Trung Quốc đẩy mạnh thu mua sầu riêng, Việt Nam phát huy lợi thế cạnh tranh đón sóng xuất khẩu

Thời điểm này phía Trung Quốc đang đẩy mạnh việc thu mua sầu riêng Việt Nam. Hiện các tỉnh miền Tây đang bước vào cao điểm thu hoạch nên giá sầu riêng giảm sâu so với thời điểm đầu năm. Dù nhập khẩu số lượng lớn, nhưng phía Trung Quốc kiểm tra rất chặt chẽ từng lô hàng. Các cơ quan chức năng trong nước cũng đang vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng sầu riêng nhằm đón sóng xuất khẩu.
Sầu riêng xuất khẩu tăng vọt ngay đầu năm, tại sao chuyên gia vẫn cảnh báo những thách thức lớn? Lần đầu tiên sầu riêng Việt xuất khẩu thị trường Anh, cánh cửa châu Âu liệu có rộng mở? Bước vào chính vụ, kỳ vọng bùng nổ xuất khẩu sầu riêng, áp lực cạnh tranh có tiếp tục kéo giá thành? Khởi động mùa sầu riêng Tây Nguyên, giá 100 nghìn đồng/kg thương lái đặt mua cả vườn
Trung Quốc đang đẩy mạnh thu mua sầu riêng cơ hội để Việt Nam tăng tốc xuất khẩu. (Ảnh minh họa).
Trung Quốc đang đẩy mạnh thu mua sầu riêng cơ hội để Việt Nam tăng tốc xuất khẩu. (Ảnh minh họa).

Sản lượng sầu riêng tươi xuất khẩu tăng vọt

Theo số liệu từ đầu năm 2023 đến ngày 30/5, lực lượng chức năng tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) đã làm thủ tục thông quan cho 1.601 lô hàng sầu riêng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, tương đương gần 60.000 tấn.

Trong đó, sản lượng sầu riêng xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã đạt hơn 17.500 tấn trong tháng 5 và tiếp tục gia tăng trong tháng 6, có thể đạt tới 20.000 tấn.

Hiện nay, tại các tỉnh phía nam, sầu riêng đang vào chính vụ thu hoạch và mặt hàng này chỉ thực hiện xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế. Trong đó, Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chiếm hơn 50% tổng số lượng xe.

Không chỉ sầu riêng, các loại trái cây khác như thanh long, vải thiều, mít, xoài… cũng đang vào vụ thu hoạch chính. Các phương tiện chở trái cây từ các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ tiếp tục dồn lên cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị để xuất khẩu, gây nên tình trạng ùn tắc kéo dài.

Các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh thu mua sầu riêng tranh thủ đón sóng xuất khẩu. (Ảnh minh họa).
Các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh thu mua sầu riêng tranh thủ đón sóng xuất khẩu. (Ảnh minh họa).

Hiện nay, lực lượng chức năng của Trung Quốc quan tâm đặc biệt đến chất lượng sầu riêng của Việt Nam. Theo đó, tất cả lô hàng sầu riêng khi nhập khẩu vào Trung Quốc được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ…

Do vậy, Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã gửi văn bản đến Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các hiệp hội ngành hàng trên cả nước khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng hoa quả tươi nên cân nhắc, chủ động tính toán trước khi đưa xe chở hàng lên khu vực Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị tránh phát sinh thêm chi phí lưu kho bãi, tránh trường hợp hàng hóa phải nằm chờ lâu, ảnh hưởng đến chất lượng hoa quả xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các đơn vị, doanh nghiệp cũng cần tính toán chuyển đổi phương thức vận tải (xuất khẩu qua cửa khẩu đường sắt quốc tế) hoặc đưa hàng hóa qua các cửa khẩu của địa bàn khác để giảm thiểu tình trạng chờ, đỗ dài ngày.

Ngoài ra, Ban quản lý khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, Sở Công Thương tiếp tục trao đổi với phía Ban Bảo thuế tổng hợp Bằng Tường (Trung Quốc) để thống nhất cho phép mặt hàng sầu riêng xuất khẩu qua Cửa khẩu Tân Thanh.

Sầu riêng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về giá

Theo Cục Bảo vệ thực vật, Từ năm 2022, năm đầu tiên mở cửa thị trường Trung Quốc, lượng sầu riêng tươi xuất khẩu đã tăng lên trên 46.000 tấn. Còn thời điểm này, cùng vào mùa với các loại trái cây khác, sầu riêng tiếp tục duy trì sự sôi động với mức giá dao động 55.000 - 75.000 đồng/kg tùy loại.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, khối lượng sầu riêng quả tươi xuất khẩu đạt trên 65.000 tấn, tăng 41% so với cả năm 2022.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất của Việt Nam. Năm 2022 lượng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 78% tổng lượng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm nay, tỷ lệ này đã tăng lên 97%.

Hiện giá xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng khoảng 10% so với thời điểm mới được cấp phép vào thị trường này (ngày 11/7/2022). Tuy nhiên, giá sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc vẫn đang khá cạnh tranh với bình quân 4.849 USD/tấn trong quý I/2023 so với 5.555 USD/tấn của Thái Lan.

Việt Nam đang tích cực đẩy nhanh tiến độ để có thêm nhiều diện tích sầu riêng được cấp mã số xuất khẩu. (Ảnh minh họa).
Việt Nam đang tích cực đẩy nhanh tiến độ để có thêm nhiều diện tích sầu riêng được cấp mã số xuất khẩu. (Ảnh minh họa).

Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc, Hiệp hội Rau quả Việt Nam kiến nghị cơ quan chức năng đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc để cấp phép thêm nhiều mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói cho sầu riêng Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cần làm tốt công tác quản lý vùng trồng, đặc biệt là kiểm soát sinh vật gây hại trên sản phẩm.

Hiện, Trung Quốc chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, trong đó, có sự góp mặt của mặt hàng sầu riêng được dự báo sẽ trở thành mặt hàng tỷ USD của Việt Nam sẽ góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023 sẽ tăng ít nhất 20% so năm 2022.

Càng ngày trái sầu riêng Việt Nam càng hấp dẫn người tiêu dùng Trung Quốc. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, việc tăng nhanh số lượng mã số vùng trồng được phê duyệt đã được các bên triển khai tích cực. Từ tháng 3 năm nay, việc phân cấp phân quyền cho địa phương lựa chọn, giám sát mã số vùng trồng đã phát huy hiệu quả. Đến nay Việt Nam đã có 293 vùng trồng và 115 cơ sở đóng gói sầu riêng đã được phía Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu sang thị trường này./.

Kim Ngân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chưa khép lại vụ sầu riêng tiền tỷ đã nóng chuyện mã số vùng trồng và ồ ạt tăng diện tích

Chưa khép lại vụ sầu riêng tiền tỷ đã nóng chuyện mã số vùng trồng và ồ ạt tăng diện tích

Theo quy hoạch đến 2030, diện tích sầu riêng cả nước là 65.000 - 75.000ha nhưng nay đã tăng trên 112.000ha. Và dự báo diện tích sầu riêng sẽ còn gia tăng sau khi khép lại vụ sầu riêng tiền tỷ năm nay. Việc ồ ạt trồng sầu riêng mà không tuân thủ các quy định sẽ ảnh hưởng tới việc cấp mã số vùng trồng, trong khi đây là yếu tố tiên quyết để sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Thu hoạch 250 cây sầu riêng đã có lời 1,7 tỷ, nơi này có 500 ha đếm không xuể tỷ phú sầu riêng

Thu hoạch 250 cây sầu riêng đã có lời 1,7 tỷ, nơi này có 500 ha đếm không xuể tỷ phú sầu riêng

Vụ sầu riêng năm 2023 khép lại, gia đình ông Nguyễn Hữu Hùng (xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) có 250 cây sầu riêng cho thu hoạch. Với sản lượng 25 tấn quả, sau khi trừ chi phí, lãi 1,7 tỷ đồng. Ông Hùng chỉ là một trong số rất nhiều nông dân ở Chư Păh năm nay trở thành tỷ phú sầu riêng. Toàn huyện có 500 ha cây tiền tỷ này và xu hướng trồng sầu riêng hữu cơ, liên kết sản xuất được đẩy mạnh để nâng tầm trái sầu riêng.
Ngỡ ngàng trước vườn bơ trĩu quả xen trong vườn vải, quả to đẹp như bơ Tây Nguyên

Ngỡ ngàng trước vườn bơ trĩu quả xen trong vườn vải, quả to đẹp như bơ Tây Nguyên

Cây bơ both vốn được trồng phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên nhưng bất ngờ một nông dân ở Lục Nam (Bắc Giang) đã đưa về trồng 2ha. Trồng bơ ở miền Bắc đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng được thị trường ưa chuộng. Hiện những cây bơ được trồng xen vải ở Lục Nam cho quả to, mã đẹp không thua kém gì so với bơ được trồng ở Tây Nguyên.
'Thủ phủ' nuôi yến đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để đưa 'vàng trắng' sang Trung Quốc

'Thủ phủ' nuôi yến đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để đưa 'vàng trắng' sang Trung Quốc

Là địa phương có số lượng nhà nuôi yến lớn nhất cả nước, dự kiến đến tháng 3/2024, yến sào của tỉnh Kiên Giang có thể xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đây là tin vui với người nuôi yến trong bối cảnh thị trường tiêu thụ khó khăn và giá tổ yến giảm sâu hiện nay.
Sầu riêng loạn giá và nỗi lo khi quá đắt đỏ người tiêu dùng sẽ "quay lưng"

Sầu riêng loạn giá và nỗi lo khi quá đắt đỏ người tiêu dùng sẽ "quay lưng"

Không chỉ ở Trung Quốc, tại Việt Nam giờ đây ăn sầu riêng cũng là xa xỉ khi loại trái cây vua này đang đứng đầu về độ đắt đỏ trên các sạp hàng trái cây. Khi giá sầu riêng tại vườn ở Tây Nguyên được đẩy lên mức 100 nghìn đồng/kg người ta bắt đầu hoang mang. Nhà vườn thì cố giữ vườn chờ đỉnh giá, doanh nghiệp xuất khẩu cũng không thể mua vì giá quá cao. Nhiều người cho rằng, giá sầu riêng không thể tăng mãi được, người ta không thể bất chấp mọi giá để ăn sầu riêng.
Xã miền núi khấm khá nhờ bưởi da xanh, cứ mỗi cây lãi gần 3 triệu đồng, gấp 4 lần trồng keo

Xã miền núi khấm khá nhờ bưởi da xanh, cứ mỗi cây lãi gần 3 triệu đồng, gấp 4 lần trồng keo

Bài toán phát triển kinh tế ở xã miền núi Hòa Ninh (huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng) đã tìm ra lời giải nhờ cây bưởi da xanh. Nhiều hộ thu lợi nhuận từ 150 - 200 triệu đồng/năm, bình quân mỗi cây bưởi da xanh cho lợi nhuận 2 đến 3 triệu đồng, cao gấp 4 lần cây keo. Hiện chính quyền địa phương và Hội nông dân hỗ trợ về vốn và liên kết sản xuất để mở rộng diện tích bưởi da xanh trên địa bàn huyện.
Đưa thương hiệu tỏi đen Yên Châu vươn xa

Đưa thương hiệu tỏi đen Yên Châu vươn xa

Tỏi là một trong những cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông ở huyện Yên Châu (Sơn La), thời gian gần đây một số HTX đã đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm tỏi đen đem lại giá trị kinh tế cao.
Những chiến kê lộ đòn thế đúng chất võ Bình Định tại Hội chọi gà dân gian lần đầu tiên được tổ chức

Những chiến kê lộ đòn thế đúng chất võ Bình Định tại Hội chọi gà dân gian lần đầu tiên được tổ chức

Thú chơi gà chọi, luyện gà nòi có từ xa xưa và trở thành một nét đặc sắc ở đất võ Bình Định. Nơi đây cũng nổi danh với dòng gà nòi bách chiến bách thắng. Tuy nhiên, chỉ tới Hội chọi gà dân gian 2023 những nét đặc sắc của nghệ thuật gà chọi mới lộ diện. Đây là hoạt động lần đầu tiên được tổ chức trên quy mô lớn nhằm gìn giữ và phát triển nghệ thuật chọi gà và nuôi gà chọi tại Bình Định.
Thanh long ruột đỏ chính vụ giá cao gấp đôi năm trước, có đủ sức hấp dẫn nông dân khôi phục vùng trồng?

Thanh long ruột đỏ chính vụ giá cao gấp đôi năm trước, có đủ sức hấp dẫn nông dân khôi phục vùng trồng?

Sau một thời gian giá thanh long giảm mạnh do xuất khẩu khó khăn, thời điểm này tại Tiền Giang giá thanh long ruột đỏ được thương lái mua tại vựa với giá từ 6.000-11.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng có giá từ 10.000-12.000 đồng/kg. Như vậy, giá thu mua thanh long chính vụ của năm nay cao gần gấp hai lần so với năm 2022.
Nuôi loài chim đặc sản như nuôi gà, tự leo chuồng ngủ, nữ nông dân Bến Tre có cả gia tài

Nuôi loài chim đặc sản như nuôi gà, tự leo chuồng ngủ, nữ nông dân Bến Tre có cả gia tài

Loài chim trĩ đỏ được nhiều người ưa thích nhưng cũng chỉ nuôi số lượng ít để làm cảnh. Tuy nhiên ở Bến Tre có một nữ nông dân nuôi cả đàn như gà. Chim trĩ đỏ được nuôi bán hoang dã cho thức ăn cám viên tự leo sàn ngủ. Cách nuôi đơn giản, tiết kiếm chi phí đã đem lại lợi nhuận trung bình 15 triệu đồng mỗi tháng.
Tổ yến Cần Giờ, bí quyết tạo ra thứ 'vàng trắng' tốt nhất thế giới

Tổ yến Cần Giờ, bí quyết tạo ra thứ 'vàng trắng' tốt nhất thế giới

Huyện Cần Giờ có 519 nhà nuôi chim yến, sản lượng mỗi năm đạt 14 -15 tấn tổ yến thô. Tổ yến Cần Giờ nói riêng và tổ yến Việt Nam đang được nhiều thị trường lớn đánh giá có phẩm chất tốt nhất, định giá cao hơn sản phẩm cùng loại đến từ các quốc gia khác. Đây là cơ sở để nâng tầm thương hiệu tổ yến Cần Giờ "tốt nhất thế giới".
Trồng sầu riêng kiểu bầu Đức, 1 vốn 5 lời thăm sầu riêng sướng hơn cả đi đánh golf

Trồng sầu riêng kiểu bầu Đức, 1 vốn 5 lời thăm sầu riêng sướng hơn cả đi đánh golf

Sau trồng chuối, tới thời điểm này cây sầu riêng lại tiếp tục đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Được coi là người sở hữu diện tích sầu riêng lớn nhất thế giới với tổng 1.200 ha sầu riêng bao gồm Musang King và Mong Thong Thái tại Việt Nam và Lào, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) chủ tịch tập đoàn này tiết lộ sầu riêng cho lợi nhuận cao "khó tin" 1 vốn 5 lời.
Tìm lại vị thế cho thanh long từ vườn tới chợ bằng giải pháp nâng chất liên kết sản xuất

Tìm lại vị thế cho thanh long từ vườn tới chợ bằng giải pháp nâng chất liên kết sản xuất

Từng giữ thế thượng phong trong số những nông sản mỗi năm đem về tỷ đô kim ngạch xuất khẩu, nhưng thời gian gần đây thanh long đánh mất dần vị thế. Chưa khi nào người trồng thanh long đối mặt với tình trạng bấp bênh như hiện nay. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là khâu liên kết sản xuất còn yếu dẫn tới sản xuất thiếu bền vững. Giải quyết được được bài toán liên kết hiệu quả con đường của trái thanh long từ vườn tới chợ sẽ bớt gập ghềnh.
Trồng mắc ca chấp nhận "được ăn cả, ngã về không", bất ngờ thu nhập 130-150 triệu đồng/vụ suốt 50 năm

Trồng mắc ca chấp nhận "được ăn cả, ngã về không", bất ngờ thu nhập 130-150 triệu đồng/vụ suốt 50 năm

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có hơn 2.200ha cây mắc ca, riêng huyện Kbang đã có gần 2.000ha. Những vườn mắc ca sau 5 năm đã cho thu hoạch với thu nhập 130-150 triệu đồng/vụ/ha trong 50 năm. Cây mắc ca phát triển tốt ở Gia Lai nhưng vẫn còn những lo lắng bởi chưa có nhà máy chế biến sản phẩm mắc ca nên việc tiêu thụ sản phẩm mắc ca chưa ổn định, chủ yếu chế biến, xuất bán nhỏ lẻ, mang tính hộ gia đình, cá nhân.
Người sở hữu 34ha thanh long, dù thị trường biến động vẫn thu lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm

Người sở hữu 34ha thanh long, dù thị trường biến động vẫn thu lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm

Là người sở hữu diện tích quy mô lớn tại "thủ phủ" thanh long Bình Thuận, ông Đinh Xuân Đào luôn có những giải pháp vượt khó dù thị trường thanh long biến động, nhiều người trồng thanh long bỏ vườn. Ông Đào canh tác trên 34 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao có hệ thống tưới phun và nhỏ giọt, cơ giới hóa trong khâu sản xuất cũng như thu hoạch sản phẩm.
Nhãn mất mùa sản lượng thấp kỷ lục "thủ phủ" nhãn lồng Hưng Yên còn "méo mặt" vì giá rẻ

Nhãn mất mùa sản lượng thấp kỷ lục "thủ phủ" nhãn lồng Hưng Yên còn "méo mặt" vì giá rẻ

Đang là mùa thu hoạch nhãn ở Hưng Yên nhưng người dân nơi đây gọi là mùa "nhãn đắng". Vụ nhãn năm nay ở Hưng Yên mất mùa, sản lượng thấp kỷ lục so với mọi năm. Trong khi giá nhãn xuống thấp nên các nhà vườn rơi vào cảnh "ngậm trái đắng".
Giải pháp nào cứu vùng thành long Bình Thuận khi tới nay đã giảm hơn 1.350ha diện tích?

Giải pháp nào cứu vùng thành long Bình Thuận khi tới nay đã giảm hơn 1.350ha diện tích?

Cây thanh long được xác định là cây lợi thế và đặc sản của tỉnh Bình Thuận, sản xuất thanh long đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên gần đây giá thanh long bấp bênh khiến nhiều người dân quay lưng bỏ thanh long để chuyển đổi cây trồng khác. Trước tình trạng diện tích thanh long giảm hơn 1.350ha, tỉnh Bình Thuận đang khẩn trương tìm giải pháp.
Sầu riêng xuất khẩu đạt kỷ lục cán đích 1 tỷ đô trước 4 tháng, biến số từ sầu riêng Tây Nguyên

Sầu riêng xuất khẩu đạt kỷ lục cán đích 1 tỷ đô trước 4 tháng, biến số từ sầu riêng Tây Nguyên

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu sầu riêng 7 tháng đầu năm nay đã thu về 1,1 tỷ USD, “đánh bật” thanh long – loại quả đã 10 năm liền đứng đầu trong top các loại trái cây xuất khẩu của nước ta để vươn lên chiếm vị trí top đầu. Với con số này, sầu riêng chính thức lọt vào “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD” của ngành nông nghiệp. Đây cũng là mức kim ngạch cao nhất của loại trái cây này từ trước đến nay.
Nuôi loài chim tạo ra 'vàng trắng' nhưng sao ở Kiên Giang người dân đau đầu vì thua lỗ?

Nuôi loài chim tạo ra 'vàng trắng' nhưng sao ở Kiên Giang người dân đau đầu vì thua lỗ?

Tổ yến có giá trị kinh tế cao và được ví như "vàng trắng" đã tạo sức hút người dân ồ ạt tổ chức nuôi yến. Tại tỉnh Kiên Giang, nơi có số lượng tổ yến đứng đầu cả nước lại đang đối mặt với khó khăn. Chim yến đẻ kém năng suất thấp trong khi giá tổ yến xuống thấp và ế ẩm.
Mua quả dưa lưới thấy ngon bớt ít hạt trồng thử giờ có hẳn vườn dưa lưới công nghệ cao

Mua quả dưa lưới thấy ngon bớt ít hạt trồng thử giờ có hẳn vườn dưa lưới công nghệ cao

Vốn không phải là nông dân, trong một lần đi siêu thị mua dưa lưới và ăn thấy ngon, chị Nguyễn Thị Mỹ, ở thôn Bàu Ốc (xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam) nảy ra ý tưởng trồng loại quả hấp dẫn này. Chị tìm hiểu kỹ thuật rồi đầu tư hơn 200 triệu đồng để lắp đặt quạt gió, điện sáng, nhà lưới, đường dẫn tưới nước cho vườn dưa lưới gần 400m2. Những quả dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP được ưa chuộng tại các nhà hàng, khách sạn.
Tìm đầu ra cho đặc sản nhãn Sơn Thuỷ Hoà Bình

Tìm đầu ra cho đặc sản nhãn Sơn Thuỷ Hoà Bình

Bắt đầu thu hoạch từ đầu tháng 8, các nhà vườn trồng nhãn Sơn Thủy trên địa bàn xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi (Hoà Bình) ngao ngán bởi nông sản tiêu thụ chậm, tư thương thu mua nhỏ lẻ.
Sức nóng vụ thu hoạch sầu riêng, hàng nghìn tấn phải đổ bỏ nếu doanh nghiệp và người dân cùng chờ giá

Sức nóng vụ thu hoạch sầu riêng, hàng nghìn tấn phải đổ bỏ nếu doanh nghiệp và người dân cùng chờ giá

Vụ sầu riêng Tây Nguyên bước vào vụ thu hoạch với sức nóng sôi sục về giá cả. Hàng tháng trời khi tới ngày thu hoạch giá sầu riêng liên tục leo thang. Tuy nhiên điều này dẫn tới hệ lụy người dân không thể bán, doanh nghiệp không thể mua. Có nhiều ý kiến lo ngại tình trạng này sẽ dẫn tới hàng nghìn tấn sầu riêng có nguy cơ phải đổ bỏ vì không thể tiêu thụ.
Vượt ruộng thành vườn, lão nông thu tiền tỷ từ những cây ăn quả giá trị, xứng tầm nông dân giỏi

Vượt ruộng thành vườn, lão nông thu tiền tỷ từ những cây ăn quả giá trị, xứng tầm nông dân giỏi

Trong khu vườn của lão nông Nguyễn Việt Bằng toàn những cây trồng giá trị như măng cụt, nhãn Ido, nhãn Hưng Yên, mít ruột đỏ, vú sữa Hoàng Kim... đem lại lợi nhuận 1 tỷ đồng mỗi năm. Đây là thành quả từ việc mạnh dạn chuyển đổi từ ruộng lúa sang trồng cây ăn trái.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
Phiên bản di động