TP. Hồ Chí Minh dự kiến thực hiện mở cửa kinh tế theo 3 giai đoạn

Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ nới lỏng một số hoạt động và từng bước mở cửa nền kinh tế từ ngày 16/9.
Thủ tướng yêu cầu TPHCM bảo đảm hỗ trợ y tế và lương thực, thực phẩm cho người dân Thủ tướng: Đã hy sinh phát triển kinh tế để thực hiện giãn cách thì phải kiểm soát được dịch bệnh Nhân rộng mô hình “chợ dã chiến” ở quận 5
TP. Hồ Chí Minh dự kiến thực hiện mở cửa kinh tế theo 3 giai đoạn
TP. Hồ Chí Minh dự kiến thực hiện mở cửa kinh tế theo 3 giai đoạn

5 quan điểm, nguyên tắc mở cửa nền kinh tế

Về kế hoạch phòng chống COVID-19 và phục hồi kinh tế, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, TPHCM đưa ra 5 quan điểm, nguyên tắc mở cửa nền kinh tế.

Thứ nhất, việc mở cửa phải bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người dân.

Thứ hai, Thành phố kiên trì, quyết liệt phòng chống dịch COVID-19, đảm bảo hài hoà với các hoạt động kinh tế trên tinh thần "Lợi ích hài hoà - Tự do chia sẻ", "An toàn tới đâu thì mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn".

Thứ ba, dịch luôn tồn tại, luôn có giải pháp thích nghi để sống khoẻ và sống an toàn.

Thẻ COVID là công cụ thống nhất và chủ yếu để kiểm soát các đối tượng trong quá trình phục hồi kinh tế sau ngày 15/9/2021, cấp cho các cá nhân đủ các yêu cầu về y tế, dịch tễ. Thẻ gồm 2 loại: thẻ xanh COVID và thẻ vàng COVID. Trên thẻ có mã QR cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu của Sở Y tế.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội phù hợp với tình hình kiểm soát dịch tại từng địa bàn/khu vực. Tuỳ tình hình từng địa bàn/khu vực mà mở cửa lại nền kinh tế tương ứng, sao cho đảm bảo tính linh hoạt, bám sát diễn biến thức tế tại từng thời điểm.

Thứ 5, đảm bảo an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc.

Theo đó, Thành phố sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, triển khai thí điểm Thẻ xanh COVID, Thẻ vàng COVID, thí điểm ưu tiên mở cửa một số lĩnh vực theo lộ trình tại quận 7, Củ Chi, Cần Giờ.

3 giai đoạn phục hồi kinh tế

Về lộ trình mở cửa, phục hồi kinh tế, TPHCM dự kiến thực hiện theo 3 giai đoạn. Cụ thể:

Giai đoạn 1 (dự kiến từ 16/9/2021 - 31/10/2021), trong giai đoạn này, cá nhân, lao động có Thẻ xanh COVID có thể tham gia các hoạt động (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại). Cá nhân, lao động có Thẻ vàng COVID, có xét nghiệm âm tính với COVD-19 được tham gia một số lĩnh vực cụ thể.

Riêng tổ chức có 100% lao động có Thẻ xanh COVID được tham gia tất cả các lĩnh vực (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại). Tổ chức có 100% lao động có Thẻ xanh COVID tại bộ phận có tiếp xúc người ngoài, có lao động có Thẻ xanh COVID hoặc Thẻ vàng COVID tại các bộ phận còn lại được tham gia một số hoạt động.

 Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Huyền Mai
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Quan điểm về việc nới lỏng phục hồi kinh tế tại TPHCM dựa trên nguyên tắc an toàn, linh hoạt theo kết quả phòng chống dịch. Ảnh: Huyền Mai

Trong giai đoạn 2 (dự kiến từ 31/10/2021 đến 15/1/2022), Thành phố sẽ mở rộng các hoạt động được phép cho đối tượng có Thẻ xanh COVID gồm: Trung tâm thương mại; trung tâm tập luyện thể dục thể thao; hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời; dịch vụ ăn uống có quy mô nhỏ và đảm bảo giãn cách theo quy định (dưới 20 người).

Đến giai đoạn 3 (dự kiến sau 15/1/2022), Thành phố lên kế hoạch mở cửa tất cả các hoạt động của nền kinh tế. Đối với hoạt động karaoke, vũ trường, quán bar, massage, bắt buộc người tham gia phải có Thẻ xanh COVID.

Ngoài các lộ trình dự kiến, Thành phố cũng có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gồm: hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ tổ chức sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động; hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ về thông tin, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, quan điểm về việc nới lỏng phục hồi kinh tế tại TPHCM dựa trên nguyên tắc an toàn, linh hoạt theo kết quả phòng chống dịch. Tiêu chí đánh giá an toàn dựa trên thẻ xanh, thẻ vàng căn cứ trên kết quả tiêm vắc xin. Cùng với đó, Thành phố cũng thực hiện nguyên tắc 5K và quy định của Chính phủ về an toàn theo ngành, theo hoạt động.

“Để có thể sớm nới lỏng giãn cách, phục hồi kinh tế, Thành phố sẽ tập trung quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch. Có phòng chống dịch hiệu quả mới có thể phục hồi kinh tế. Việc nới lỏng, mở cửa phục hồi kinh tế phụ thuộc nhiều vào kết quả phòng chống dịch. Việc phục hồi nền kinh tế chỉ có thể thực hiện sớm, mở rộng nhanh khi tình hình cải thiện tốt”, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi khẳng định.

Liên quan đến vấn đề sẽ mở trở lại ngành nào trước, khu vực nào trước, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho rằng, qua các ý kiến cho thấy có sự đan xen với nhau. Thành phố không tự đi một mình mà cần có sự phối hợp với các địa phương khác để giải quyết vấn đề một cách đồng bộ. Do đó, Thành phố sẽ tiếp thu các ý kiến để có cơ sở đưa ra phương án đồng bộ nhất.

Đối với công tác phòng, chống dịch, Thành phố sẽ duy trì xét nghiệm, bóc tách F0, truy vết F0 không rõ nguồn gốc để ngăn chuỗi lây nhiễm mới, giám sát đối tượng nguy cơ cao 7 ngày/lần.

Trong thời gian tới, TP tiếp tục chiến dịch tiêm vaccine, đảm bảo tiêm 100% mũi 1 cho người trên 18 tuổi, nhắc mũi 2 cho toàn bộ người tiêm mũi 1, ưu tiên tuyến đầu, người có nguy cơ cao. Cùng với đó, nghiên cứu phương án tiêm vắc xin cho trẻ em, trẻ em có nguy cơ cao (bệnh nền, béo phì).

M.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu thuỷ sản đang diễn biến thế nào mà được dự báo về đích 10 tỷ USD?

Xuất khẩu thuỷ sản đang diễn biến thế nào mà được dự báo về đích 10 tỷ USD?

Xuất khẩu thuỷ sản cả nước trong tháng 10 ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế qua 10 tháng, xuất khẩu thủy sản đã mang về 8,27 tỷ USD. Các chuyên gia kỳ vọng lĩnh vực này sẽ về đích hơn 10 tỷ USD trong năm nay.
Mặt hàng “báu vật” của Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Mặt hàng “báu vật” của Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Hoa hồi được coi là “báu vật” trời ban khi chỉ cực ít quốc gia trên thế giới may mắn sở hữu. Hoa hồi được mệnh danh là "cánh hoa nghìn tỷ" bởi giá trị kinh tế cao, nhiều quốc gia săn đón.
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste. Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2024.
Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu sang EU là rất lớn nhưng các chuyên gia lo ngại những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng.
Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Theo quyết định mới, các doanh nghiệp lớn sẽ phải tuân thủ Quy định chống phá rừng (EUDR) từ ngày 30/12/2025, trong khi các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ có thời gian đến ngày 30/6/2026.
Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản năm 2024 thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế, các hội, hiệp hội và nhà mua trên thế giới, được kỳ vọng là cầu nối mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau.
Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Trong tháng 9, Việt Nam trở thành nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc với gần 177.000 tấn, trị giá 640,72 triệu USD.
Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong khi thi hành công vụ nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ.
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

10 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã mang về cho cả nước hơn 58,66 tỉ USD.
Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Dự án “sầu riêng kỹ thuật số” nhằm giúp người nông dân trồng sầu riêng Thái Lan giải quyết nhiều thách thức bằng cách sử dụng các ứng dụng để ghi lại, lưu trữ và theo dõi dữ liệu cây trồng.
Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

10 tháng đầu năm 2024, giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt đạt gần 1,4 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu không được kiểm soát, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu thịt lợn.
Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Đại diện TikTok Shop cho biết, phiên livestream kéo dài 14 tiếng liên tục được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) đã ghi nhận 200.000 đơn đặt hàng.
Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

10 tháng đầu năm 2024, ba loại nông sản tỷ USD là cà phê, rau quả và gạo bội thu về đơn hàng lẫn giá xuất khẩu. Các chuyên gia dự báo, với kết quả đã đạt được, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt kỷ lục 60-61 tỷ USD.
Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến xuất khẩu 9 triệu tấn gạo trong năm 2024, tăng so với các mức dự báo trước đó là 8,2 và 7,5 triệu tấn.
Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Hiện nay, Quốc hội đang bàn một vấn đề lớn đối với nông dân, nông nghiệp, đó là đưa lĩnh vực phân bón vào chịu thuế giá trị gia tăng, theo chuyên gia kinh tế, nó sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích, Nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân.
Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Thứ hạng của các sàn tiếp tục có sự thay đổi, đặc biệt với sự xuất hiện của một số gương mặt mới như Temu, Shein... cuộc cạnh tranh tại thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam càng trở nên khốc liệt.
Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Xuất khẩu năm 2025 được sự báo có nhiều thách thức, động lực tăng trưởng năm tới sẽ nằm trong tay Chính phủ, cụ thể là việc thúc đẩy mạnh mẽ chi tiêu chính phủ, bao gồm cả chi tiêu ngân sách và giải ngân đầu tư công. Điều này có thể kéo theo tiêu dùng nội địa và đầu tư tư nhân tăng thêm.
Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Theo các chuyên gia, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu nông sản của Việt Nam có thể gặp thách thức từ chính sách phòng vệ thương mại, nhưng cũng có thêm cơ hội tăng trưởng trong những năm tới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động