11 trẻ ở Hà Giang bị ngộ độc do ăn quả lạ Loại quả lạ Hoa hậu H’Hen Niê cầm khiến ai nấy đều tò mò có tên là gì? |
![]() |
Quả mác Khuối |
Cứ vào đầu tháng 3, đầu tháng 4, tại các chợ phiên ở Cao Bằng có bày bán một loại quả có hình tròn, màu đỏ, vỏ nhẵn, trong ruột có màu trắng ngà, đó là mác Khuối (mác tiếng Tày có nghĩa là quả).
Cây mác Khuối mọc tự nhiên ở trên đồi, nương rẫy, trong rừng, trong vườn nhà. Cây mác Khuối thuộc dạng thân leo, thường cao từ 3 - 5 m, lá màu xanh thẫm to hơn bàn tay, hoa màu trắng mọc thành từng chùm dưới tán lá. Quả tròn, đỏ thẫm, căng mọng và to hơn hòn bi, quả ra thành từng chùm, bám vào thân cây, mỗi quả nặng 10 - 15 g.
Đến tháng 4 hằng năm, khi quả chín có màu đỏ tươi, hoặc đỏ thẫm nhìn giống trái cherry nên rất bắt mắt. Mác Khuối có vị chua và hơi chát khi quả còn non, ruột quả có vị bùi. Mác Khuối thường được dùng để ăn chơi, ngâm rượu hoặc siro, dùng để nấu canh, kho cá.
Chị Lương Thị Nhất, xóm Khào B, xã Phúc Sen (Quảng Uyên) chia sẻ: Gia đình tôi thường cùng nhau vào rừng vừa chăn trâu, vừa hái quả để đem bán ở các phiên chợ. Ngày bán nhiều thì được khoảng 10 -15 kg, ngày bán ít thì 5 - 6 kg.
Hiện nay, mác Khuối có giá trung bình là 50 - 70 nghìn đồng/kg. Khách du lịch thường mua từ 3 -5 kg làm quà cho người thân. Vì thế chúng dần dần trở thành đặc sản được nhiều người biết đến.
Có rất nhiều món ăn được chế biến từ mác Khuối. Bình thường người dân thường đem quả rửa sạch, sau đó chấm muối ớt. Hoặc dùng để ngâm rượu uống. Để ngâm rượu mác Khuối, bạn nên chọn mua những quả chín, sẫm màu, rửa sạch, tách quả ra khỏi chùm. Sau đó để khô ráo nước, cho vào bình thủy tinh hoặc chum, sành rồi ngâm với rượu ngon, tỷ lệ 1 kg mác Khuối ngâm với 2 - 3 lít rượu, sau 2 tháng là dùng được.
Hoặc có thể ngâm qua đường sau 5 - 7 ngày thì vớt cái ra ngâm với rượu sẽ giảm bớt vị chua của quả, ngâm theo cách này uống sẽ ngon hơn. Mác Khuối cũng thường được dùng trong các món canh chua, nhất là canh cá thay thế cho quả khế để làm hương vị món ăn thêm đặc biệt hơn.
Mác Khuối là món quà quen thuộc của trẻ em vùng cao gắn bó với những năm tháng tuổi thơ rủ nhau cùng đám bạn trèo hái khi đi chăn trâu vào mỗi buổi chiều nghỉ học. Tuy là món ăn vặt dân giã nhưng ngày nay mác Khuối lại trở thành món ăn độc, sạch, lạ miệng thu hút nhiều người tìm mua để thưởng thức.
![]() |
Quả mác Kham |
"Anh em" với mác Khuối là mác Kham, loại cây mọc tự nhiên ở các vùng rừng núi phía Bắc ở nước ta, trong đó có Cao Bằng.
Cây mác Kham thường mọc ở những khu vực đồi núi thưa, có nhiều ánh sáng. Loại cây này có lá nhỏ, hai hàng lá xếp sít nhau chia thành 2 dãy, trông giống lá kép lông chim. Mác Kham ra hoa vào tháng 4 - 5 hằng năm. Hoa mác Kham nhỏ, có màu vàng mọc thành tán ở nách lá.
Quả mác Kham có hình tròn, nhỏ bằng ngón tay, khi còn non có màu xanh, khi chín quả ngả vàng, vỏ nhẵn và cứng, có khía mờ tạo thành 6 múi, thường chín vào mùa thu hằng năm.
Ăn quả mác kham tươi, ta sẽ cảm thấy vị chua, ngọt, chát và hơi đắng. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là sau khi nuốt xong, vị ngọt thanh vẫn lưu lại nơi đầu lưỡi và khoang họng. Vì có vị đặc trưng riêng biệt như vậy, nên người dân tại một số địa phương ở Cao Bằng vẫn truyền tai nhau câu chuyện về loại quả này rằng: Có một người đi bán nước mắm. Trời nóng bức, anh vừa mệt, vừa khát nên dừng nghỉ bên bờ suối nhỏ.
Thấy gần đó có cây quả sai trĩu cành, anh liền hái ăn thử, nhưng ăn vào chỉ thấy vừa chua, vừa đắng, chát. Thế là anh vội uống một ngụm nước suối. Anh thấy nước ngọt lạ thường. Một suy nghĩ lóe sáng trong đầu anh, anh đổ hết nước mắm đi và lấy chum đựng nước suối đem đi bán, với hi vọng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng khi đến chợ phiên, anh mang nước ra thử lại, giật mình thấy vị nước không còn đặc biệt nữa. Anh liền hỏi người dân địa phương và mới biết, lúc đó uống nước suối thấy ngọt vì anh đã ăn loại quả rừng tên là mác Kham.
Ngoài ăn quả tươi, mác Kham có thể chế biến theo nhiều cách như: ngâm rượu, ướp muối ớt, ướp đường, làm nước ép… Nhưng mác Kham ướp giấm là món ăn được yêu thích nhất, bởi có sự kết hợp hài hòa của 4 vị chua - chát - mặn - ngọt kích thích vị giác.
![]() |
![]() |
![]() |