Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, động thái lạ của Thái Lan và những cảnh báo

Là nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất tại thị trường Trung Quốc, sầu riêng Thái Lan từ lâu đã khẳng định vị thế. Từ khi Trung Quốc đồng ý nhập khẩu sầu riêng của Việt Nam đã gây tâm lý lo ngại cho các nhà vườn Thái Lan. Các hoạt động kiểm soát được Thái Lan thực hiện nghiêm ngặt nhằm tránh sơ suất để giữ vừng thị phần tại thị trường sầu riêng lớn nhất thế giới này.
Nóng chuyện xuất khẩu sầu riêng, phải thay đổi từ tư duy sản xuất Nhận diện rào cản lớn của sầu riêng Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc Trung Quốc muốn mua 1 triệu quả sầu riêng, lo gian lận Việt Nam siết chặt
hiện tại chỉ có 3% trên tổng số diện tích sầu riêng của Việt Nam được cấp mã vùng trồng.
Hiện tại chỉ có 3% trên tổng số diện tích sầu riêng của Việt Nam được cấp mã vùng trồng.

Động thái 'lạ' của Thái Lan

Thái Lan kiểm tra gắt gao hơn các sản phẩm, những lô hàng dù xuất phát từ các cơ sở có mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu nhưng khi đến biên giới, hải quan nước này kiểm tra lần nữa về chất lượng...

Trao đổi với Tiền Phong, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư kí Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết, việc ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, mở ra cơ hội lớn cho sầu riêng Việt Nam tiếp cận thị trường tỷ dân. Nhu cầu của thị trường Trung Quốc lên đến khoảng 1,3 triệu tấn, nhưng hiện nguồn cung từ các nước như Thái Lan, Malaysia... mới chỉ đạt hơn một nửa.

Theo ông Nguyên, sau khi nhận được thông tin sầu riêng Việt xuất khẩu chính ngạch, các nước đối thủ đã có những động thái “lạ”. Chẳng hạn, Thái Lan kiểm tra gắt gao hơn sản phẩm của nước này. Những lô hàng dù xuất phát từ các cơ sở có mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu nhưng khi đến biên giới, hải quan nước này kiểm tra lần nữa (về chất lượng). Nếu không đảm bảo chất lượng, họ sẵn sàng hủy bỏ hoặc yêu cầu hàng trở lại, tuyệt đối không cho xuất sang để đảm bảo uy tín thương hiệu sầu riêng.

Đặc biệt, Thái Lan đưa các chuyên gia nông nghiệp đi xuống từng nhà vườn, những địa phương trồng sầu riêng để hướng dẫn cho nông dân; kiểm tra chất lượng của sầu riêng ngay tại vườn. Nước này còn xử lý rất nghiêm các trường hợp giả mạo, gian lận mã số vùng trồng, đưa những hành vi vi phạm vào trong luật.

Loại sầu riêng đạt quy chuẩn xuất khẩu.
Loại sầu riêng đạt quy chuẩn xuất khẩu.

Việt Nam cần nhanh chóng rút ra bài học

Trước động thái mới của Thái Lan, ông Nguyên cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nên có những chuyên gia về sầu riêng để hướng dẫn nhà vườn, doanh nghiệp và người dân thu hái, bảo quản sản phẩm để đạt chất lượng cao nhất. Theo ông Nguyên, dù sầu riêng Việt mới xuất khẩu chính ngạch nhưng đáng lo nhất là hiện trên thị trường đã xuất hiện những đơn vị có dấu hiệu giả mạo, mua bán mã số vùng trồng…

“Chúng ta cần phải kiểm soát chặt chẽ ngay từ ban đầu, tránh trường hợp gian lận, làm “ẩu” bát nháo ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng Việt Nam. Ngay từ chính doanh nghiệp và các cơ quan trong nước phải ý thức tuân thủ nghiêm các quy định, may ra mới cạnh tranh được các nước khác”, ông Nguyên cho hay.

Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT - cho biết, hiện tại chỉ có 3% trên tổng số diện tích sầu riêng của Việt Nam được cấp mã vùng trồng và con số này dự kiến sẽ tăng lên 7% trong thời gian tới. Đặc biệt, từ nay đến cuối năm, chỉ khu vực Đắk Lắk và Gia Lai có sầu riêng để xuất khẩu. Do đó, nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh và gian dối trong xuất khẩu có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.

Theo ông Trung, nếu để phía Trung Quốc phát hiện ra các trường hợp gian lận, giả mạo, chúng ta có nguy cơ mất thị trường, dừng thực hiện Nghị định thư. Do đó, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các địa phương chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch và chiến lược phát triển sản xuất sầu riêng bền vững tại địa phương, bố trí đầy đủ nguồn lực phục vụ thiết lập và quản lý các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại địa phương.

Đối với các vùng trồng, Cục yêu cầu có biện pháp bảo vệ mã số đã được cấp, trước mắt khi ủy quyền xuất khẩu sẽ phải thông tin ngay về Cục để tránh gian lận mã số.

Đóng gói sầu riêng để xuất khẩu.
Đóng gói sầu riêng để xuất khẩu.

Với các doanh nghiệp, theo ông Trung cần phải kiểm soát được chất lượng của sản phẩm. Trong đó, mục tiêu phải đảm bảo an toàn trong sản xuất, chỉ sử dụng những chế phẩm bảo vệ thực phẩm được cấp phép; kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát mã số vùng trồng; đảm bảo chất lượng trong quá trình thu hái sầu riêng và bảo quản, làm ăn minh bạch và có trách nhiệm trong việc bảo vệ thương hiệu sản phẩm quốc gia.

Sầu riêng xuất khẩu Trung Quốc đòi hỏi tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn đã cam kết. Chỉ cần sơ sểnh là công sức 4 năm đàm phán của Việt Nam sẻ đổ sông, đổ biển. Dù là thị trường lớn, nhưng cuộc cạnh tranh của các nước xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc cũng rất quyết liệt. Bởi vậy chỉ có cách làm chuẩn chỉ, chuyên nghiệp thì sầu riêng Việt Nam mới có chỗ đứng vững chắc./.

Bình Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè ước đạt 20 nghìn tấn, trị giá 35 triệu USD, tăng 50,9% về lượng và tăng 53,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo các chuyên gia, thời gian tới ngành chè cần đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng để mở rộng miếng bánh thị phần.
Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Đạt giải gạo ngon nhất thế giới, luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu…, song thương hiệu gạo Việt vẫn rất mờ nhạt tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Việc xây dựng được thương hiệu sẽ giúp cho hạt gạo Việt có cơ hội vào các thị trường lớn.
Ấn tượng bộ nhận diện thương hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Ấn tượng bộ nhận diện thương hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Vừa qua Ban tổ chức đã công bố biểu trưng và khẩu hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 mang âm hưởng hào hùng và những màu sắc đặc trưng vùng Tây Bắc.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỉ USD, tăng 1 bậc

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỉ USD, tăng 1 bậc

Theo báo cáo từ Brand Finance, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD vào năm 2023, xếp thứ 33/121 quốc gia, tăng thêm một thứ bậc so với năm 2022.
Sơn La xây dựng thương hiệu để đưa nông sản vươn xa

Sơn La xây dựng thương hiệu để đưa nông sản vươn xa

Cùng với đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, Sơn La chú trọng phát triển nhãn hiệu, thương hiệu các sản phẩm nông sản. Đến nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu Sơn La đã khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Hành trình số 1 thế giới của hạt gạo Việt Nam

Hành trình số 1 thế giới của hạt gạo Việt Nam

Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục, ước đạt gần 8,3 triệu tấn và 4,78 tỷ USD về trị giá. Cùng với đó, hạt gạo Việt Nam một lần nữa được trao giải gạo ngon nhất thế giới.
Trà Vinh đầu tư vào chuỗi sản xuất chế biến để nâng nâng tầm giá trị cây dừa

Trà Vinh đầu tư vào chuỗi sản xuất chế biến để nâng nâng tầm giá trị cây dừa

Tỉnh Trà Vinh đã qui hoạch vùng trồng dừa và đặt mục tiêu phát triển diện tích vườn dừa đạt khoảng 30.000 ha vào năm 2030. Ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã triển khai chương trình hỗ trợ nông dân liên kết cùng các doanh nghiệp trồng dừa hữu cơ, phát triển thêm cây dừa sáp đặc sản. Tỉnh xây dựng các dự án mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi sản xuất chế biến ngành dừa để nâng cao chuỗi giá trị cây dừa trong tỉnh.
Quả dâu tây Cò Nòi đã có thương hiệu

Quả dâu tây Cò Nòi đã có thương hiệu

Quả dâu tây được trồng ở Cò Nòi sau nhiều năm đã có thương hiệu và đang được mở rộng ra khỏi vùng trồng và bán tới tay rất nhiều khách hàng ở 2 thành lớn là Hà Nội và TPHCM.
Việt Nam có 5 doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho Indonesia: Tự hào thương hiệu gạo Việt

Việt Nam có 5 doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho Indonesia: Tự hào thương hiệu gạo Việt

Cuối tháng 6/2023, hai DN sản xuất và xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam xuất khẩu thành công sản phẩm gạo sang châu Âu và Nhật Bản, cũng năm 2023 gạo ST25 của Việt Nam được nhận giải gạo ngon nhất thế giới, đầu năm 2024, 5 doanh nghiệp của Việt Nam trúng thầu cung cấp gạo cho Indonesia. Những điều đó giúp khẳng định gạo Việt ngày càng được nâng tầm giá trị, “cất tiếng nói” mạnh mẽ trên thế giới.
Xây dựng thương hiệu mai vàng Bình Lợi bằng công nghệ 4.0

Xây dựng thương hiệu mai vàng Bình Lợi bằng công nghệ 4.0

Mai vàng là sản phẩm chủ lực của xã Bình Lợi huyện Bình Chánh (TP.HCM). Những năm qua dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng mai vàng Bình Lợi vẫn có được đầu ra nhờ áp dựng công nghệ 4.0 vào quảng bá sản phẩm.
Đào Đình Bảng khẳng định thương hiệu trong lòng người chơi đào gần xa

Đào Đình Bảng khẳng định thương hiệu trong lòng người chơi đào gần xa

Làng trồng đào Đình Bảng (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) chỉ cách trung tâm TP Hà Nội 17 km đã trở thành địa chỉ mua đào của người dân Thủ đô và các vùng lân cận.
Phê duyệt cây dừa là cây công nghiệp chủ lực quốc gia: Nâng cao vị thế, tầm vóc ngành dừa Việt Nam

Phê duyệt cây dừa là cây công nghiệp chủ lực quốc gia: Nâng cao vị thế, tầm vóc ngành dừa Việt Nam

Cây dừa vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt trở thành cây công nghiệp chủ lực Quốc gia, điều này sẽ mang lại vị thế, tầm vóc, ngành dừa Việt Nam nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng được nâng lên tầm cao mới kể cả trong nước và Quốc tế.
Nâng tầm nghề trồng mai cảnh ở Kỳ Nam

Nâng tầm nghề trồng mai cảnh ở Kỳ Nam

Mai vàng Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) là cây bản địa đã chinh phục được người tiêu dùng bởi sự độc đáo, quý phái. Những năm qua, TX Kỳ Anh đã có nhiều chính sách xây dựng thương hiệu cho cây mai vàng đặc biệt này.
Cần tạo không gian để nâng tầm giá trị cây hành, tỏi Kinh Môn

Cần tạo không gian để nâng tầm giá trị cây hành, tỏi Kinh Môn

Nhắn gửi đến các bạn khởi nghiệp và các doanh nghiệp tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, chúng ta còn không gian để nâng tầm giá trị của nông sản, mà ở đây là hành tỏi.
Giải pháp nào “giữ chân” cây xoài cát Hòa Lộc?

Giải pháp nào “giữ chân” cây xoài cát Hòa Lộc?

Gần đây có một số nhà vườn phá bỏ vườn cây xoài cát Hòa Lộc để trồng cây sầu riêng, cây mít đang có hiệu quả kinh tế rất cao. Trước thực tế đó, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương đang tìm giải pháp “giữ chân” cây đặc sản này.
Dư địa phát triển làng nghề của Hà Nội là rất lớn

Dư địa phát triển làng nghề của Hà Nội là rất lớn

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước, song các làng nghề của Hà Nội chưa phát huy được thế mạnh. Thời gian tới Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường thế giới.
Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là nhiệm vụ lớn cần làm

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là nhiệm vụ lớn cần làm

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thành, Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines chia sẻ tọa đàm "Giải pháp đường dài cho xuất khẩu gạo" tổ chức ngày 9/1, tại TP.HCM.
Nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu để khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế

Nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu để khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế

Giải pháp đường dài cho ngành lúa gạo Việt Nam thời gian tới là đồng nhất lợi nhuận giữa nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời chú trọng nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu để khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Đắk Lắk: Thị xã Buôn Hồ "trở mình" để trở thành đô thị loại III

Đắk Lắk: Thị xã Buôn Hồ "trở mình" để trở thành đô thị loại III

Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) đang vượt qua thử thách, khó khăn để "trở mình" sớm trở thành đô thị loại III.
Thương hiệu SECO Đà Lạt: Tập hợp nông dân sản xuất nông sản sạch

Thương hiệu SECO Đà Lạt: Tập hợp nông dân sản xuất nông sản sạch

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cả nước, những năm qua Công ty TNHH Nông nghiệp S-Eco Việt Nam với thương hiệu SECO Đà Lạt đã liên kết với các hộ dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp với quy trình chặt chẽ để tạo ra những sản phẩm nông sản sạch, an toàn.
Lộc Trời xác lập thêm 3 kỷ lục Việt Nam, đánh dấu mốc son 30 năm phát triển bền vững

Lộc Trời xác lập thêm 3 kỷ lục Việt Nam, đánh dấu mốc son 30 năm phát triển bền vững

Công ty CP tập đoàn Lộc Trời vừa chính thức xác lập 3 kỷ lục Việt Nam, do tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận và công bố tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023.
Đưa thương hiệu tỏi đen Yên Châu vươn xa

Đưa thương hiệu tỏi đen Yên Châu vươn xa

Tỏi là một trong những cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông ở huyện Yên Châu (Sơn La), thời gian gần đây một số HTX đã đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm tỏi đen đem lại giá trị kinh tế cao.
DOJILAND được vinh danh là nhà phát triển bất động sản hạng sang tốt nhất Việt Nam năm 2023

DOJILAND được vinh danh là nhà phát triển bất động sản hạng sang tốt nhất Việt Nam năm 2023

Ngày 16/11, tại lễ trao giải DOT Property Việt Nam, tiếp nối những thành công trong lĩnh vực bất động sản, DOJILAND đã xuất sắc giành chiến thắng 3 hạng mục: Nhà Phát triển Bất động sản hạng sang tốt nhất Việt Nam (Best Luxury Developer Vietnam 2023), Dự án hạng sang có thiết kế kiến trúc đẹp nhất Việt Nam cho Golden Crown Hai Phong (Best Luxury Residence Architecture Design Vietnam 2023) và Giải thưởng dành cho Doanh nghiệp tiên phong về Phát triển bền vững (Sustainability Leadership Awards).
Lâm Đồng khuyến cáo người dân không thu hái quả cà phê xanh, non

Lâm Đồng khuyến cáo người dân không thu hái quả cà phê xanh, non

Chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch cà phê năm 2023 và để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê, tiếp tục duy trì, xây dựng thương hiệu cà phê của địa phương, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã có những khuyến cáo cụ thể đến người dân, doanh nghiệp.
Triển khai nhiều giải pháp bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh

Triển khai nhiều giải pháp bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh giá rất đắt, do đó nhiều loại củ như tam thất, sâm Trung Quốc có bề ngoài rất giống với sâm Ngọc Linh được trà trộn vào thị trường, nhằm nâng giá sản phẩm để bán trục lợi.
Chủ tịch HĐQT Ngân Hà Group: Vũng Tàu phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng nhưng chưa có điểm nhấn

Chủ tịch HĐQT Ngân Hà Group: Vũng Tàu phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng nhưng chưa có điểm nhấn

Bà Đỗ Thị Như Quỳnh,Chủ tịch HĐQT Ngân Hà Group cho rằng, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, đến nay chưa thu hút được nhiều du khách tìm đến loại hình này bởi thiếu điểm nhấn.
Thương hiệu mỹ phẩm Quốc tế bán trực tiếp tại Việt Nam: Lối đi nào cho nhà phân phối?

Thương hiệu mỹ phẩm Quốc tế bán trực tiếp tại Việt Nam: Lối đi nào cho nhà phân phối?

Nửa cuối năm 2023, thị trường mỹ phẩm Việt Nam chứng kiến nhiều bước chuyển mình phức tạp khi các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng từ Hoa Kỳ, Nhật Bản,...bất ngờ tuyên bố “đã có mặt tại Việt Nam" và trực tiếp bán hàng đến người tiêu dùng, mở ra một cuộc cạnh tranh vô cùng khó khăn cho các nhà phân phối.
Thanh Hoá: Huyện Hậu Lộc chuyển mình từ quyết sách phát triển kinh tế biển

Thanh Hoá: Huyện Hậu Lộc chuyển mình từ quyết sách phát triển kinh tế biển

Với lợi thế đường bờ biển dài, nguồn lực lao động dồi dào, chính quyền huyện Hậu Lộc – Thanh Hóa đã từng bước xây dựng đường hướng phát triển kinh tế biển, đưa diện mạo quê hương thay đổi tích cực từng ngày.
Tăng cường quản lý khâu thu hái, tiếp tục xây dựng thương hiệu “Cà phê Đăk Hà”

Tăng cường quản lý khâu thu hái, tiếp tục xây dựng thương hiệu “Cà phê Đăk Hà”

Để hạn chế tình trạng người dân hái cà phê xanh bán ra thị trường, vừa qua UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra về thu hái, sơ chế, chế biến và tiêu thụ cà phê 2023.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động