Rau diếp cá thuộc nhóm cây thảo, sống lâu năm |
Rau diếp cá thuộc nhóm cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng chừng 20 - 40 cm. Thân rễ diếp cá mọc ngầm dưới mặt đất. Rau diếp cá có hoa màu vàng nhạt và lá cây hình tim, màu xanh sẫm, mọc so le. Lá diếp cá khi vò nát có mùi hơi tanh như mùi cá.
Ở Việt Nam, trước đây rau diếp cá mọc hoang dại nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng. Sau này, rau diếp cá được đưa về trồng ở vườn để làm thực phẩm cũng như làm thuốc giúp cải thiện các tình trạng sức khỏe.
Toàn bộ các bộ phận của rau diếp cá đều chứa tinh dầu. Thành phần hợp chất trong tinh dầu này chủ yếu là nhóm aldehyt và dẫn xuất ceton như methynol ceton, ... và 3-oxodocecanal có tác dụng giống như kháng sinh giúp kháng khuẩn.
Các nhà nghiên cứu khi tiến hành phân lập từ lá diếp cá còn thu được các hợp chất như beta sitosterol và các flavonoid như: quercitrin, rutin, isoquercitrin...
Lợi ích của rau diếp cá đối với sức khỏe
Kháng vi-rút và chống vi khuẩn
Diếp cá có lẽ được biết đến nhiều nhất như một phương pháp điều trị tự nhiên đối với virus SARS. Nhiều nghiên cứu của giới y học đã chứng minh này. Ngoài việc là một chất chống vi-rút mạnh, diếp cá còn có thể chống lại vi khuẩn.
Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất của loài cây này làm giảm vi khuẩn salmonella.
Chống viêm
Diếp cá là phương thuốc cổ xưa của Trung Quốc để điều trị chứng viêm. Ngày nay, có rất nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích chống viêm của diếp cá. Cơ chế hoạt động của nó tương tự như thuốc chống viêm không steroid.
Chống dị ứng
Vì diếp cá có thể làm dịu các cytokine gây ra phản ứng thái quá của hệ miễn dịch, nên nó có thể giúp điều trị dị ứng một cách tự nhiên.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Khi ăn sống, diếp cá có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Nó cũng chống lại bệnh tiểu đường bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin và dung nạp glucose, cũng như cải thiện mức cholesterol HDL lành mạnh.
Một nghiên cứu cho thấy, chỉ mất 8 tuần điều trị để cải thiện tình trạng kháng insulin ở chuột.
Cân bằng sức khỏe đường ruột
Diếp cá có thể có tác dụng tích cực trong việc cân bằng sức khỏe đường ruột. Một nghiên cứu cho thấy nó kiểm soát vi khuẩn gram âm trong ruột, bao gồm cả E. coli.
Ngày nay, chúng ta biết rằng sức khỏe đường ruột, cụ thể là hệ vi sinh vật, có liên quan đến nhiều khía cạnh của sức khỏe. Đường ruột không cân bằng (rối loạn vi khuẩn) có liên quan đến trầm cảm, lo lắng, béo phì, chứng tự kỷ...
Chữa lành da
Chiết xuất diếp cá là một thành phần phổ biến trong các loại kem và tinh chất dưỡng da mặt cao cấp đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản. Diếp cá được sử dụng như một phương pháp điều trị da từ nhiều thế kỷ trước. Lá diếp cá được làm thành thuốc đắp giúp chữa lành da, có thể là do đặc tính chống vi khuẩn và chống viêm của nó.
Tốt cho phổi
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, diếp cá thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng phổi. Các lợi ích chống vi-rút và chống viêm cũng giúp điều trị nhiễm trùng phổi. Ngoài ra, diếp cá còn có thể điều hòa chất nhầy và giúp điều hòa trục ruột-phổi.
Giảm béo phì
Một trong những lợi ích được đề cập nhiều nhất của diếp cá là giảm cân. Thực tế có rất ít bằng chứng chứng minh điều này, mặc dù một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loại cây này làm giảm lượng chất béo ở chuột.
Trong nhiều nghiên cứu khác, uống trà diếp cá hoặc ăn nó như salad chắc chắn tốt cho sức khỏe hơn so với các lựa chọn đồ ăn vặt khác.
Ăn nhiều rau diếp cá có tốt không? Những lưu ý khi dùng
Ăn nhiều rau diếp cá có tốt không?
Theo các chuyên gia sức khỏe, tác dụng của rau diếp cá có thể giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe xấu. Song, ăn nhiều rau diếp cá có tốt không?
Về bản chất, cây diếp cá có tính hàn. Trong ẩm thực, nhiều người thường ăn diếp cá cùng với các loại rau thơm khác như rau kinh giới, rau húng lủi, xà lách… Đây là thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe.
Tác dụng phụ của rau diếp cá cũng rất hiếm gặp. Thực tế, chưa có bằng chứng khoa học nào có câu trả lời chính xác cho câu hỏi ăn nhiều rau diếp cá có tốt không.
Lưu ý khi dùng rau diếp cá
Dù tác dụng của rau diếp cá đối với sức khỏe đã được chứng minh, song nó không hoàn toàn tốt trong một số trường hợp. Trong đó, có nhiều người dùng thắc mắc ăn rau diếp cá có trị bệnh huyết trắng được không. Về cơ bản, nếu được dùng như thực phẩm, rau diếp cá thường được kết hợp với các loại rau khác như xà lách cùng các loại rau thơm như tía tô, húng lủi… Sự kết hợp này hiếm khi gây ra rủi ro hay tác dụng phụ. Thực tế, rau diếp cá có khả năng hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh bạch cầu.
Tuy nhiên, cũng như các loại rau thơm khác, bạn có thể sử dụng mỗi ngày với số lượng vừa phải, không nên lạm dụng. Nếu muốn ăn hoặc uống nước rau diếp cá mỗi ngày, bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc thầy thuốc Đông y để xác định liều lượng phù hợp.
Tác dụng của lá diếp cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên dùng rau diếp cá để thay thế cho các loại thuốc chữa bệnh được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn.