Ngành dệt may khó “chồng” khó Nhập khẩu bông suy yếu, ngành dệt may trong nước gặp áp lực Áp lực lạm phát sẽ tiếp tục thách thức ngành dệt may |
Việt Nam cần làm gì để ứng phó với kịch bản tăng trưởng thấp của ngành dệt may toàn cầu? |
Đánh giá về thị trường dệt may toàn cầu, các chuyên gia cho rằng, theo tất cả các kịch bản sẽ đều có tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn nhiều những năm qua. Do đó, ngành dệt may Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp hình thành chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói, phát triển sản xuất xanh, thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng, cơ cấu lại sản phẩm để duy trì sản xuất...
Riêng ngành sợi, dự kiến còn khó khăn, giá sợi bán dưới giá thành đến hết tháng 6/2023, do vậy các doanh nghiệp ngành sợi cần tối ưu về cơ cấu mặt hàng để giảm thiếu chi phí, giảm thiệt hại để bảo vệ nguồn lực doanh nghiệp.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Ðức Giang cho biết, trong quý I/2023, số đơn hàng giảm từ 25 đến 27% do sức mua toàn cầu giảm, doanh nghiệp làm hàng gia công chịu áp lực lớn hơn đơn vị làm FOB (mua vật liệu, sản xuất, bán sản phẩm) do không chủ động được thị trường, đầu vào nguyên nhiên liệu,... Hiện các nhà mua hàng không đặt đơn hàng dài hạn, hàng chục nghìn sản phẩm như trước, họ chỉ đặt đơn hàng ngắn, vài trăm sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp có thể chuyển hướng sản xuất sang những mặt hàng giá trị thấp hơn, đồng thời đa dạng hóa thị trường, mặt hàng nhằm giữ nhịp độ sản xuất, đẩy mạnh tăng trưởng.
Doanh nghiệp dệt may cần thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng. |
Trước tình hình trên, các doanh nghiệp may Việt Nam cần linh hoạt cơ cấu chuyển đổi mặt hàng để đảm bảo đơn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Cùng với đó, tập trung vào các ngành mang lại giá trị gia tăng cao cũng như phấn đấu giữ được tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 4-6% trong bối cảnh thế giới giảm khoảng 10% nhu cầu tiêu dùng. Tập trung vào các giải pháp hình thành chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói, phát triển sản xuất xanh, thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng.
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần tăng cường đầu tư công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng, giảm sử dụng hóa chất, giảm phát thải; sử dụng tối đa năng lượng tái tạo; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm tái chế, sử dụng nguồn nguyên liệu xanh, sạch; cập nhật để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội. Thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, trong đó ưu tiên chuyển đổi số cho hoạt động cốt lõi, trên cơ sở nguồn lực hợp lý.
Để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững trong thời gian tới, bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng, tăng cường giải pháp xây dựng, đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường, đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang để từng bước tiến tới làm hàng FOB và ODM (thiết kế, sản xuất, bán sản phẩm).
Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Với dự báo tổng cầu dệt may thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý 3 và quý 4 năm sau, ngành dệt may kỳ vọng kịch bản xuất khẩu thuận lợi cả năm 2023 có thể đạt 47 - 48 tỷ USD, tức là duy trì mức tăng trưởng khoảng 8%. Ở kịch bản kém tích cực hơn, xuất khẩu đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD. |