Cây cơm cháy còn có tên gọi khác là cây thuốc mọi, tiếp cốt thảo,...
Đặc điểm của cây cơm cháy
Cây cơm cháy là một trong những cây thuốc được trồng phổ biến ở nước ta bởi công dụng hữu ích mà loài thảo dược này mang lại cho cả Đông y và Tây y.
Cây cơm cháy là loài thực vật thân nhỡ, sống lâu năm. Thân cây trưởng thành cao nhất có thể lên đến 5 mét, màu xanh sẫm, thân xốp. Lá hình mũi giáo, mép có răng cưa nhỏ. Hoa nhỏ li ti nở thành từng chùm màu trắng, thường nở vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 hằng năm. Quả loại cây này nhỏ hình tròn căng bóng, mọng nước, có màu đen thẫm và cho thu hoạch vào mùa hè thu.
Cây cơm cháy phân bố ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: các nước khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản, Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc, Bhutan,... Tại Việt Nam, loài thảo dược này phân bố rải rác trên cả nước từ các tỉnh phía Bắc như: Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng,... cho đến Lâm Đồng.
Cây cơm cháy có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Loài thực vật này chịu được thời tiết khắc nghiệt, lạnh giá. Nền nhiệt để cây phát triển tốt nhất là 10-25 độ C.
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng trong cây cơm cháy
Sau khi nghiên cứu về thành phần hóa học và dược tính của cây cơm cháy, các nhà khoa học đã chỉ ra trong từng bộ phận của cây thuốc này đều có giá trị dinh dưỡng.
Cụ thể:
Trong thân cây chứa các chất: a-amyrin palmitate, acid ursolic, stigmasterol, campesterol, tanin
Trong lá chứa: cyanogenic glycoside
Trong hoa chứa: tinh dầu, các hoạt chất flavonoid, phenolic, alcohol, sterols,..
Trong quả chứa: các chất rutin, sambucol, tinh dầu và các acid hữu cơ, các vitamin.
Toàn cây cơm cháy còn chứa hàm lượng cao các vitamin A, C, B6 và các khoáng chất như: sắt, kali,... đáng kể.
Tác dụng của cây cơm cháy đối với sức khỏe con người
Thành phần của các bộ phận trong cây cơm cháy có dược tính cao nên hỗ trợ đắc lực cho việc cải thiện sức khỏe của người dùng.
Tác dụng của cơm cháy theo Đông y
Theo Đông y, cây cơm cháy vị chua, tính ấm, có công dụng dụng khử phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ. Loại thảo dược này thường được dùng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, táo bón, lở loét mụn nhọt,...
Tác dụng của cơm cháy theo y học hiện đại
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, cây cơm cháy có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, chống viêm và chữa lành vết thương nhanh chóng. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong cây thuốc này còn giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào bởi sự tác động của các gốc tự do.
Cây cơm cháy có nhiều thành phần dược tính tốt nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y
Một số bài thuốc trị bệnh bằng cây cơm cháy
Các thầy thuốc Đông y cho rằng, tất cả các bộ phận từ lá, thân, rễ của cây cơm cháy đều có thể sử dụng để làm thuốc được. Và điều này cũng được chứng minh bằng hiệu quả thực tế khi sử dụng các bài thuốc từ cây thuốc này của dân gian.
Cây cơm cháy chữa bong gân
Theo y học cổ truyền, cây cơm cháy có vị chua, tính ấm, được sử dụng phổ biến để sơ cứu và điều trị tình trạng bong gân. Các dưỡng chất trong cây thuốc này khi sẽ làm liền phần dây chằng bị tổn thương, đồng thời giảm các triệu chứng sưng đau và bầm tím.
Chuẩn bị:Lá cây cơm cháy tươi: 30g, hành tím: 1 củ, bã rượu: 2 thìa cà phê
Cách dùng:
Rửa lá cơm cháy thật sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi để ráo nước. Hành tím bóc vỏ, cho vào cối giã nát cùng với lá cây cơm cháy. Tiếp tục cho bã rượu vào trộn đều lên.
Đắp hỗn hợp lá cơm cháy, hành tím và bã rượu vào vùng bị bong gân. Dùng một miếng gạc để băng cố định lại. Mỗi ngày thay băng và thuốc như vậy một lần. Băng liên tục cho đến khi tình trạng sưng tấy, đau nhức không còn.
Cây cơm cháy giúp nhuận tràng, điều trị táo bón
Cây cơm cháy chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp duy trì hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh và điều chỉnh nhu động ruột. Khi sử dụng cơm cháy, một số hợp chất tế bào học giúp nhuận tràng, kích thích quá trình tiêu hóa hoạt động tốt, từ đó làm giảm nguy cơ táo bón.
Chuẩn bị: Vỏ cây cơm cháy tươi: 15g, nước sạch: 500ml
Cách dùng:
Vỏ cây đem rửa thật sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút để loại bỏ bụi bẩn. Cho vào nồi sắc với 500ml nước cho đến khi nước cạn còn 1 nửa thì tắt bếp.
Uống trực tiếp khi nước thuốc còn nóng. Mỗi ngày uống 1 thang trong 2-3 ngày, việc đi đại tiện sẽ dễ dàng hơn. Không lạm dụng dùng quá liều bởi sẽ gây tác dụng phụ như: kiết lỵ, buồn nôn.
Sử dụng cây cơm cháy để điều trị bệnh táo bón mang lại hiệu quả rất tích cực
Cây cơm cháy chữa cước khí
Theo Đông y, cước khí là do phong hàn thử thấp xâm nhập cơ thể, không được giải trừ, tích tụ gây ra bệnh. Còn cây cơm cháy lại có vị chua hơi đắng, tính ấm, khi vào
bên trong cơ thể sẽ giúp khu phong, trừ thấp, ôn kinh, hoạt lạc. Vậy nên, cơm cháy chữa cước khí được các thầy thuốc cho là đúng thuốc đúng bệnh.
Chuẩn bị: Rễ cây cơm cháy: 12g, bã rượu: 4g
Cách dùng:
Rễ cây đem rửa thật sạch đất cát rồi để ráo nước. Tiến hành giã nát rễ cơm cháy với bã rượu. Cho tất cả vào nồi sao nóng lên
Vệ sinh vị trí bị cước khí thật sạch. Đắp trực tiếp hỗn hợp rễ cây cơm cháy và bã rượu lên rồi dùng băng gạc cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc và băng 2 lần đều đặn.
Cơm cháy chữa ghẻ lở, giảm ngứa da
Y học hiện đại chỉ ra rằng, hợp chất anthocyanin dồi dào trong cây cơm cháy giúp làm giảm viêm, tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên bệnh ghẻ lở và làm ngứa da.
Chuẩn bị: Lá cây cơm cháy tươi: 20g, nước sạch: 2 lít
Cách dùng:
Đem lá cây đi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút để loại bỏ tạp chất và sát khuẩn. Cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước
Vớt bỏ lá, chắt lấy nước thuốc đổ ra chậu lớn. Pha loãng thêm nước lạnh cho nguội bớt. Dùng nước thuốc rửa vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương và tắm toàn thân. Sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 5 ngày để giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ngoài da.
Để sử dụng cây cơm cháy mang lại hiệu quả cao cần có những lưu ý trong quá trình sử dụng
Những lưu ý khi sử dụng cây cơm cháy
Các chuyên gia cho biết, bên cạnh tác dụng dược lý tốt cho sức khỏe thì một số thành phần hóa học trong cây cơm cháy cũng có chứa độc tố nên người dùng cần phải thật thận trọng khi sử dụng cây thuốc này.
Những người không nên sử dụng cây cơm cháy
Những bệnh nhân bị bong gân hoặc chấn thương xương khớp, người thường xuyên gặp chứng táo bón, khó tiêu, người mắc các bệnh viêm nhiễm, mẩn ngứa, lở loét, ghẻ lở trên da,...là những đối tượng không nên sử dụng cây cơm cháy.
Những người bị viêm khớp có dịch hay sưng nóng, đỏ không nên dùng bởi cây thuốc có tính ấm, khi sử dụng sẽ làm nóng và chảy nhiều dịch hơn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng vì độc tố trong cây cơm cháy sẽ có nguy cơ cao làm ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh.
Người có vấn đề về dạ dày không nên sử dụng vì hàm lượng độc tố trong cây sẽ làm bệnh tình trở nặng hơn.
Những lưu ý khác khi sử dụng cây cơm cháy
Quả mọng của cây có chứa độc tính, khi ăn quả tươi chưa qua bào chế sẽ gây cảm giác buồn nôn và ngộ độc
Cây cơm cháy có thể tương tác với các loại thuốc lợi tiểu và các loại thuốc chuyển hóa bởi gan.
Không sử dụng cây cơm cháy quá 5 ngày liên tục
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là với trẻ em.
Cây cơm cháy là một cây thuốc quý trong tự nhiên. Hy vọng mọi người có thể tận dụng cây thuốc này một cách triệt để để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên tham vấn của những vị thầy thuốc Đông y chuyên môn để được hướng dẫn sử dụng một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Yên Thư