Nuôi trâu, bò kỳ lạ ở Quảng Bình, lùa vào rừng thả hoang rồi thuê thợ đặt bẫy bắt về

Ở một số xã miền núi ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) vẫn còn duy trì hình thức nuôi trâu rất độc đáo. Khi đã xong việc ruộng nương, nông dân đưa đàn trâu, bò của mình lên dãy núi Hoành Sơn thả hoang rồi phó mặc cho núi rừng. Đến khi lúa chín vàng đồng, họ lại cặm cụi đi tìm thậm chí thuê thợ săn đặt bẫy bắt trâu bò của mình đưa về.
Người dân xã Quảng Kim (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lùa đàn trâu đi “gửi” trên dãy núi Hoành Sơn.
Người dân xã Quảng Kim (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lùa đàn trâu đi “gửi” trên dãy núi Hoành Sơn.

Nuôi trâu bò nhờ rừng trông hộ

Phương thức nuôi trâu, bò theo hình thức thả hoang vào rừng còn khá phổ biến ở một số xã ở huyện Quảng Trạch. Theo ông Chu Đức Thanh (55 tuổi, ngụ xã Quảng Kim) giải thích rằng họ đang đưa trâu, bò đi vào rừng để "gửi" nhờ trông hộ.

Qua tìm hiểu, được biết cách làm lạ lùng này của người dân, vì không phải chăn thả nhưng vẫn quản lý chặt như ở các vùng khác, mà là như "cá cược với Trời" do đàn trâu, bò được "gửi" tháng này qua tháng khác trong rừng sâu ngút ngàn.

Như thường lệ, sau khi đã xong việc nương, đàn bò 5 con nhà ông Thanh lại được đem "gửi" vào rừng. Tay ông cầm roi điều khiển hướng đi của đàn bò. Thi thoảng, miệng ông hô to: "ùi ùi" (nghĩa là đi), "hò hò" (nghĩa là dừng lại). Những câu này là khẩu lệnh mà bà con nơi đây vẫn dùng để chỉnh đường đi, nước bước của đàn gia súc nhà mình.

Vượt chừng hơn 5 km đường rừng đến chân đèo Ngang (ranh giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình) của dãy Hoành Sơn, ông Thanh cho đàn bò dừng lại uống nước.

"Trâu, bò thả trên rừng này như kiểu cá cược vậy. Có nhiều trường hợp đàn gia súc vừa mới lên đến rừng hai tháng thì chết cả đàn. Chúng chết vì rét, bệnh tật... Cũng có những đàn sinh ra đã ở rừng, quen với khí hậu trên này nên béo tròn quanh năm" - ông Thanh nói.

Đàn bò của ông Thanh đi liên tục gần nửa ngày đường sau khi vượt hơn 7 km đường rừng thì đến địa điểm mà những người nông dân chọn làm nơi gửi "cả cơ nghiệp". Đó là một vùng núi mênh mông đầy cỏ tranh xung quanh, thấy trâu, bò chắc phải cả trăm con của người dân từ các xã quanh vùng, như: Quảng Kim, Quảng Hợp, Quảng Châu, Quảng Đông.

Theo người dân nơi đây, đợt gửi trâu hằng năm sẽ bắt đầu vào cuối tháng 3 âm lịch. Khi đó, vụ mùa tạm thời kết thúc. Đến tháng 8, đàn trâu mới rời rừng già về với chủ để cày cấy. Sau vụ mùa tháng 10, họ lại gửi trâu vào rừng để "ăn Tết". Trong suốt những ngày tháng dài đằng đẵng, đàn trâu lang thang qua các dãy núi sâu để kiếm thức ăn và sống đời hoang dã.

Nhiều phen mất trắng vì trâu bò bị bệnh chết

Việc "gửi" đàn gia súc của người dân thoáng nghe có phần đơn giản, bởi nó giúp bà con nông dân bớt vất vả vì phải bỏ công chăm sóc, nuôi dưỡng. Nhưng vì phương pháp chăn thả tự nhiên này đã khiến đàn gia súc bị "rừng hóa" và trải qua vô số biến cố may rủi và "đầu cơ nghiệp" có thể không quay về được với chủ nữa.

Ông Từ Văn Nghị (48 tuổi, ở xã Quảng Kim) kể cách đây 5 năm, trong một đợt dịch bệnh, trâu, bò thả trên rừng nối nhau chết từng đàn. Khi bà con lên rừng tìm, ai cũng ngồi sụp xuống đất khóc ròng vì trâu, bò chết hàng loạt. Nhìn xác trâu, bò chết, lòng quặn thắt. Nhiều người vì thế lâm vào cảnh nợ nần, tán gia bại sản.

Trâu, bò của người dân xã Quảng Kim (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) “gửi” lên rừng quanh năm trên dãy Hoành Sơn.
Trâu, bò của người dân xã Quảng Kim (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) “gửi” lên rừng quanh năm trên dãy Hoành Sơn.

Theo ông Nghị, trước đây đàn trâu của ông có 7 con, cũng bằng phương pháp "gửi" cho rừng mà chết dần, nay chỉ còn 3 con. Có nhiều đàn chết đến 3 năm sau mới tìm thấy, chỉ còn lại từng đống xương.

Việc "gửi" trâu, bò vào rừng cũng có nhiều chuyện đau lòng. Vì khi trâu, bò được đưa vào rừng, bản tính hoang dã của chúng sẽ được đánh thức, nên nhiều khi chúng trở thành mối hiểm họa cho chính người chủ. Có người sau mấy tháng đi tìm lại đàn trâu, đã bị chúng lao vào húc bị thương, nhiều người thấy trâu của mình mà phải bỏ chạy thục mạng. Thậm chí, có người phải bỏ mạng giữa rừng vì bị trâu húc.

Ông Thanh kể lo đàn trâu, bò bị rừng hóa là một chuyện; còn lo nữa là nhiều kẻ xấu đã lợi dụng việc này để vào bẫy, bắt trâu giết thịt. Ngày trước, chuyện mất trâu, bò xảy ra như "cơm bữa", nay mọi người năng vào rừng trông nom hơn nên việc mất trộm đã ít xảy ra.

Thắc mắc việc "gửi" trâu, bò vào rừng lắm rủi ro, sao người dân lại chọn cách này? Nhiều người dân cho biết đây là tập quán lâu nay, vì trong rừng có nhiều cỏ tranh. Với lại, hiện giờ ruộng nương ngày càng hẹp dần.

Mùa hè đồng khô, cỏ chết nên nguồn thức ăn hạn hẹp, phải "gửi" trâu, bò vào rừng đỡ tốn công chăm sóc. Khi đến mùa vụ, mùa rét lại tìm về chăm bẵm. Thi thoảng 1-2 tháng, người dân lại lên rừng thăm dò để nắm bắt tình hình của chúng.

Nhưng ngoài rủi ro thì cũng có cái may, vì sau khi "gửi" trâu, bò cho núi rừng vài tháng, khi lùa về lại thấy có thêm vài con nghé. Có gia đình nhờ vậy mà dần dần xây được nhà, sắm xe máy.

Thuê thợ rừng đặt bẫy mới đưa được trâu bò nhà mình về

Những đàn trâu, bò sống lâu năm trên rừng, dần sinh đàn đẻ lứa. Không ít người chủ dù biết đó là trâu, bò nhà mình nhưng không làm cách nào để lùa chúng trở về lại nhà, phải thuê thợ bẫy.

Thợ bẫy lấy tiền công mỗi con trâu có khi lên tới 1 triệu đồng. Anh Phan Văn Bình, ngụ xã Quảng Hợp, kể do chăn thả ở rừng cả năm trời nên anh bất lực trước 4 con bò của nhà mình đã bị "rừng hóa".

Dù đã thử qua nhiều cách nhưng không tài nào bắt về được, đành phải thuê thợ bẫy. Khi bẫy được thì chúng đều bị thương nặng, buộc phải gọi họ hàng, người quen lên rừng sâu để thịt bò, mang về bán.

Ông Đàm Văn Đô (63 tuổi, ngụ xã Quảng Châu) và đội săn của ông là một trong những nhóm thợ bẫy "gạo cội" của người dân vùng này.

Nhóm thợ bẫy đang xử lý con bò đã bị “rừng hóa” ở dãy núi Hoành Sơn, trên địa phận xã Quảng Kim.
Nhóm thợ bẫy đang xử lý con bò đã bị “rừng hóa” ở dãy núi Hoành Sơn, trên địa phận xã Quảng Kim.

Ông Đô kể những đàn trâu, bò sống ở rừng lâu năm cứ thấy người là lao như tên lửa, không kể bụi rậm, nên rất khó để đưa chúng về được. Ông lanh lợi nên nhận bắt giùm cho các chủ trâu, bò khi họ cần. Công việc này gặp vô số nguy hiểm, rất vất vả, nhưng trời phú cho sức khỏe nên cứ làm.

"Tui bẫy ở đây được 10 năm nay rồi. Hiện trên vùng rừng này còn khoảng trên 100 con trâu, bò thuộc dạng "rừng hóa". Những con này thấy người là lao tới để húc, hai mắt xanh lè" - ông Đô nói.

Theo ông Đô, việc bẫy đàn trâu bò rất khó, đặc biệt giữa địa hình rừng núi hiểm trở. Khi giăng bẫy thành công, ông cùng nhóm thanh niên dùng gậy gộc chiến đấu, lùa chúng vào nơi đã "bày binh bố trận" mới hy vọng bắt được.

Theo ông Đàm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND xã Quảng Châu, (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho hay tình trạng thả rong trâu, bò trong rừng của người dân vùng này đã tồn tại từ bao đời nay.

Những năm gần đây, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con làm chuồng trại chăn nuôi, tiêm phòng đầy đủ để phát triển đàn trâu, bò một cách bền vững. Bởi trâu, bò được thả rông trong rừng đa số là loại chất lượng thấp và giá trị không cao.

Không những thế, chăn nuôi theo cách này thì nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao, vì đàn trâu, bò không được tiêm phòng đầy đủ. Cùng với đó, việc chăn thả hoang dã có lúc gây nguy hiểm cho chính người chủ./.

Bình Châu

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngư dân Nghệ An trúng 26 tấn cá cơm sau một ngày ra khơi

Ngư dân Nghệ An trúng 26 tấn cá cơm sau một ngày ra khơi

Sau gần một ngày ra khơi, đội tàu của ngư dân Trần Văn Lưu (phường Nghi Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An) đã đánh bắt được 26 tấn cá cơm, thu về hơn 300 triệu đồng.
Khu bảo tồn Xuân Liên được nâng hạng thành vườn quốc gia

Khu bảo tồn Xuân Liên được nâng hạng thành vườn quốc gia

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên. Đây là Vườn quốc gia thứ hai của tỉnh, sau Vườn quốc gia Bến En.
Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Ngày 11/02/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định khởi tố bị can; Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc; Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; Quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Đình Văn về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Bình Định nổi tiếng không chỉ với danh lam thắng cảnh mà còn với nền ẩm thực phong phú. Đặc biệt, món chả cá Quy Nhơn đã trở thành đặc sản nơi đây.
Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Cùng với bánh phu thê, cá anh vũ, gà Đông Cảo,…bánh bác là một trong những sản vật tiến vua thời xưa. Trong tâm thức người Giang Xá, bánh bác chính là biểu tượng của làng. Món bánh này "khai sinh" cùng thời Lý Nam Đế lập quốc.
Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Những năm gần đây, xuất hiện loại mứt lạ được làm từ rễ cây đinh lăng, quả cau khô và chuối tá quạ gây sốt trên thị trường vừa lạ miệng vừa có nhiều công dụng đối với sức khỏe, giá đắt đỏ vẫn rất đắt khách.
Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Những ngày này là cao điểm của các nhà vườn trồng bưởi tại thị xã Phú Mỹ - khu vực có diện tích trồng bưởi lớn nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tất bật, nhộn nhịp vào mùa thu hoạch và xuất bán.
Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Cứ vào tiết lập Xuân, người dân xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) lại lên đỉnh Cù Mông hái chè Mã Dọ về nấu uống hàng ngày. Một số người còn lấy chè Mã Dọ sấy khô, bán cho khách thập phương.
Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Khi tiết trời vào Xuân là thời điểm của sự sinh sôi nảy nở, cũng là mùa “hái lộc” nhung hươu của người dân huyện miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh). Nhung hươu là một loại dược liệu quý giá trong Đông y, hay còn gọi là lộc nhung, là sừng non của con hươu đực, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người.
Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Với hàng trăm hồ chứa, hàng chục ngàn ha diện tích mặt nước, tỉnh Đắk Lắk có tềm năng rất lớn trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Song hiện nay do chưa có cơ chế, chính sách nên hàng ngàn ha mặt nước vẫn đang "bỏ hoang".
Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Ngoài các sản phẩm truyền thống, thị trường Tết Ất Tỵ 2025 xuất hiện nhiều sản phẩm trái cây tạo hình mới lạ như bưởi vuông in hình bản đồ Việt Nam, bưởi thỏi vàng, dưa lưới hồ lô, dưa lưới thỏi vàng.
Hoa cầm tay của Á hậu Phương Nhi thuộc top đắt nhất thế giới

Hoa cầm tay của Á hậu Phương Nhi thuộc top đắt nhất thế giới

Bó hoa cưới mix giữa hai loại hoa khác nhau mà con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng mang đến tặng cô dâu Phương Nhi không chỉ đắt đỏ mà là biểu tượng của tình yêu, gắn liền với nghi lễ thiêng liêng và trang trọng.
5 loại hoa nhập khẩu "hot trend" được hội chị em "săn lùng"

5 loại hoa nhập khẩu "hot trend" được hội chị em "săn lùng"

Bên cạnh các loại hoa truyền thống, những dòng hoa nhập khẩu với giá cả phải chăng đang được nhiều người ưa chuộng mua về trưng trong nhà dịp Tết Nguyên đán 2025.
Chiêm ngưỡng những loại hoa độc lạ được săn đón chơi Tết

Chiêm ngưỡng những loại hoa độc lạ được săn đón chơi Tết

Bên cạnh các loại hoa truyền thống như: Đào, mai, quất, cúc, dơn,… thì nhiều năm trở lại đây, các loại hoa có hình dáng độc đáo, lạ mắt được người dân ưa chuộng săn đón để chơi Tết Nguyên đán.
Hoa tuyết mai là gì mà “làm mưa làm gió” thị trường hoa Tết?

Hoa tuyết mai là gì mà “làm mưa làm gió” thị trường hoa Tết?

Hoa tuyết mai với cái tên mỹ miều giữa cái “tuyết” của mùa đông và “mai" trong nét đẹp đặc trưng ngày tết đã tạo nên dấu ấn riêng cho chính nó.
Vì sao đào đông đỏ nhập khẩu hút khách dịp Tết?

Vì sao đào đông đỏ nhập khẩu hút khách dịp Tết?

Đào đông đỏ là loại hoa nhập khẩu "hot" nhất thị trường hoa vào mỗi dịp xuân về. Những bình hoa không chỉ mang vẻ đẹp rực rỡ, tươi mới mà còn ẩn chứa những thông điệp về sự may mắn, thịnh vượng và đoàn viên.
Đào mốc, mơ rừng "xuống phố" dịp Tết 2025

Đào mốc, mơ rừng "xuống phố" dịp Tết 2025

Đào mốc và mơ rừng là những loại cây đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, trong vài năm gần đây chúng trở thành tâm điểm được săn đón mỗi dịp Tết Nguyên đán. Xu hướng đưa các loại cây cảnh độc lạ này "xuống phố" không chỉ thể hiện nét đẹp của thiên nhiên hoang dã mà còn mang ý nghĩa văn hóa, phong thủy sâu sắc.
Người trồng chỉ cách chọn, chăm sóc đào quất dịp tết

Người trồng chỉ cách chọn, chăm sóc đào quất dịp tết

Chọn đào, quất trưng vào dịp Tết Nguyên đán được người dân rất cẩn trọng. Theo quan niệm phải lựa cây có đầy đủ hoa, nụ lộc, tán tròn đẹp...Ưu tiên cây có dáng thế tự nhiên, không bị gò ép, hoa và quả không quá dày….
Loại hoa “độc lạ” được khách hàng săn đón chơi Tết

Loại hoa “độc lạ” được khách hàng săn đón chơi Tết

Hoa mai anh đào là mặt hàng 'hot' được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng đặt chơi trong dịp tết Nguyên đán 2025. Không chỉ có giá cả phải chăng mà mai anh đào còn có hương thơm dịu nhẹ, màu phớt hồng đẹp mắt.
Quýt cảnh lục bình hút lộc "cháy hàng" trước Tết Nguyên đán

Quýt cảnh lục bình hút lộc "cháy hàng" trước Tết Nguyên đán

Còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ nhưng cây quýt tạo hình "bình hút lộc" với giá hàng chục triệu đồng đã được các nhà vườn ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) bán hết.
Mộc lan lộng lẫy, quý phái, được chị em ráo riết "săn lùng" chơi Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Mộc lan lộng lẫy, quý phái, được chị em ráo riết "săn lùng" chơi Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thị trường hoa, cây cảnh đang bắt đầu vào mùa nhộn nhịp nhất trong năm. Hàng loạt mặt hàng được tiểu thương nhập về phục vụ người dân, trong đó những cành hoa mộc lan luôn được chị em đặc biệt quan tâm,"săn lùng" để bài trí chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Gia Lai: Dưa hấu rớt giá, nông dân như ngồi trên đống lửa

Gia Lai: Dưa hấu rớt giá, nông dân như ngồi trên đống lửa

Dưa hấu rớt giá khiến nhiều hộ dân trồng tại xã Ia Piơr (huyện Chư Prông, Gia Lai) điêu đứng, thua lỗ hàng trăm triệu đồng.
Abalanca Meal - Bữa ăn cân bằng vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm Vàng vì người tiêu dùng”

Abalanca Meal - Bữa ăn cân bằng vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm Vàng vì người tiêu dùng”

Tại chương trình “Thương Hiệu Vàng Thời Đại Số” lần thứ I năm 2024, nhãn hàng Abalanca Meal của Công ty Cổ phần Abalanca đã xuất sắc nhận danh hiệu “Sản phẩm Vàng vì người tiêu dùng”.
HTX Sản xuất và Đầu tư Hoàng Liên Sơn: Trà Shan Tuyết Suối Giàng – Tinh hoa trà Đất Việt

HTX Sản xuất và Đầu tư Hoàng Liên Sơn: Trà Shan Tuyết Suối Giàng – Tinh hoa trà Đất Việt

HTX Sản xuất và Đầu tư Hoàng Liên Sơn được thành lập tháng 11/2022, có trụ sở tại thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, ở độ cao 1.317m so với mực nước biển, khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ, không khí trong lành. Suối Giàng có vườn chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, với hương vị đặc biệt, khác biệt, khó quên.
Đắk Lắk: Phát hiện nhiều doanh nghiệp nhúng sầu riêng vào dung dịch không rõ nguồn gốc

Đắk Lắk: Phát hiện nhiều doanh nghiệp nhúng sầu riêng vào dung dịch không rõ nguồn gốc

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa phát hiện nhiều doanh nghiệp nhúng sầu riêng vào dung dịch pha chế từ các không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tem nhãn ghi chữ nước ngoài, không có nhãn phụ ghi tiếng Việt.
Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng sắp thu hoạch bị kẻ xấu cạo trắng gốc

Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng sắp thu hoạch bị kẻ xấu cạo trắng gốc

Ngày 7/9, lãnh đạo Công an huyện Đạ Tẻh cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ việc kẻ gian phá hoại hàng chục gốc sầu riêng của một người dân thuộc xã Quốc Oai.
TH ra mắt Nước Uống Sữa Trái Cây Mãng Cầu Tự Nhiên TH true JUICE milk hoàn toàn từ thiên nhiên

TH ra mắt Nước Uống Sữa Trái Cây Mãng Cầu Tự Nhiên TH true JUICE milk hoàn toàn từ thiên nhiên

Là sự kết hợp của sữa tươi sạch, nguyên chất, theo chuẩn của trang trại TH và trái mãng cầu tự nhiên chọn lọc từ những vùng nguyên liệu chất lượng cao, đồng thời bổ sung các vitamin cùng hương vị thơm ngon - sảng khoái - mới mẻ, sản phẩm mới hứa hẹn trở thành xu hướng trên thị trường đồ uống, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm thú vị, chinh phục tín đồ yêu thích sự năng động, tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng khoa học.
Mùa mắc coọc ở Mường Chanh

Mùa mắc coọc ở Mường Chanh

Những ngày này, nông dân xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) đang khẩn trương bước vào vụ thu hoạch mắc coọc. Năm nay, bà con rất phấn khởi, bởi mắc coọc được mùa, được giá.
Lựa chọn mỹ phẩm thiên nhiên sao cho đúng?

Lựa chọn mỹ phẩm thiên nhiên sao cho đúng?

Ở thời hiện đại, nhu cầu lựa chọn các dòng mỹ phẩm/sản phẩm chăm sóc cơ thể của phái đẹp đã có sự dịch chuyển rõ rệt do sự thay đổi trong tâm lý. Mỹ phẩm thiên nhiên là xu hướng nổi bật trong thời gian qua. Tuy nhiên, giữa “ma trận” các sản phẩm với nội dung quảng cáo hấp dẫn, làm thế nào để chọn được sản phẩm chất lượng, hiệu quả mới là điều đáng bàn?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động