Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD mua gạo để làm gì?

Trong 10 tháng qua, các doanh nghiệp Việt đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập mặt hàng này, tăng tới 72,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu gạo cần “vượt chướng ngại vật” để về đích Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 có thể đạt kỷ lục mới
Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD mua gạo để làm gì?
Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD mua gạo để làm gì?

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 10 vừa qua, nước ta xuất khẩu 0,8 triệu tấn gạo, thu về 505 triệu USD. So với tháng cùng kỳ năm ngoái, lượng gạo xuất khẩu tăng 29% và giá trị tăng 27,2%.

Lũy kế 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, giá trị đạt gần 4,86 tỷ USD - mức cao kỷ lục lịch sử. Lượng gạo xuất khẩu tăng 10,2% và giá trị tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, nhập khẩu gạo của Việt Nam cũng tăng mạnh. Trong 10 tháng qua, các doanh nghiệp Việt đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập mặt hàng này, tăng tới 72,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, chỉ trong tháng 10/2024, giá trị nhập khẩu gạo vọt lên 148 triệu USD, tăng 225%, tương đương gấp gần 3,3 lần so với tháng 10/2023.

Nhập khẩu gạo kỷ lục, bình thường hay bất thường?

Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, trên thực tế, các sản phẩm lúa gạo có nhiều phân khúc khác nhau như: gạo để nấu cơm; gạo nguyên liệu để chế biến ra bánh, bún, phở,...

Do đó, trong vài năm gần đây, ngoài xuất khẩu, nước ta cũng nhập một lượng lớn gạo để bù đắp trong trường hợp cần thiết; hoặc nhập gạo từ quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ để chế biến thực phẩm, làm phụ phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Còn theo các doanh nghiệp, việc tăng cường nhập khẩu gạo trong thời gian vừa qua là do xu hướng trồng lúa đã thay đổi. Nông dân chuyển sang sản xuất gạo thơm chất lượng cao để xuất khẩu, trong khi nhu cầu làm bún, phở trong nước chỉ cần loại gạo giá rẻ, có độ nở tốt. Điều này khiến các doanh nghiệp chọn nhập loại gạo phù hợp với nhu cầu này để giảm chi phí đầu vào.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp xuất khẩu phải nhập thêm lúa gạo từ các nước láng giềng, trong đó có Campuchia nhằm đảm bảo kịp hoàn thành đơn hàng cuối năm.

Chuyên gia của Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá, nhu cầu gạo thấp cấp trong nước ngày càng lớn, trong khi Việt Nam đang theo đuổi chương trình cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng tăng diện tích các giống lúa chất lượng cao, việc tìm nguồn hàng mới cũng là điều dễ hiểu.

Dòng gạo được sản xuất phổ biến và năng suất tốt tại Ấn Độ, nhưng giá thấp, tương tự như lúa IR50404 được Việt Nam trồng nhiều trước đây. Việc bán gạo giá trị cao và nhập khẩu gạo nguyên liệu về chế biến là có lợi về mặt kinh tế.

Đáng chú ý, doanh nghiệp không chỉ nhập khẩu gạo cấp thấp từ Ấn Độ mà còn nhập cả lúa gạo chất lượng cao từ nước này và Campuchia để xuất khẩu sang nước thứ ba. Do lợi thế vị trí địa lý và uy tín cao trên thị trường quốc tế, Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu lúa lớn nhất và thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Campuchia sau Trung Quốc.

Hiện, Việt Nam nhập khẩu gạo từ Myanmar, Pakistan và Campuchia, với giá rẻ hơn gạo nội địa. Trung bình, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm là 624 USD một tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ 2023. Trong khi đó, gạo nhập khẩu về Việt Nam có giá dao động 480 đến 500 USD một tấn.

Theo các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng lúa gạo, việc nhập khẩu gạo phục vụ chế biến là điều dễ hiểu trong hoạt động thương mại. Gạo nhập khẩu không chỉ bù đắp khoảng trống trong phân khúc gạo thấp cấp mà còn có giá rẻ, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thế nên, việc nhập khẩu gạo không ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo mà còn giúp giá và kim ngạch gạo Việt Nam ổn định hơn.

Là người dành rất nhiều tâm sức nghiên cứu thị trường lúa gạo, Thạc sĩ Nguyễn Phước Tuyên - nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp - cho biết, Việt Nam nhập khẩu lúa gạo từ 20 năm nay. Bình quân mỗi năm nhập khẩu trên 2 triệu tấn gạo Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan… Trong đó còn có nhập trên dưới 2 triệu tấn lúa từ Campuchia.

Theo ông Tuyên, số liệu từ Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản Campuchia cho thấy, năm 2023 Việt Nam đã nhập khẩu 4,387 triệu tấn lúa và 7 tháng đầu năm 2024 tiếp tục nhập khẩu 2,7 triệu tấn lúa từ Campuchia, ước tính trị giá 784,60 triệu USD... Điều này cho thấy việc nhập khẩu lúa gạo với số lượng lớn không phải là lần đầu và đột biến đến mức phải hốt hoảng.

Dữ liệu của Tổng cục Hải quan còn cho thấy, 5 năm qua, kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam luôn ở mức tăng. Nếu như năm 2019, con số này 465 triệu USD năm 2019, thì đến năm 2021 tăng lên 718 triệu USD và đến năm 2023, con số này là 830 triệu USD. Đặc biệt trong 10 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu gạo đạt gần 1,2 tỷ USD.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định nhập khẩu gạo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Việt Nam vẫn xuất khẩu hàng triệu tấn gạo mỗi năm và đều nhập gạo giá rẻ lên tới cả triệu tấn để đáp ứng đa dạng nhu cầu thị trường.

Ấn Độ nới lỏng xuất khẩu đã khiến giá gạo thế giới giảm mạnh. Ngày 30/10, giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 524 USD một tấn, trong khi Thái Lan và Pakistan lần lượt là 486 USD và 461 USD một tấn. Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ giảm sâu, còn 444 USD một tấn, thấp nhất trong top 4 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu.

Hiện giá các loại gạo 5%, 25% và 100% tấm của Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đều thấp hơn giá cùng loại của Việt Nam từ 6-72 USD một tấn.

Giá gạo Việt Nam bị tác động không đáng kể Giá gạo Việt Nam bị tác động không đáng kể
Vì sao Indonesia tiếp tục mời thầu 340.000 tấn gạo? Vì sao Indonesia tiếp tục mời thầu 340.000 tấn gạo?
Thêm thách thức đối với gạo Việt Thêm thách thức đối với gạo Việt


Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sẽ dùng AI kiểm soát doanh thu trên sàn TMĐT từ tuần sau

Sẽ dùng AI kiểm soát doanh thu trên sàn TMĐT từ tuần sau

Giải trình tại phiên thảo luận về ngân sách, đầu tư công, ngày 5/11. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết từ tuần sau cơ quan thuế sẽ dùng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để kiểm soát doanh thu, mua bán trên các sàn thương mại điện tử.
Chỉ 6.000 đồng/kg chè búp, trong khi giá cà phê, trái cây đang tăng: Đây là vấn đề cần trăn trở

Chỉ 6.000 đồng/kg chè búp, trong khi giá cà phê, trái cây đang tăng: Đây là vấn đề cần trăn trở

“Giá người dân được hưởng từ bán cây chè rất thấp, bình quân chỉ khoảng 6.000 đồng/kg chè búp. Trong khi đó, giá bán cây ăn quả, cà phê… đang tăng dần. Đây là một vấn đề cần trăn trở”, vấn đề được nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đặt ra tại Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao sáng 5/11.
Sàn Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam

Sàn Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam

Tổng cục Thuế cho biết, Temu đã được công ty chủ sở hữu đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài từ ngày 4/9.
Hoa quả nhập Trung Quốc: Người dân không nên lo lắng

Hoa quả nhập Trung Quốc: Người dân không nên lo lắng

Trước thông tin phát hiện chất độc hại trong nho sữa Trung Quốc nhập khẩu vào Thái Lan khiến nhiều người lo lắng, ông Đặng Phúc Nguyên khẳng định: “Hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc không đáng lo, không nên tin vào những đồn đoán thất thiệt bởi hoa quả nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm duyệt rất kỹ.
Cạnh tranh bằng chất lượng: Yếu tố quan trọng để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại

Cạnh tranh bằng chất lượng: Yếu tố quan trọng để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại

Thông tin của Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết đến hết tháng 9/2024 đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam; số vụ việc phủ rộng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu.
Nhập khẩu tăng gần 8 lần, vì sao Campuchia vẫn không phải nhà cung cấp đậu tương lớn của Việt Nam?

Nhập khẩu tăng gần 8 lần, vì sao Campuchia vẫn không phải nhà cung cấp đậu tương lớn của Việt Nam?

Việt Nam nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024. Tuy nhiên, trong số 3 nhà cung cấp đậu tương lớn nhất của Việt Nam không có thị trường Campuchia.
Dệt may có đơn hàng đến quý 3/2025, khó khăn vẫn bủa vây

Dệt may có đơn hàng đến quý 3/2025, khó khăn vẫn bủa vây

Mặc dù đang đứng trước cơ hội lớn, song ngành dệt may Việt Nam cũng đồng thời chịu không ít thách thức trong chiến lược phát triển toàn cầu, nổi bật là các tiêu chuẩn cao hơn từ nhà mua hàng EU, Mỹ…, cũng như xu thế tất yếu phải phát triển xanh, bền vững.
CEO Shopee Việt Nam Trần Tuấn Anh: Các sàn quốc tế vẫn gặp bất lợi khi so sánh với Shopee

CEO Shopee Việt Nam Trần Tuấn Anh: Các sàn quốc tế vẫn gặp bất lợi khi so sánh với Shopee

Các sàn TMĐT Trung Quốc giá rẻ đang ồ ạt tiến vào thị trường Việt Nam nhưng CEO Shopee Việt Nam Trần Tuấn Anh vẫn tự tin cho rằng, thời gian giao hàng của các nền tảng xuyên biên giới thường kéo dài từ 7 đến 9 ngày. Nếu có vấn đề về sản phẩm, quy trình phản hồi và vận hành vẫn chưa rõ ràng.
Dệt may tiếp tục là ngành hàng xuất khẩu chủ lực

Dệt may tiếp tục là ngành hàng xuất khẩu chủ lực

Bình quân mỗi ngày, xuất khẩu dệt may mang về kim ngạch hơn 100 triệu USD. Hiện, dệt may là ngành hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 4 của Việt Nam.
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Lần đầu tiên sau 27 tháng, xuất khẩu thủy sản tính theo tháng đã trở lại đạt mức 1 tỷ USD, một dấu mốc đáng mừng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) lý giải việc cấm ngay các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Sức bật của nông sản Việt!

Sức bật của nông sản Việt!

Cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
2.000 sales khuấy động lễ ra quân nhà phố, biệt thự dự án Sun Group Hà Nam

2.000 sales khuấy động lễ ra quân nhà phố, biệt thự dự án Sun Group Hà Nam

Sáng 30/10, sự kiện Giới thiệu dòng sản phẩm thấp tầng thuộc dự án Sun Urban City Hà Nam với chủ đề “Hành trình rực rỡ" đã diễn ra tại TTHN The One (Hà Nội). Những thông tin hấp dẫn về nhà phố, biệt thự tại dự án cùng mức giá trung bình đã kích hoạt khí thế sẵn sàng ra quân của đội ngũ kinh doanh BĐS.
Cần làm gì để tối ưu hóa hiệu quả phát triển "thủ phủ sầu riêng"?

Cần làm gì để tối ưu hóa hiệu quả phát triển "thủ phủ sầu riêng"?

Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp, để tối ưu hóa hiệu quả phát triển, cần có sự đầu tư đồng bộ vào công nghệ, hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực.
Áp thuế VAT 5% với mặt hàng phân bón: Mục đích để nâng cao chất lượng sản phẩm

Áp thuế VAT 5% với mặt hàng phân bón: Mục đích để nâng cao chất lượng sản phẩm

Theo Luật Thuế Giá trị gia tăng hiện hành, mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế. Trong quá trình thực hiện quy định nêu trên, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đã kiến nghị sửa đổi quy định này, đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), bởi khi mặt hàng này được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, từ đó có nhiều dư địa để giảm giá thành sản phẩm; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vì sao chọn thời điểm này để xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam?

Vì sao chọn thời điểm này để xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam?

Tại toạ đàm "Đường sắt tốc độ cao-Thời cơ và thách thức", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quyết định trình Quốc hội xem xét, quyết định đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.
Hàng Việt Nam rộng cửa vào thị trường Trung Đông

Hàng Việt Nam rộng cửa vào thị trường Trung Đông

Trong chương trình thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng lãnh đạo cấp cao UAE sẽ chứng kiến lễ ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) giữa Việt Nam và UAE ngày 28/10. Đây là dấu mốc quan trọng mở ra con đường lớn cho hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Trung Đông - châu Phi.
Nước nào đang mua sầu riêng Việt Nam nhiều nhất?

Nước nào đang mua sầu riêng Việt Nam nhiều nhất?

Trong số 10 thị trường lớn nhập khẩu sầu riêng Việt Nam thì có 8 thị trường ghi nhận tăng trưởng mạnh. Trung Quốc dẫn đầu với kim ngạch 2,6 tỷ USD, chiếm 92% tổng xuất khẩu, tăng 65% so với năm 2023.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón?

Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón?

Phân bón đóng vai trò then chốt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, chiếm tới 30-50% tổng chi phí đầu vào của người nông dân. Tuy nhiên, từ khi Luật Thuế 71/2014/QH13 (Luật 71) có hiệu lực vào đầu năm 2015, ngành phân bón trong nước đã chịu nhiều áp lực do chính sách miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với phân bón. Từ đó, nhiều ý kiến cho rằng cần có giải pháp điều chỉnh chính sách thuế GTGT để bảo vệ ngành phân bón, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững cho nền nông nghiệp quốc gia.
Bộ Công thương chỉ đạo “nóng” liên quan đến Temu

Bộ Công thương chỉ đạo “nóng” liên quan đến Temu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của sàn Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành Việt Nam.
Cần làm gì để khai thác hiệu quả kinh tế từ rong biển?

Cần làm gì để khai thác hiệu quả kinh tế từ rong biển?

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành rong biển, tuy nhiên hiện nay trên 90% rong biển tiêu thụ ở Việt Nam là nhập khẩu, bởi chế biến sâu về lĩnh vực này của chúng ta còn yếu.
Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp (CTC) đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Đà tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ đang có xu hướng chậm lại

Đà tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ đang có xu hướng chậm lại

Xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính vẫn duy trì được đà tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại trong những tháng cuối năm.
Xuất khẩu chè của Việt Nam tăng trưởng tốt nhưng vẫn “lận đận”

Xuất khẩu chè của Việt Nam tăng trưởng tốt nhưng vẫn “lận đận”

9 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 105,84 nghìn tấn, trị giá 185,65 triệu USD, tăng 29,5% về lượng và tăng 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh PVTM với đường mía

Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh PVTM với đường mía

Bộ Công Thương thông báo gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra trong vụ rà soát việc áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) với đường mía.
Ngành nông nghiệp có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 61 tỷ USD

Ngành nông nghiệp có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 61 tỷ USD

Dù chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi, nhưng 9 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành vẫn đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay giả sử 3 tháng cuối năm, mỗi tháng ngành nông nghiệp xuất khẩu 5 tỷ USD, thì cả năm toàn ngành hoàn toàn có thể đạt 60 -61 tỷ USD.
Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) có yêu cầu cao về chất lượng là điểm đến hấp dẫn của ngành tôm nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tôm đạt tiêu chuẩn xuất đi EU không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Xuất nhập khẩu đến giữa tháng 10/2024 tăng trưởng tích cực

Xuất nhập khẩu đến giữa tháng 10/2024 tăng trưởng tích cực

Trong kỳ 1 tháng 10 năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 375 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/10/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 21,25 tỷ USD.
Năm 2025 thị trường Mua bán và Sáp Nhập tại Việt Nam sẽ còn nhiều thách thức

Năm 2025 thị trường Mua bán và Sáp Nhập tại Việt Nam sẽ còn nhiều thách thức

Năm 2025, nhiều chuyên gia Cộng đồng chuyên biệt về Mua bán và Sáp nhập (M&A) đã nhận định thị trường Mua bán và Sáp Nhập tại Việt Nam sẽ còn nhiều thách thức. Các nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn trong việc xác định các giao dịch và tài sản có thể mang lại giá trị theo hướng chiến lược, chứ không chỉ đơn thuần là lợi nhuận về mặt tài chính trước mắt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động