Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan ở Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công điện nêu: Từ đầu năm 2024 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tiến độ nhiều công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia được đẩy nhanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn; nhiều Bộ, cơ quan, địa phương đạt kết quả giải ngân cao. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (56,74%), chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương, đánh giá cao các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đạt kết quả giải ngân cao; đồng thời phê bình 29 bộ, cơ quan trung ương và 21 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp dưới mức trung bình cả nước. Đặc biệt có một số bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân rất thấp như: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (0%), Ủy ban Dân tộc (1,12%), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1,35%), Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (5,01%), Đại học quốc gia Hà Nội (9%), Bộ Ngoại giao (10,03%)… Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp như: Thành phố Hồ Chí Minh (19,63%), Phú Yên (24,63%), Kon Tum (27,45%), Quảng Ngãi (27,98%),…

Để phấn đấu đạt cao nhất chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đã được Trung ương, Quốc hội, Chính phủ giao, nhất là giải ngân vốn đầu tư công phải đạt bằng được tỷ lệ trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đề cao trách nhiệm hơn nữa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao:

Tiếp tục quán triệt đầy đủ vai trò, ý nghĩa quan trọng của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội, xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân…; vốn đầu tư công là nguồn vốn mồi dẫn dắt và thu hút, huy động các nguồn vốn khác trong xã hội cho đầu tư phát triển.

Khẩn trương thực hiện các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2024, Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2024, Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện các biện pháp, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả; quyết liệt, quyết tâm cao trong chỉ đạo, điều hành, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ ngay các điểm nghẽn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Tập trung đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, ưu tiên bố trí đủ kinh phí để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích có đủ điều kiện; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, kiểm kê và đẩy nhanh thi công các khu tái định cư, sớm bàn giao mặt bằng để thi công.

Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về tháo gỡ các khó khăn liên quan đến cấp phép mỏ, khai thác vật liệu đá, cát, đất; thực hiện các biện pháp kiểm soát giá và chất lượng nguyên vật liệu phục vụ các dự án đầu tư công đảm bảo nhanh, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.

Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động Tổ công tác đặc biệt về giải ngân đầu tư công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Tổ trưởng. Phân công lãnh đạo theo dõi, tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát, đánh giá cụ thể kết quả thực hiện công việc trong từng tuần, bám sát tiến độ thực hiện dự án, xử lý ngay các tồn tại, bất cập, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.

Chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án, tổng hợp nhu cầu bổ sung vốn của các dự án và thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định.

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân, đơn vị đạt kết quả tốt trong giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giao vốn, điều chỉnh vốn, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công.

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo số 492/TB-VPCP này 27 tháng 10 năm 2024 về việc áp dụng quy định pháp luật để thực hiện các dự án đầu tư công của các Bộ quản lý ngành để bảo đảm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi sát tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hằng tháng để kịp thời chỉ đạo các giải pháp điều hành linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tiễn nhằm hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Hướng dẫn, xử lý các vướng mắc của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong việc thực hiện các Luật Đấu thầu, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Quy hoạch.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo Kho bạc nhà nước và các đơn vị chức năng bảo đảm nguồn thanh toán cho các dự án; kịp thời thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành cho các dự án ngay khi đã đầy đủ hồ sơ theo quy định, đẩy mạnh thanh toán qua dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc nhà nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tiếp tục hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thủ tục liên quan đến quy trình cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu phục vụ dự án đầu tư công, đảm bảo nhanh, hiệu quả, đúng quy định.

Hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan tới các quy định mới có hiệu lực của Luật Đất đai và các Nghị định liên quan, đặc biệt là các dự án phải tính toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về đất đai mới và các quy định pháp luật có liên quan.

Bộ Xây dựng theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu để xử lý kịp thời theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, xác định mức đơn giá và chỉ số giá vật liệu xây dựng theo tháng phù hợp với diễn biến giá thị trường, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Các Bộ, cơ quan chủ chương trình mục tiêu quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc) rà soát các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình phân bổ, giải ngân vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan xử lý kịp thời theo quy định.

Các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 1006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2024 và các Đoàn công tác của các Thành viên Chính phủ theo Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2023, Quyết định số 967/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại các Bộ, cơ quan, địa phương, kịp thời chỉ đạo, xử lý, tháo gỡ ngay theo thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

Văn phòng Chính phủ theo dõi theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền những vấn đề vượt thẩm quyền./.

Thủ tướng: Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, nới lỏng hơn Thủ tướng: Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, nới lỏng hơn
Tăng trưởng GDP thấp hơn kịch bản đề ra, sức ép 6 tháng cuối năm là rất lớn Tăng trưởng GDP thấp hơn kịch bản đề ra, sức ép 6 tháng cuối năm là rất lớn
Thủ tướng: Tiếp tục củng cố và phát huy lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và quyết tâm vực dậy công nghiệp Thủ tướng: Tiếp tục củng cố và phát huy lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và quyết tâm vực dậy công nghiệp
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thu thuế TMĐT cả năm có thể vượt 100.000 tỷ đồng

Thu thuế TMĐT cả năm có thể vượt 100.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, các nhà cung cấp nước ngoài nộp ngân sách nhà nước khoảng 8.200 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ. Theo tính toán của cơ quan thuế, thu thuế thương mại điện tử năm 2024 có thể vượt mốc 100.000 tỷ đồng.
Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo khiến cho giá gạo trên thị trường châu Á lao dốc. Tuy nhiên, sau 10 tháng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt 4,9 tỉ USD và được dự báo có khả năng vượt mục tiêu 5 tỷ USD trong năm 2024.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 tháng biến động do bão Yagi

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 tháng biến động do bão Yagi

Cả nước tập trung thu hoạch lúa mùa, lúa thu đông; chăn nuôi phát triển ổn định; hoạt động khai thác gỗ tiếp tục được đẩy mạnh; nuôi trồng thủy sản nỗ lực duy trì tăng trưởng là những hoạt động chính của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 10 và 10 tháng qua.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 đạt gần 648 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 đạt gần 648 tỷ USD

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng của năm 2024 đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,57 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023, cán cân thương mại xuất siêu 23,3 tỷ USD.
Sếp Shopee: Để bán hàng tốt các doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng thị trường

Sếp Shopee: Để bán hàng tốt các doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng thị trường

Ông Phan Mạnh Hà - Giám đốc đối ngoại Shopee Việt Nam, chia sẻ để bán hàng tốt các doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng của thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đầu tư về vận hành gian hàng và "và chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng chính quyền địa phương để hỗ trợ họ.
CPI tháng 10 tăng 0,33%, lạm phát vẫn được kiểm soát

CPI tháng 10 tăng 0,33%, lạm phát vẫn được kiểm soát

Giá lương thực, thực phẩm tiếp tục gia tăng. Cùng với đó là giá xăng dầu trong nước lên theo giá thế giới và giá nhà ở thuê “đắt đỏ” hơn được cho là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng ở mức 0,33%.
Kinh tế 10 tháng tăng trưởng ấn tượng, xuất siêu 23,31 tỷ USD

Kinh tế 10 tháng tăng trưởng ấn tượng, xuất siêu 23,31 tỷ USD

Thương mại hàng hóa của Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trên bức tranh kinh tế 10 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ, xuất siêu hơn 23,3 tỷ USD.
Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD mua gạo để làm gì?

Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD mua gạo để làm gì?

Trong 10 tháng qua, các doanh nghiệp Việt đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập mặt hàng này, tăng tới 72,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sẽ dùng AI kiểm soát doanh thu trên sàn TMĐT từ tuần sau

Sẽ dùng AI kiểm soát doanh thu trên sàn TMĐT từ tuần sau

Giải trình tại phiên thảo luận về ngân sách, đầu tư công, ngày 5/11. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết từ tuần sau cơ quan thuế sẽ dùng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để kiểm soát doanh thu, mua bán trên các sàn thương mại điện tử.
Chỉ 6.000 đồng/kg chè búp, trong khi giá cà phê, trái cây đang tăng: Đây là vấn đề cần trăn trở

Chỉ 6.000 đồng/kg chè búp, trong khi giá cà phê, trái cây đang tăng: Đây là vấn đề cần trăn trở

“Giá người dân được hưởng từ bán cây chè rất thấp, bình quân chỉ khoảng 6.000 đồng/kg chè búp. Trong khi đó, giá bán cây ăn quả, cà phê… đang tăng dần. Đây là một vấn đề cần trăn trở”, vấn đề được nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đặt ra tại Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao sáng 5/11.
Sàn Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam

Sàn Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam

Tổng cục Thuế cho biết, Temu đã được công ty chủ sở hữu đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài từ ngày 4/9.
Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 có thể đạt kỷ lục mới

Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 có thể đạt kỷ lục mới

Với tốc độ xuất khẩu 10 tháng qua và khả năng sản xuất trong nước thì xuất khẩu gạo trong năm 2024 được dự báo đạt trên 8 triệu tấn và sẽ vượt kỷ lục của năm 2023.
Hoa quả nhập Trung Quốc: Người dân không nên lo lắng

Hoa quả nhập Trung Quốc: Người dân không nên lo lắng

Trước thông tin phát hiện chất độc hại trong nho sữa Trung Quốc nhập khẩu vào Thái Lan khiến nhiều người lo lắng, ông Đặng Phúc Nguyên khẳng định: “Hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc không đáng lo, không nên tin vào những đồn đoán thất thiệt bởi hoa quả nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm duyệt rất kỹ.
Cạnh tranh bằng chất lượng: Yếu tố quan trọng để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại

Cạnh tranh bằng chất lượng: Yếu tố quan trọng để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại

Thông tin của Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết đến hết tháng 9/2024 đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam; số vụ việc phủ rộng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu.
Nhập khẩu tăng gần 8 lần, vì sao Campuchia vẫn không phải nhà cung cấp đậu tương lớn của Việt Nam?

Nhập khẩu tăng gần 8 lần, vì sao Campuchia vẫn không phải nhà cung cấp đậu tương lớn của Việt Nam?

Việt Nam nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024. Tuy nhiên, trong số 3 nhà cung cấp đậu tương lớn nhất của Việt Nam không có thị trường Campuchia.
Dệt may có đơn hàng đến quý 3/2025, khó khăn vẫn bủa vây

Dệt may có đơn hàng đến quý 3/2025, khó khăn vẫn bủa vây

Mặc dù đang đứng trước cơ hội lớn, song ngành dệt may Việt Nam cũng đồng thời chịu không ít thách thức trong chiến lược phát triển toàn cầu, nổi bật là các tiêu chuẩn cao hơn từ nhà mua hàng EU, Mỹ…, cũng như xu thế tất yếu phải phát triển xanh, bền vững.
CEO Shopee Việt Nam Trần Tuấn Anh: Các sàn quốc tế vẫn gặp bất lợi khi so sánh với Shopee

CEO Shopee Việt Nam Trần Tuấn Anh: Các sàn quốc tế vẫn gặp bất lợi khi so sánh với Shopee

Các sàn TMĐT Trung Quốc giá rẻ đang ồ ạt tiến vào thị trường Việt Nam nhưng CEO Shopee Việt Nam Trần Tuấn Anh vẫn tự tin cho rằng, thời gian giao hàng của các nền tảng xuyên biên giới thường kéo dài từ 7 đến 9 ngày. Nếu có vấn đề về sản phẩm, quy trình phản hồi và vận hành vẫn chưa rõ ràng.
Dệt may tiếp tục là ngành hàng xuất khẩu chủ lực

Dệt may tiếp tục là ngành hàng xuất khẩu chủ lực

Bình quân mỗi ngày, xuất khẩu dệt may mang về kim ngạch hơn 100 triệu USD. Hiện, dệt may là ngành hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 4 của Việt Nam.
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Lần đầu tiên sau 27 tháng, xuất khẩu thủy sản tính theo tháng đã trở lại đạt mức 1 tỷ USD, một dấu mốc đáng mừng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan

Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan

Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 triệu tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.
Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) lý giải việc cấm ngay các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Sức bật của nông sản Việt!

Sức bật của nông sản Việt!

Cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
2.000 sales khuấy động lễ ra quân nhà phố, biệt thự dự án Sun Group Hà Nam

2.000 sales khuấy động lễ ra quân nhà phố, biệt thự dự án Sun Group Hà Nam

Sáng 30/10, sự kiện Giới thiệu dòng sản phẩm thấp tầng thuộc dự án Sun Urban City Hà Nam với chủ đề “Hành trình rực rỡ" đã diễn ra tại TTHN The One (Hà Nội). Những thông tin hấp dẫn về nhà phố, biệt thự tại dự án cùng mức giá trung bình đã kích hoạt khí thế sẵn sàng ra quân của đội ngũ kinh doanh BĐS.
Cần làm gì để tối ưu hóa hiệu quả phát triển "thủ phủ sầu riêng"?

Cần làm gì để tối ưu hóa hiệu quả phát triển "thủ phủ sầu riêng"?

Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp, để tối ưu hóa hiệu quả phát triển, cần có sự đầu tư đồng bộ vào công nghệ, hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực.
Áp thuế VAT 5% với mặt hàng phân bón: Mục đích để nâng cao chất lượng sản phẩm

Áp thuế VAT 5% với mặt hàng phân bón: Mục đích để nâng cao chất lượng sản phẩm

Theo Luật Thuế Giá trị gia tăng hiện hành, mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế. Trong quá trình thực hiện quy định nêu trên, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đã kiến nghị sửa đổi quy định này, đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), bởi khi mặt hàng này được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, từ đó có nhiều dư địa để giảm giá thành sản phẩm; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vì sao chọn thời điểm này để xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam?

Vì sao chọn thời điểm này để xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam?

Tại toạ đàm "Đường sắt tốc độ cao-Thời cơ và thách thức", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quyết định trình Quốc hội xem xét, quyết định đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động