Giá heo hơi hôm nay 8/7, điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg tại khu vực miền Nam, trong khi các tỉnh miền Bắc và miền Trung – Tây Nguyên duy trì ổn định. Hiện tại, heo hơi tại ba miền đang được thương lái thu mua trong khoảng 65.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay (8/7) tại thị trường nội địa tăng thêm 1.000 – 2.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 144.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đi ngược xu hướng giảm của thế giới, tăng mạnh 200 USD/tấn nhờ nhu cầu lớn từ các thị trường trọng điểm.
Giá cà phê hôm nay (8/7) đồng loạt lao dốc trên cả hai sàn giao dịch quốc tế, giảm gần 4% do áp lực nguồn cung tăng cao từ các nước sản xuất lớn như Việt Nam, Brazil và Indonesia. Tại thị trường nội địa, giá cà phê được dự báo sẽ giảm sâu trong những ngày tới, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông dân và hoạt động xuất khẩu.
Từng được coi là kênh phân phối tiện lợi và minh bạch, sàn thương mại điện tử (TMĐT) nay đang trở thành “điểm nóng” mới của vấn nạn hàng giả. Không còn là câu chuyện của quá khứ, hàng giả thời công nghệ số đã biến hóa tinh vi, lan rộng, thậm chí “qua mặt” cả người tiêu dùng lẫn cơ quan chức năng. Hội nghị chống hàng giả – gian lận thương mại tại Đà Nẵng ngày 7/7/2025 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng này.
Giá heo hơi hôm nay 7/7 tiếp tục duy trì xu hướng ổn định tại miền Bắc và miền Trung, trong khi miền Nam vẫn ghi nhận mức giảm nhẹ. Giao dịch trong khoảng 65.000–70.000 đồng/kg, thị trường phản ánh sức tiêu thụ yếu và áp lực nguồn cung lớn.
Giá tiêu nội địa tuần đầu tháng 7/2025 tiếp tục duy trì đà tăng, có nơi vọt tới 144.000 đồng/kg – mức cao nhất từ đầu năm. Trong khi đó, xuất khẩu tiêu của Việt Nam 6 tháng đầu năm tuy giảm về lượng nhưng lại ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch nhờ giá bán tăng tới gần 55%.
Giá cà phê trong nước bật tăng mạnh trong tuần đầu tháng 7/2025 sau chuỗi ngày lao dốc, cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, chênh lệch với giá thế giới và rào cản thuế quan mới tại Mỹ đang khiến hoạt động xuất khẩu đối mặt không ít khó khăn.
Nhiều hộ dân tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bất ngờ khi hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt dù thời tiết không quá gay gắt. Trước phản ánh từ người dân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát toàn diện, giải thích minh bạch nguyên nhân và công khai cách tính tiền điện.
Giá tiêu trong nước ngày 6/7 tiếp tục duy trì ở mức cao từ 139.000 – 144.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua. Trong khi đó, lượng xuất khẩu giảm hơn 12% nhưng giá trị lại tăng gần 36% nhờ giá bán bình quân tăng vọt.
Giá heo hơi ghi nhận xu hướng đi xuống tại cả ba miền trong tuần qua. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi trong khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 6/7 tại Tây Nguyên tiếp tục tăng mạnh, dao động từ 95.800 – 96.400 đồng/kg, trong khi giá cà phê Robusta thế giới đang thấp hơn. Việc giá nội địa cao hơn thế giới khiến xuất khẩu gặp nhiều trở ngại do không khớp được giá.
Giá tiêu sáng nay tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các vùng sản xuất trọng điểm, đưa thị trường trong nước về ngưỡng 139.000 – 144.000 đồng/kg. Diễn biến này được cho là kết quả của hoạt động chốt lời sau chuỗi tăng kéo dài, trong khi giới chuyên gia nhận định xu hướng giảm chỉ mang tính tạm thời.
Sáng 5/7, giá cà phê Robusta nội địa tiếp tục tăng nhẹ, dao động từ 95.500 – 95.600 đồng/kg. Trong khi đó, giá Arabica quốc tế đứng yên do sàn New York nghỉ lễ.
Sau một vài ngày giữ đà giảm liên tiếp, giá heo hơi hôm nay 5/7 đã tạm chững lại tại cả ba miền. Hiện tại, giá heo hơi trên cả nước dao động từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 4/7 tiếp tục ổn định tại miền Bắc, trong khi miền Trung và miền Nam giảm nhẹ từ 1.000–2.000 đồng/kg. Chuyên gia nhận định xu hướng này phản ánh sức mua yếu, nguồn cung dồi dào và áp lực cạnh tranh từ thịt nhập khẩu.
Từ 15h chiều 3/7, giá bán lẻ xăng dầu trong nước tiếp tục giảm sâu, đánh dấu phiên điều hành thứ hai liên tiếp giảm giá với xăng RON 95. Đây cũng là mức giá thấp nhất trong vòng 4 năm qua, giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và hỗ trợ mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Khi các thị trường lớn siết chặt tiêu chuẩn bền vững, thủy sản Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài chuyển đổi xanh. Đây là con đường duy nhất để duy trì xuất khẩu, nâng hạng thương hiệu và phát triển bền vững.
Những ngày đầu tháng 7/2025, giá vàng nhẫn trong nước tăng liên tục, vượt mốc 118 triệu đồng/lượng tại một số thương hiệu lớn. Trong khi đó, vàng miếng SJC gần như không được bày bán tại nhiều cửa hàng, dù vẫn được niêm yết quanh mức 120 triệu đồng/lượng. Sự lệch pha giữa cung – cầu khiến thị trường vàng rơi vào trạng thái bất ổn, kéo theo nhiều rủi ro cho người mua.
Từng là “ngôi sao” xuất khẩu mang về hơn 2 tỷ USD năm 2023, sầu riêng Việt Nam đang đối mặt đà lao dốc nghiêm trọng khi kim ngạch 5 tháng đầu năm 2025 chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ. Việc Trung Quốc siết chặt kiểm định kỹ thuật trong khi doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt chất lượng đầu vào đang đặt ra yêu cầu cấp thiết: nâng chuẩn từ gốc để giữ vững thị trường.
Giá tiêu hôm nay (3/7) tiếp tục tăng mạnh, đánh dấu chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp, lên mức cao nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, Mỹ áp thuế 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đặt ra thách thức mới cho xuất khẩu.
Ngày 3/7, giá cà phê trong nước tiếp tục tăng từ 800–900 đồng/kg, trái ngược với xu hướng giảm mạnh trên hai sàn giao dịch quốc tế. Tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ và áp lực thu hoạch tại Brazil đang tạo sóng trên thị trường toàn cầu.
Giá heo hơi ngày 3/7/2025 ghi nhận xu hướng giảm nhẹ tại nhiều tỉnh miền Trung và miền Nam, trong khi miền Bắc giữ giá ổn định. Diễn biến này phản ánh sự giằng co giữa cung – cầu và tâm lý thận trọng của người chăn nuôi trước sức mua yếu.
Sự leo thang bất thường của giá cát và đá xây dựng trong thời gian gần đây không chỉ khiến chi phí đầu tư đội lên mà còn phản ánh thực trạng khai thác tài nguyên tự nhiên thiếu bền vững. Đây là hồi chuông cảnh báo về sự phụ thuộc quá mức vào nguồn tài nguyên không tái tạo – đòi hỏi thị trường phải nhanh chóng chuyển hướng sang tiết kiệm và tái sử dụng vật liệu.
Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Thị trường cà phê ngày 2/7 ghi nhận xu hướng trái chiều: robusta bật tăng trở lại nhờ đồng USD suy yếu và hoạt động mua bù bán khống, trong khi arabica tiếp tục sụt giảm do áp lực được mùa tại Brazil. Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, song các chuyên gia cảnh báo thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giá heo hơi hôm nay 2/7, ghi nhận xu hướng giảm tại nhiều địa phương, nhất là ở khu vực thị trường miền Trung và các tỉnh thành phía nam. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động trong khoảng 66.000 - 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước ngày 2/7 tiếp tục tăng mạnh từ 2.000 – 4.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 142.000 đồng/kg. Tâm lý tích trữ hàng, kỳ vọng giá tăng trong quý III và IV cùng nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc, Trung Đông đang đẩy Việt Nam thành trung tâm cung ứng hồ tiêu của thế giới.
Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm, kéo giá vàng thế giới bật tăng mạnh, vượt mốc 3.300 USD/ounce. Tuy nhiên, liệu đây có phải là khởi đầu cho một chu kỳ tăng giá mới của kim loại quý, hay chỉ là phản ứng nhất thời trước biến động kinh tế - chính trị toàn cầu?
Dù có giá bán lẻ lên tới 750.000 đồng/kg – cao gấp nhiều lần vải thường, vải không hạt Thanh Hóa vẫn liên tục “cháy hàng”. Với hương vị ngọt thanh, cùi giòn, không dính tay và được trồng theo chuẩn VietGAP, sản phẩm này đang chinh phục cả thị trường nội địa lẫn quốc tế, trở thành biểu tượng mới của trái cây cao cấp Việt Nam.
Giá tiêu trong nước hôm nay (1/7) tăng vọt từ 3.000 – 8.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 136.000 – 138.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Cùng lúc, giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam cũng tăng tới 470 USD/tấn, phản ánh tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường toàn cầu.