Đồng bằng sông Cửu Long: Nuôi lươn bán được giá cao Nông dân nghệ An thu trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi lươn không bùn Anh nông dân miền Tây “bắt" trứng lươn nở thành con để thoát nghèo |
Nuôi lươn không bùn cho thu nhập cao |
Hình thức nuôi lươn hiệu quả và phổ biến hiện nay là nuôi trên bể không bùn bằng giống nhân tạo và sử dụng thức ăn viên.
Hình thức nuôi này có ưu điểm: Cỡ giống đồng đều, chất lượng giống ổn định, sử dụng được thức ăn viên giúp cho tỷ lệ sống cao và thuận lợi trong quá trình nuôi; đặc biệt mô hình này ít tốn diện tích phù hợp cho hộ ít đất sản xuất, phù hợp cả nơi đô thị, ít tốn thời gian, dễ áp dụng kỹ thuật, cho thu nhập cao.
Trong khi người dân địa phương đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi như chim cút, nuôi dê, chim trĩ và đào ao thả cá…, thì gia đình ông Đỗ Văn Quý và gia đình người cô là bà Trần Thị Hòa trên địa bàn thôn 13, xã Đam B’ri, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) lại tiên phong xây bể phát triển mô hình nuôi lươn không bùn.
Ông Quý tâm sự: “Qua tìm hiểu thị trường, tôi nhận thấy, nhu cầu tiêu thụ lươn hiện nay rất lớn. Trong khi lươn tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá cả lại cao, không đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng. Trong khi đó, nhiều mô hình nuôi lươn nuôi cho sản phẩm không thua kém lươn tự nhiên; lươn nuôi có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, đầu ra thuận lợi… nên tôi quyết định rủ thêm cô ruột của mình đầu tư nuôi cho bằng được”.
Cuối năm 2021, ông Quý cùng bà Hồng đã đầu tư xây dựng hệ thống bể xi măng nền lát gạch hoa, rồi liên hệ đặt giống lươn từ miền Tây về nuôi. “Thời điểm 2 gia đình chúng tôi xây dựng hệ thống bể (mỗi gia đình 9 bể xi măng) nuôi lươn, khiến bà con địa phương bán tín, bán nghi về sự thành công. Thế nhưng, chúng tôi nghĩ mình phải tiên phong và khi thành công bà con mới tin tưởng được. Thế là tôi đặt mua từ miền Tây 20.000 con lươn giống về nuôi. Còn gia đình nhà ông Quý thì mua hơn 10.000 con lươn giống”, bà Trần Thị Hòa chia sẻ.
Ông Quý và bà Hòa cho hay, nuôi lươn không bùn chỉ sử dụng giá thể, khác hoàn toàn với tập tính và môi trường sống dưới bùn đất, ưa bóng tối của lươn. Do đó, phải tạo nơi trú ẩn cho lươn bằng cách làm các giá thể bằng phao quây lưới, rồi cho vào bể chất chồng lên nhau. Với giá thể cố định trong bể, khi cho nước vào đến đâu thì dâng đến đó. Cứ thế, để lươn chui rúc, trú ẩn. Nhờ các lớp giá thể trong bể giúp lươn ít bơi lội, gây đuối sức để sinh trưởng và phát triển tốt.
Nhìn đàn lươn to đẹp, vàng óng đã được thương lái đặt cọc để bán Tết, bà Trần Thị Hòa, vui mừng: “Những ngày này, cứ mỗi lần thay nước là đàn lươn lúc nhúc dày đặc, con nào con nấy mập ú nhìn là mê mẩn. Lứa lươn này của gia đình tôi đạt tổng trọng lượng khoảng 4 tấn.
Hiện tại, gia đình đã xuất bán 2 bể, khoảng 1 tấn với giá 160 ngàn đồng/kg. Hơn 3 tấn lươn còn lại, hiện đã có nhiều mối đặt mua để bán Tết. Dự tính lứa lươn này sẽ mang lại cho gia đình tôi hơn 400 triệu đồng, trừ các chí phí thì lãi khoảng hơn 200 triệu đồng”.Tương tự, lứa lươn này, gia đình ông Quý đạt khoảng 2 tấn để bán Tết và mang lại cho gia đình nguồn thu hơn 200 triệu đồng. Theo 2 hộ dân, sau khi xuất bán lươn, họ sẽ vệ sinh lại bể để tiếp tục thả lươn giống chuẩn bị cho vụ thu hoạch lươn Tết năm sau.
Ông Mạnh cho lươn ăn |
Cũng là nuôi lươn không bùn nhưng là nuôi lươn cải tiến, ông Tô Phước Mạnh (44 tuổi, ngụ xã Vĩnh Kim, H.Cầu Ngang, Trà Vinh) thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Năm 2016, biết được mô hình nuôi lươn không bùn cho hiệu quả kinh tế cao, ông mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp. “Lươn tự nhiên ngày càng khan hiếm, không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong khi lươn nuôi có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, đầu ra thuận lợi…nên tôi quyết định đầu tư nuôi cho bằng được”, ông Mạnh nói.
Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm, lươn nuôi bị hao hụt nhiều, hiệu quả thấp. Thất bại vụ đầu tiên, ông Mạnh không nản chí mà tìm mọi cách khắc phục. Ông tìm tòi tư liệu, xin tham quan các trại nuôi lươn có tiếng để học hỏi kinh nghiệm.
Năm 2017, sau khi tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm, ông tái khởi động nuôi lươn song song cải tiến cách nuôi. “Lúc đầu nuôi trong vèo nên khâu vệ sinh rất cực. Sau đó, chuyển sang nuôi bể xi măng, giá thể bằng cây và ống mủ nhưng xập xệ, khó kiểm soát. Thế là tôi chuyển sang làm bể xi măng lót gạch men phía dưới để dễ vệ sinh, dễ thay nước; giá thể làm bằng phao thuận lợi cho lươn phát triển”, ông Mạnh chia sẻ.
Lươn sinh trưởng và phát triển tốt nhờ ông Mạnh có cải tiến giá thể và cách nuôi |
Hiện trang trại có diện tích 600 m2, gồm 19 bể xi măng và composite nuôi lươn thương phẩm cùng 10 bể ươm lươn giống. Ưu điểm bể composite ít đóng rong, dễ vệ sinh, vận chuyển dễ. Mỗi bể cao 40 cm, thành ốp vào 10 cm để tránh lươn bò ra, giữa đáy để vỉ inox thoát nước…
Ông Mạnh cho biết, ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn là ít tốn công chăm sóc, ít tốn diện tích, đầu ra thuận lợi và giá cả luôn ổn định ở mức cao… Lươn nuôi khoảng 6 tháng có thể thu hoạch. Với 19 bể nuôi, mỗi năm ông thu hoạch 2 vụ, sản lượng đạt gần 15 tấn, giá bán từ 105.000 - 115.000 đồng/kg. Nhờ đó, ông thu lãi hơn 500 triệu đồng. Thương lái từ TP.HCM, Cần Thơ, Hậu Giang… đến mua nhiều nhất.