Sơn La đưa khoảng 80.000 tấn nhãn tươi vào sấy long nhãn trong niên vụ 2021 Sơn La: Huyện Sông Mã đã tiêu thụ 51.464,8 tấn nhãn Sơn La xuất khẩu 10 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Nga |
Sơn La tập trung phát triển vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến |
Hiện nay, toàn tỉnh Sơn La đã hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, phục vụ các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh như: Vùng nguyên liệu ngô phục vụ khoảng 700 cơ sở tách hạt, sấy ngô, nghiền ngô và 01 nhà máy chế biến thức ăn gia súc; vùng nguyên liệu mía phục vụ Nhà máy Mía đường Sơn La; vùng nguyên liệu sắn phục vụ 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn, khoảng 1.000 cơ sở sơ chế sắn; vùng nguyên liệu chè phục vụ 27 cơ sở, nhà máy chè trên địa bàn tỉnh; vùng nguyên liệu cà phê phục vụ 2 cơ sở chế biến cà phê, 5 cơ sở sơ chế cà phê nhân theo quy mô công nghiệp và các cơ sở sơ chế, chế biến cà phê thóc nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình; vùng nguyên liệu cao su phục vụ Nhà máy chế biến cao su 28/10; vùng nguyên liệu rau, quả phục vụ 04 cơ sở, nhà máy chế biến rau, quả trên địa bàn tỉnh.
Diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, an toàn, hữu cơ… đạt 17.538 ha.
Một dây chuyền sản xuất của nhà máy chế biến nước hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ đặt tại bản Co Chàm, tỉnh Sơn La |
Trong năm 2020 diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh đạt 213.041 ha, trong đó: Diện tích cây lương thực có hạt: 136.866 ha, sản lượng cây lương thực có hạt: 563.184 tấn. Trong đó: lúa: 51.564 ha, sản lượng: 198.964 tấn; ngô: 85.302 ha, sản lượng: 364.220 tấn.Sắn 36.864 ha, sản lượng: 432.423 tấn; mía: 7.852 ha, sản lượng: 512.784 tấn; rau: 11.058 ha, sản lượng: 158.925 tấn; cao su: 5.879 ha, sản lượng: 3.383 tấn; chè: 5.686 ha, sản lượng chè búp tươi: 48.630 tấn; cà phê: 17.804 ha, sản lượng cà phê nhân: 27.642 tấn.
Tổng diện tích cây ăn quả và cây sơn tra là 78.850 ha, trong đó: xoài 18.918 ha, chuối 5.350 ha, na 352 ha, chanh leo 1.894 ha, bơ 1.254 ha, cây ăn quả có múi 4.962 ha, nhãn 18.702 ha, sơn tra 12.460 ha, cây ăn quả khác 14.958 ha, sản lượng đạt 336.330 tấn.
Với vùng nguyên liệu dồi dào, các sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Sơn La đã và đang thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp xây dựng các cơ sở chế biến phục vụ xuất khẩu. Nâng cao giá trị và thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Xu hướng tiêu dùng của thế giới đang chuyển mạnh từ tiêu dùng sản phẩm quả, chế biến thô sang tiêu dùng sản phẩm chế biến sâu, là cơ hội cho ngành chế biến nông sản phát triển. Để nông sản Sơn La có thể vươn tới các thị trường xa mà xuất khẩu tươi không tới được, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh, các huyện, thành phố triển khai hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Cùng với đó, thu hút đầu tư, hoàn thành đi vào hoạt động ít nhất 9 nhà máy chế biến nông sản quy mô công nghiệp; phấn đấu mỗi huyện, thành phố ít nhất có 1 cơ sở sơ chế, đóng gói, bảo quản nông sản quy mô công nghiệp phù hợp vùng nguyên liệu... đưa giá trị sản phẩm nông sản chế biến tham gia xuất khẩu trên địa bàn toàn tỉnh đạt 166 triệu USD vào năm 2025.