Những ngày cuối tháng 3, nông dân miền đất võ (huyện Tây Sơn, Bình Định) đang hối hả để thu hoạch ớt vì thương lái mua được giá cao "ngất ngưỡng".
Ông Nguyễn Văn Chức (thôn Thượng Giang 2, huyện Tây Sơn) chia sẻ:" Gia đình có trồng hơn 3 sào ớt thiên lai F1 Việt AK 12. Do đặc thù của vùng thổ nhưỡng huyện Tây Sơn, vì thế cây ớt được phát triển, ít bệnh GV. Theo ông Chức, cây ớt năm nay được thương lái ồ dạt mua. Nông dân ở huyện Tây Sơn rất phấn khởi vì được mùa được giá.
"Ớt đầu mùa giá chỉ có 19 nghìn đồng/kg. Hiện tại giá thương lái đang đến nhà vườn mua tăng nhiều lần so, giá hiện tại gia đình bán khoảng 38.000 - 42.000 đồng/kg. Gia đình tôi cũng thường xuyên được cán bộ cấp huyện, cấp xã hỗ trợ, định hướng để chăm sóc cây ớt, sau nhiều tháng gia đình đã thu được lãi đầu tư và tiếp đến có thể người dân đưa sản phẩm ớt ở huyện để làm thương hiệu, đăng ký sản phẩm OCOP", ông Chức cho hay.
Tương tự, ông Nguyễn Xuân Hào (thôn Nam Giang) vui mừng vì được thương lái mua giá ớt cao. Ông Hào trồng hơn 2 sào ớt, từ đầu vụ đến nay đã bán hơn 1 tấn và tiếp tục thu hoạch.
"Gia đình ban đầu không nghĩ trồng ớt sẽ được giá như thế. Ban đầu, gia đình chỉ mong muốn trồng ớt, nếu giá không đạt lợi nhuận sẽ phơi khô, say rồi bán theo thành phẩm. Để chăm sóc cây ơt, người dân gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cán bộ ở huyện liên tục động viên, hỗ trợ nhiều chính sách. Do đó, vườn ớt gia đình tôi được vụ mùa...giá năm nay lại cao nên rất vui mưng", ông Hào cho hay.
Nông dân huyện Tây Sơn phấn khởi vì giá ớt tăng cao. |
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Đen - trưởng thôn Hữu Giang cho biết, vụ Đông Xuân này toàn thôn có khoảng 8 ha cây ớt.
"Nông dân ở xã rất phấn khởi vì giá ớt tăng cao. Tuy nhiên, người trồng ớt trong thôn vẫn thận trọng bởi các loại nông sản phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc có thể rớt giá bất cứ lúc nào", ông Đen chia sẻ.
Để nông dân có hướng đầu tư tốt hơn, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hà An - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tây Sơn cho rằng:" Hiện đơn vị đang tìm các đối tác thu mua nguyên liệu để chủ động trong phát triển vùng nguyên liệu nhưng chưa có".
Ông An nói thêm, diện tích trồng ớt ở huyện trên 50ha, phân bố ở nhiều xã. Do cây ớt phải thường xuyên sử dụng phân bón hóa học, ngoài ra tùy thuộc vào nhu cầu thị trường nên huyện cũng chưa có định hướng phát triển làm cây trồng chủ lực.
Chiều 15/3, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tây Sơn phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Định tổ chức tập huấn, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại lúa Đông xuân cho gần 50 thành viên của HTX Nông nghiệp tổng hợp Bình Hòa (xã Bình Hòa). Tại lớp tập huấn, bà con nông dân được cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn một số đặc điểm hình thái, sinh học và các triệu chứng gây hại của rầy nâu, rầy lưng trắng nhằm giúp bà con phát hiện, nhận biết mức độ gây hại của rầy. Hướng dẫn cách tổ chức phòng trừ rầy có hiệu quả và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn theo nguyên tắc “4 đúng”. |