Sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải nắm bắt tín hiệu thị trường

Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2023 diễn ra ngày 31/1.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2023
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2023.

Niềm vui đi kèm thách thức

Tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết sau hơn 2 năm khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 về đích với con số kỷ lục 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước.

Đóng góp vào thành tích đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4%. Trong năm 2022 có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%)...

Tháng 1 năm 2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước ước đạt 46,56 tỷ USD, giảm 17,3% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25,08 tỷ USD, giảm 13,6%, so với tháng trước. Nhập khẩu ước đạt 21,48 tỷ USD, giảm 21,3% so với tháng trước. Cán cân thương mại đạt thặng dư 3,6 tỷ USD.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, điều này là tín hiệu vui vì tiếp tục duy trì kết quả xuất siêu nhưng cũng là dấu hiệu không thể xem thường. Vui vì xuất siêu nhưng nguyên nhân xuất siêu là do nhập khẩu giảm sâu, nhu cầu nguyên liệu thấp. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tuy đạt 46,56 tỷ USD nhưng giảm 25% so với cùng kỳ.

“Kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu giảm vì tháng 1 có hai dịp nghỉ tết. Mặt khác, hàng xuất khẩu tháng đầu năm đều là những sản phẩm các doanh nghiệp xuất khẩu còn tồn lại của kế hoạch 2022.

Trong khi các nước có nền sản xuất, xuất khẩu lớn như Trung Quốc và một số nước khu vực châu Á mở cửa muộn hơn nên năng lực cung ứng ra thị trường chưa nhanh như nước ta. Đó vừa là lợi thế vừa là kết quả nổi bật nhưng cũng là thách thức lớn cho những tháng tiếp theo của năm 2023”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định.

Chủ động, sáng tạo, tập trung vào 5 giải pháp

Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 đã nêu dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó đoán định, cạnh tranh chiến lược các nước lớn, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại gay gắt hơn, xung đột quân sự tại Ukraine còn có thể kéo dài, hậu quả đại dịch Covid-19 trên toàn cầu còn phải khắc phục nhiều năm, lạm phát tiếp tục ở mức cao, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin trên toàn cầu gia tăng. Kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm lại, một số quốc gia có dấu hiệu rơi vào suy thoái kinh tế.

Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng; sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu tại hội nghị
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu tại hội nghị.

Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại cho biết: Trước những khó khăn thách thức của kinh tế, thương mại trong nước và quốc tế năm 2023, Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2023 phê duyệt 76 đề án xúc tiến thương mại, phát triển ngoại thương bao gồm tổ chức tham gia hội chợ triển lãm có uy tín tại nước ngoài, tổ chức đoàn giao thương tại nước ngoài và đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam mua hàng, các hội nghị quốc tế ngành hàng, thông tin thương mại, đào tạo nâng cao năng lực xúc tiến xuất khẩu...

Về thị trường, các hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp củng cố thị trường truyền thống, khai thác các cơ hội thì thị trường các nước FTA, tìm kiếm cơ hội thâm nhập nhiều hơn vào các khu vực thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi, Mỹ Latinh...

Nhận định những khó khăn thách thức, vì vậy trong năm 2023, Cục Xúc tiến thương mại đã báo cáo lãnh đạo Bộ tiếp tục phối hợp với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngòai đổi mới phương thức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, chủ động, sáng tạo hơn nữa, tập trung vào 5 định hướng cụ thể:

Theo đó, tiếp tục hỗ trợ các địa phương, hiệp hội và doanh nghiêp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm, đặc biệt khai thác các thị trường/khu vực hiện đang có FTA với Việt Nam.

Song song, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại khơi thông các thị trường mới, thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp chưa trực tiếp triển khai hoạt động xúc tiến thương mại được như các thị trường khu vực như châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ;

Phối hợp với các cơ quan thương vụ và các đơn vị liên quan trong Bộ nhanh chóng xây dựng các chương trình hỗ trợ các BSO, TPO và doanh nghiệp nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu xanh để đáp ứng yêu cầu, thích nghi với xu hướng mới của các thị trường nhập khẩu trên toàn cầu vì thương mại xanh, tăng trưởng xanh ngày nay không còn là sự lựa chọn nữa mà đã trở thành xu thế tất yếu trên toàn thế giới.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác xúc tiến thương mại. Đặc biệt, tận dụng ưu việt của công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác cung cấp thông tin, tư vấn thị trường xuất khẩu và kết nối thị trường cho các địa phương, hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp;

Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả Chương trình Thương hiệu quốc gia thông qua các hoạt động nâng cao năng lực xúc tiến thương mại gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển xuất khẩu bền vững giúp doanh nghiệp Việt Nam từng bước thâm nhập sâu vào những khâu có giá trị cao trong chuỗi giá trị toàn cầu;

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc thúc đẩy ký kết và triển khai các Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và đầu tư ngành Công Thương với các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại đối tác quốc tế.

Bám sát chính sách, tận dụng lợi thế để thúc đẩy xuất khẩu

Tại Hội nghị, đại diện Thương vụ Việt Nam tại nhiều thị trường đã cập nhật thông tin chính sách thương mại mới, những thay đổi quan trọng trong các quy định về xuất nhập khẩu.

Bà Trần Thu Quỳnh - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada
Bà Trần Thu Quỳnh - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada

Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada thông tin: Ngày 16/1/2023, Toà thương mại quốc tế Canada (CITT) đã khởi sự đánh giá hết hạn về kết luận điều tra vụ việc chống phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm khớp nối bằng đồng của Việt Nam xuất khẩu sang Canada.

Ngay sau khi CITT đánh giá hết hạn, ngày 17/1/2023, Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã quyết định tiến hành điều tra lại để xác định có tiếp tục áp thuế chống phá giá/trợ cấp lên sản phẩm này của Việt Nam.

"Dự kiến CBSA sẽ có kết luận điều tra chậm nhất vào ngày 30/6/2023 và chuyển hồ sơ lên tòa án để có phán quyết cuối cùng vào ngày 22/11/2023. Doanh nghiệp trong nước có liên quan cần theo dõi sát sao để có động thái phù hợp", bà Quỳnh thông báo.

Rau mùi, húng quế, bạc hà Việt Nam được đưa ra khỏi danh mục kiểm soát tại EU

Về thị trường Bỉ và EU, ông Trần Ngọc Quân - Tham tán thương mại tại Bỉ và EU cho hay: Ngày 27/1/2023, Uỷ ban châu Âu đã đăng công báo Quy định số (EU) 2023/174, ban hành ngày 26/01/2023, sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU.

Theo đó, đối với Việt Nam, các mặt hàng gia vị vốn bị kiểm soát ở mức 50% tại lần thông báo trước như rau mùi, húng quế, bạc hà, mùi tây đã được đưa ra khỏi danh mục kiểm soát. Hiện tại chỉ còn ớt nằm trong danh mục kiếm soát tại cửa khẩu của EU với tần suất kiểm chất lượng là 50%.

Tuy nhiên, đậu bắp đã bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%.

Thanh long và mỳ tôm vẫn nằm trong phụ lục II với yêu cầu chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và tần suất kiểm tra tại cửa khẩu EU là 20%. Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 20 kể từ ngày đăng công báo.

“Năm 2023 thị trường EU được dự báo có nhiều thách thức, tuy nhiên theo lộ trình cam kết trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU. Năm nay nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU về được hưởng mức thứ 0%. Điều này là lợi thế cạnh tranh, cũng là động lực cho Việt Nam tăng xuất khẩu sang EU”, ông Trần Ngọc Quân nói.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Chứng nhận Hala cho mặt hàng lượng thực, thực phẩm là cần thiết

Theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại UAE, hàng Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu sang UAE do nhu cầu tiêu dùng cao, sản xuất nội địa chưa đáp ứng. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng được khuyến cáo: UAE là thị trường cạnh tranh rất khốc liệt về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là giá cả, do đó doanh nghiệp cần có chiến lược tiếp cận phù hợp. Mặt khác, dân số của UAE phần lớn theo đạo hồi do vậy chứng nhận Hala cho mặt hàng lượng thực, thực phẩm là cần thiết; tem mác trên bao bì sản phẩm nên được dịch sang tiếng Ả- rập, ghi rõ và đầy đủ thông tin về sản phẩm…

Trước những thông tin mới được cập nhật, soi chiếu vào nhu cầu thực tế, đại diện Sở Công Thương Hải Dương, Đăk Lăk đề nghị Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tăng cường hỗ trợ kết nối giao thương, tổ chức các hoạt động XTTM giúp địa phương tiêu thụ, nhất là xuất khẩu hàng hoá thế mạnh của tỉnh.

Riêng đại diện Hiệp hội Gỗ Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất: Tháng 2/2023 Hiệp hội tổ chức Hội chợ Xuất khẩu Đồ gỗ và Nội thất TP.HCM – HawaExpo 2023, đề nghị lãnh đạo Bộ Công Thương có thư chào mừng hội chợ, tham dự khai mạc hội chợ nhằm động viên doanh nghiệp; Cục XTTM hỗ trợ một phần kinh phí cho hiệp hội tổ chức đón đoàn doanh nghiệp Canada và Mỹ và tăng cường quảng bá cho sự giúp giúp lan toả và thu hút thêm đối tác.

Đánh giá về vai trò của các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, hoạt động xúc tiến thương mại phải tiếp tục giữ được sự phối hợp, đồng thời, cần phải đổi mới, không chỉ là xúc tiến xuất khẩu mà còn cả nhập khẩu, không chỉ là hội chợ, triển lãm mà cần nâng cao năng lực trình độ cho các doanh nghiệp, cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phát triển công nghiệp…

6 nhóm nhiệm vụ quan trọng trong xúc tiến thương mại

Lắng nghe các ý kiến và đề xuất của các thương vụ, hiệp hội, ngành hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Năm 2022 là năm đặc biệt khó khăn đối với kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam bởi tính dị biệt của thị trường và khó lường của chính trị. Sang năm 2023 sẽ còn thách thức gấp bội, bởi lẽ cạnh tranh chiến lược, xung đột chính trị và xung đột vũ trang ngày càng gay gắt, thị trường tiếp tục có những dị biệt…

"Cạnh tranh thương mại, đầu tư diễn biến phức tạp hơn, thị trường ngày càng bị thu hẹp, tổng cầu sẽ giảm, năng lực sản xuất của Việt Nam lại đang bị lệ thuộc bởi nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu. Nguồn cung bị đứt gãy, nhất là nguồn cung về năng lượng bởi sản lượng dầu mỏ, khí đốt của Liên bang Nga sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng do tiếp tục phải hứng chịu lệnh trừng phạt từ châu Âu. Tổng cung của thế giới sẽ giảm, vì vậy nguồn cung để phục vụ nhu cầu của các nước, trong đó có Việt Nam sẽ là thách thức rất lớn", Bộ trưởng nhìn nhận.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu kết luận hội nghị
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu kết luận hội nghị

Để vượt qua được những khó khăn kể trên và tiếp tục tận dụng được thời cơ, phát huy được những thành tựu, kinh nghiệm mà Việt Nam đạt được trong những năm qua, Bộ trưởng đề nghị, các cơ quan chức năng của Bộ, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cũng như các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn cần thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ.

Thứ nhất, các đơn vị thuộc Bộ và doanh nghiệp, hiệp hội cần phải đưa ra những kịch bản, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt từ 6,5% trở lên.

Thứ hai, các cơ quan thương vụ phải tiếp tục chú trọng nắm bắt các chủ trương, chính sách mới của nước sở tại cả trong chính trị và kinh tế. Nhất là những rào cản mới mà các nước, các khu vực thị trường đang đặt ra, ví dụ như những rào cản về kỹ thuật của Liên minh châu Âu… để tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cho lãnh đạo Bộ có những đối sách hợp lý nhằm kịp thời bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc, lợi ích của các doanh nghiệp.

Đồng thời chú ý phổ biến, lan tỏa chủ trương, chính sách cởi mở của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong đầu tư và thu hút đầu tư, nhất là những ngành, lĩnh vực có tính chất nền tảng như: Công nghệ vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo, chế biến, điện tử, hóa chất và năng lượng. Đây là những ngành mà Việt Nam đang khuyến khích phát triển để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước.

Thứ ba, tiếp tục làm tốt công tác thu thập thông tin, kết nối thị trường, kết nối cung cầu hàng hóa giữa Việt Nam và các châu lục, quốc gia, doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp trong nước điều chỉnh kịp thời những chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

"Các ý kiến của một số địa phương như Hải Dương, Đắk Lắk đã cho thấy Việt Nam có rất nhiều sản phẩm được làm ra nhưng sản phẩm ấy có được thị trường trong nước hay nước ngoài ưa chuộng hay không lại là một câu chuyện khác. Kinh tế thị trường là ngay từ khi bắt tay vào sản xuất đã phải trả lời được câu hỏi bán cho ai, thậm chí với giá bao nhiêu một cách rõ ràng", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thứ tư, Bộ trưởng yêu cầu: Bằng mọi cách phải duy trì, phát triển các thị trường truyền thống và các mặt hàng truyền thống. Đồng thời nỗ lực tối đa để phát triển thị trường mới mặt hàng mới, nhất là khu vực Tây Á, Nam Á, Châu Phi, Mỹ Latin để hàng Việt Nam có thể vươn xa hơn, đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của người tiêu dùng trên phạm vi toàn thế giới.

Thứ năm, cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục có những đề xuất đổi mới trong hoạch định và thực thi các chính sách mới, giúp Việt Nam có những bứt phá ngoạn mục trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong thời gian tới.

Thứ sáu, các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ tăng cường phối hợp với các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ thực thi tốt hơn các chức trách, nhiệm vụ của mình, kể cả trong hoạt động mang tính nội dung và nghiệp vụ của các đơn vị. Vụ Đa biên, Vụ Thị trường châu Á, châu Phi và châu Âu, châu Mỹ tiếp tục nghiên cứu để tham mưu lãnh đạo Bộ có những đàm phán, ký kết những hiệp định, thỏa thuận thương mại mới.

Đồng thời hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng thuộc các bộ, ngành có liên quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tiếp tục đàm phán mở rộng ngành hàng và đạt được những tiêu chuẩn, điều kiện đối với các thị trường để có thể phát triển mạnh hơn các mặt hàng, nhất là các mặt hàng nông, thủy sản (kể cả những mặt hàng nguyên liệu hay đã qua chế biến).

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đề nghị các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp và địa phương tăng cường cung cấp, trao đổi thông tin, hợp tác chặt chẽ, không chỉ với các cơ quan chức năng của Bộ mà cả với các cơ quan thương vụ, các cán bộ đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài để có được những thông tin cần thiết cho việc hoạch định đường lối chiến lược và kế hoạch sản xuất.

"Năm 2023, Bộ Công Thương đã đề ra phương châm tiếp tục đổi mới để vươn tới đỉnh cao. Nếu như năm 2022, Bộ Công Thương đã đạt được những kết quả rất vang dội trong xuất nhập khẩu, thương mại điện tử… thì năm 2023 phải là một năm giữ được thành quả đó và đạt được tốc độ tăng trưởng ít nhất từ 6,5% trở lên theo chỉ tiêu mà Chính phủ đã đề ra", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu đầu tiên đạt mốc 100 tỷ USD Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu đầu tiên đạt mốc 100 tỷ USD
Trung Quốc tăng mua sầu riêng, thương lái than khổ vì cháy hàng, lại có thêm đối thủ cạnh tranh Trung Quốc tăng mua sầu riêng, thương lái than khổ vì cháy hàng, lại có thêm đối thủ cạnh tranh
Việt Nam xuất siêu 3,6 tỷ USD trong tháng đầu năm 2023 Việt Nam xuất siêu 3,6 tỷ USD trong tháng đầu năm 2023
Thiếu cá tuyết, Mỹ sẽ chuyển mạnh sang cá minh thái, cá tra và cá rô phi Thiếu cá tuyết, Mỹ sẽ chuyển mạnh sang cá minh thái, cá tra và cá rô phi
Việt Nam xuất siêu 11,2 tỷ USD trong năm 2022 Việt Nam xuất siêu 11,2 tỷ USD trong năm 2022
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quảng Ninh: Nhộn nhịp hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Hoành Mô

Quảng Ninh: Nhộn nhịp hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Hoành Mô

Từ đầu năm 2023 đến nay, phía Trung Quốc đã có nhiều chính sách tích cực. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tại các cửa khẩu của Quảng Ninh, đặc biệt là cửa khẩu Hoành Mô (Bình Liêu) đã có nhiều khởi sắc.
Sơn Động (Bắc Giang): Trồng thử nghiệm hơn 4 ha quế phát triển kinh tế rừng

Sơn Động (Bắc Giang): Trồng thử nghiệm hơn 4 ha quế phát triển kinh tế rừng

Để nghiên cứu, đưa giống mới vào trồng, năm nay, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sơn Động (Bắc Giang) liên kết trồng thử nghiệm 4,1 ha quế tại khoảnh 61, thôn Dõng, xã An Lạc.
Xuất khẩu cá ngừ tăng ấn tượng tại các thị trường nhỏ

Xuất khẩu cá ngừ tăng ấn tượng tại các thị trường nhỏ

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2023, lạm phát tại các thị trường vẫn đang ở mức cao và điều này đang làm giảm sức mua tại các thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam.
Xuất khẩu cua ghẹ vẫn chưa phục hồi

Xuất khẩu cua ghẹ vẫn chưa phục hồi

Kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt gần 19 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2022.
Thanh Hoá: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển các sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển các sản phẩm OCOP

Thời gian qua tỉnh Thanh Hoá tập trung chú trọng giới thiệu các mô hình hay, các điển hình trong xây dựng nông thôn mới và quảng bá việc phát triển các sản phẩm đặc trưng ở các vùng miền, các sản phẩm OCOP đã được xếp hạng.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc

Cửa khẩu Đông Hưng (phía Việt Nam là cầu Bắc Luân 2 - cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa chính thức trở thành cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc.
Bỉm Sơn: Những dấu ấn lịch sử đáng tự hào

Bỉm Sơn: Những dấu ấn lịch sử đáng tự hào

Bỉm Sơn là một thị xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Thị xã Bỉm Sơn được xác định là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế động lực, đồng thời là cửa ngõ phía bắc tỉnh Thanh Hóa.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023, thị phần trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm.
Mua nhà cho con ở Hà Nội, dự án nào được lựa chọn?

Mua nhà cho con ở Hà Nội, dự án nào được lựa chọn?

Giá nhà thuê ngày càng tăng cao cùng những lo lắng an ninh và chất lượng sống khiến nhiều bậc phụ huynh quyết định mua nhà cho con học đại học.
Hơn 500 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Vietnam Expo lần thứ 32

Hơn 500 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Vietnam Expo lần thứ 32

Năm 2023, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 32 sẽ được tổ chức từ ngày 5/4 - 8/4. Hơn 500 doanh nghiệp đến từ 15 quốc gia vùng lãnh thổ sẽ trưng bày các nhóm ngành hàng đa dạng và đặc sắc tại 600 gian hàng.
Nông sản Việt được quảng bá tại Hội chợ Thực phẩm & Đồ uống Quốc tế (AAHAR)

Nông sản Việt được quảng bá tại Hội chợ Thực phẩm & Đồ uống Quốc tế (AAHAR)

Các sản phẩm cà phê, chè và một số sản phẩm nông sản của Việt Nam đã được quảng bá và được đông đảo người tiêu dùng quan tâm tại Hội chợ Thực phẩm & Đồ uống Quốc tế (AAHAR).
EU thay đổi mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật dưới nước

EU thay đổi mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật dưới nước

EU- một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam thay đổi mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật dưới nước nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý.
Hưng Yên tập trung tháo gỡ vướng mắc để thu hút đầu tư

Hưng Yên tập trung tháo gỡ vướng mắc để thu hút đầu tư

Hưng Yên xác định nhiệm vụ tiên quyết, cần chú trọng trong năm 2023 và giai đoạn tiếp theo là phải chủ động tạo dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp đồng bộ, hoàn thiện, hiện đại.
Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Hưng Yên đến năm 2035

Phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Hưng Yên đến năm 2035

Mục tiêu điều chỉnh cục bộ quy hoạch thành phố Hưng Yên nhằm tạo nguồn lực để đầu tư xây dựng công viên An Vũ trở thành một khu công viên cây xanh có hệ thống hạ tầng dịch vụ đồng bộ, có giá trị cao về kiến trúc cảnh quan.
Chi cho bảo vệ môi trường năm sau cao hơn năm trước

Chi cho bảo vệ môi trường năm sau cao hơn năm trước

Trước kiến nghị của cử tri về chi cho bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính cho biết, trong điều kiện ngân sách nhiều khó khăn và phải ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác, chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường luôn được ưu tiên hơn so với các lĩnh vực khác, năm sau cao hơn năm trước.
Huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh): Bước tiến trong xây dựng nông thôn mới

Huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh): Bước tiến trong xây dựng nông thôn mới

Huyện Ba Chẽ tập trung thúc đẩy lấy tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 11 về hộ nghèo làm đòn bẩy để thúc đẩy, xây dựng nông thôn mới và đã đạt được những kết quả 7/7 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Xã Giao Phong được Trung ương chỉ đạo thí điểm 'nông thôn mới thông minh'

Xã Giao Phong được Trung ương chỉ đạo thí điểm 'nông thôn mới thông minh'

Xã Giao Phong, huyện Giao Thủy (Nam Định) được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt vào danh mục mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo thuộc Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021-2025.
Hàng loạt chính sách hấp dẫn hút cư dân về Vinhomes Ocean Park 2

Hàng loạt chính sách hấp dẫn hút cư dân về Vinhomes Ocean Park 2

Với loạt chính sách hấp dẫn, Vinhomes Ocean Park 2 nói riêng và quần thể đô thị biển 1.200ha phía Đông Hà Nội nói chung hứa hẹn sẽ đón luồng dịch chuyển cư dân lớn, biến nơi đây trở thành trung tâm sầm uất mới của vùng Thủ đô.
Đồng Nai kêu gọi đầu tư vào 80 dự án ở nhiều lĩnh vực

Đồng Nai kêu gọi đầu tư vào 80 dự án ở nhiều lĩnh vực

Trong năm 2023, tỉnh Đồng Nai sẽ kêu gọi đầu tư vào 80 dự án, trong đó các dự án về thương mại dịch vụ; đầu tư hạ tầng; cụm khu công nghiệp; giáo dục, y tế và thể thao…
Thanh Hóa: Đề xuất gần 370 tỷ đồng làm khoảng 1km đường ở trung tâm thành phố

Thanh Hóa: Đề xuất gần 370 tỷ đồng làm khoảng 1km đường ở trung tâm thành phố

Vừa qua, đơn vị chức năng đã có đề xuất với lãnh đạo TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa về việc đầu tư gần 370 tỷ đồng để đấu nối tuyến đường lớn, 2 chiều, hiện đang bị tắc nhiều điểm ở trung tâm thành phố.
Mở rộng diện tích Đô thị Thanh Hóa

Mở rộng diện tích Đô thị Thanh Hóa

Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 sẽ bao gồm địa giới hành chính cũ và toàn bộ huyện Đông Sơn, nâng diện tích từ 147 km2 lên hơn 228 km2.
Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh sang Nhật Bản tăng gấp 3 lần

Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh sang Nhật Bản tăng gấp 3 lần

Giá trị xuất khẩu cá ngừ tháng 1/2023 của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt gần 2,3 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2022.
Hydrogen - Giải pháp quan trọng trong lộ trình chuyển dịch năng lượng

Hydrogen - Giải pháp quan trọng trong lộ trình chuyển dịch năng lượng

Theo các chuyên gia, cùng với những giải pháp phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen (được tạo thành nhờ quá trình điện phân phân tử nước) và những dẫn xuất của hydrogen đang được kỳ vọng chính là giải pháp quan trọng trong lộ trình chuyển dịch năng lượng.
Quảng Ninh: Tìm giải pháp xuất khẩu hàng tươi sống cho doanh nghiệp

Quảng Ninh: Tìm giải pháp xuất khẩu hàng tươi sống cho doanh nghiệp

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Do đó, để thúc đẩy nông sản, nhất là các mặt hàng thủy sản tươi sống được xuất khẩu thuận lợi, rất cần bổ sung cơ chế đặc thù cho mặt hàng này trong triển khai các thủ tục liên quan.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Cây trứng gà trăm triệu nhìn như bụi cây dại của đại gia đá quý, độc lạ cỡ nào?

Cơn 'chấn động' ở thủ phủ nuôi lợn, lợn ăn sổ đỏ, ăn nhà cửa có khi ăn cả mạng người

Giá sầu riêng giảm sốc mất 400 nghìn đồng/trái, nhà vườn bán vội vì lo dội chợ khi vào chính vụ

Phát triển 'nóng' ở thủ phủ chanh dây Gia Lai, đích triệu đô liệu có xa vời?

Chỉ trồng cây ăn trái, nhà nông cũng có thu nhập tiền tỷ mỗi năm

Giá heo hơi hôm nay (24/3) dứt đà tăng kịch trần 52.000 đồng/kg, thịt heo bình ổn sẽ giảm 10.000 đồng/kg

Thuần hoá loài cá đặc sản trong ao nhà, cho ăn cỏ dại trong vườn, giá 250.000 đồng/kg cũng không đủ để bán

Giá nông sản hôm nay (25/3) cà phê bật tăng mạnh mẽ, hồ tiêu ổn định kỳ vọng đạt mốc 80.000 đồng/kg

Giá nông sản hôm nay (24/3) cà phê lấy lại đà tăng, hồ tiêu hãm đợt giảm kịch trần 66.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay (25/3) tăng 2.000 đồng thoát đáy cũ, thịt heo vẫn neo cao, lợi nhuận vào túi dân buôn?

Tuyệt chiêu giúp cho những bông hồng héo rũ căng mọng trở lại chỉ bằng thứ hạt rẻ tiền

Biến sân thượng thành lồng chim khổng lồ thuần hóa hàng chục giống chim rừng với cây xanh mướt

Choáng ngợp với bộ sưu tập hoa giấy thuần Việt lộ diện siêu phẩm có một không hai

Tỷ phú chanh dây và lộ trình chinh phục thị trường khó tính tạo vị thế cây triệu đô

Nuôi gà đặc sản la liệt ngoài vườn, cho ăn rau củ rẻ tiền, nói bán là có người mua thu lãi 200 triệu đồng/tháng

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
bimland
novaland
hung-thinh
intracom-2
Phiên bản di động