khẩu hàng Việt vào Mỹ lên tới 46% có thể đẩy xuất khẩu vào thế khó. Không chỉ là thuế, đây là bài toán chiến lược, Việt Nam sẽ ứng phó ra sao?
Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội quý I/2025 tăng 7,35%, mức cao nhất trong 5 năm gần đây, cùng với đó là kết quả tích cực từ thu ngân sách, đầu tư, du lịch và xuất nhập khẩu.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kịch bản tăng trưởng theo hướng rất tích cực, phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025 (cao hơn 2% so với mục tiêu Chính phủ giao là 9%).
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hàng loạt ngành nghề mũi nhọn như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản.
Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động