Những "gã khùng" cất bằng cử nhân rủ nhau đi chăn vịt đặc sản

Người xưa thường nói: “Muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt”. Vậy mà có những thanh niên tốt nghiệp đại học lại cất bằng rủ nhau về quê nuôi vịt. Bị cười chê là những “gã khùng” nhưng rồi thương hiệu vịt đặc sản Cổ Lũng không những được bảo vệ mà còn mở ra cơ hội làm giàu.
Chàng cử nhân nuôi con đặc sản chỉ ngủ không ăn thu lãi 400 triệu đồng Long An: Triển khai mô hình chăn nuôi vịt siêu thịt an toàn, hiệu quả Nông dân quê lúa kiếm tiền tỷ nhờ nuôi vịt biển OCOP
việc được chăn thả tự nhiên trên dòng suối Nủa vốn có nguồn thức ăn phong phú càng làm cho chất lượng thịt của giống vịt này càng thơm ngon. Ảnh: VD
việc được chăn thả tự nhiên trên dòng suối Nủa vốn có nguồn thức ăn phong phú càng làm cho chất lượng thịt của giống vịt này càng thơm ngon. Ảnh: VD

Cử nhân đội nón đi chăn vịt

Năm 2005, Hà Văn Sinh, trú tại bản La Ca, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa tốt nghiệp Cao đẳng Nông lâm. Thời gian này, chàng trai trẻ đi khắp nơi mưu sinh, sau đó quyết định về quê nuôi vịt Cổ Lũng.

Mười lăm năm sau, vừa học vừa làm, Sinh tốt nghiệp đại học. Ở một vùng đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, tốt nghiệp trung học phổ thông đã hiếm, có được bằng đại học như Sinh lại càng hiếm hoi. Nhiều người cứ ngỡ, với bằng cấp của mình, Sinh sẽ bỏ nghề nuôi vịt để tìm đến một đơn vị sản xuất nông nghiệp nào đó đầu quân.

Thế nhưng, Sinh vẫn đi tiếp con đường ít ai nghĩ đến, tiếp tục đội nón đi... chăn vịt.

Những chàng trai ở Cổ Lũng cất bằng đại học, cao đẳng để... đi chăn vịt. Ảnh: VD
Những chàng trai ở Cổ Lũng cất bằng đại học, cao đẳng để... đi chăn vịt. Ảnh: VD

Nói về quyết định ngược đời của mình, Sinh cho biết, dù xa nhà đi học nhưng trong lòng luôn đau đáu nỗi niềm: “Chưa ở đâu tôi được ăn thịt giống vịt ngon như vịt Cổ Lũng. Nhưng giống vịt này chậm lớn, sản lượng thấp nên dân bản dần chuyển sang nuôi các giống vịt, ngan lai. Vì thế, có thời điểm giống vịt này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Từ đó, tôi trăn trở phải làm sao phát triển giống vịt này để nó vẫn là niềm tự hào của người dân Bá Thước và giúp dân bản phát triển kinh tế".

Ngày Sinh quyết định trở về quê lập nghiệp bằng nghề chăn vịt, bố mẹ, người thân đều ngăn cản. Thế nhưng Sinh quyết tâm giữ lựa chọn của mình.

Từ đó, ở Cổ Lũng xuất hiện một thanh niên, dù nắng hay mưa cũng đội nón đi khắp các bản làng “săn" trứng vịt Cổ Lũng. Thời điểm này, việc tìm ra một con vịt Cổ Lũng “nguyên bản" không dễ. Nhưng sau một thời gian đi khắp vùng núi các xã Cổ Lũng, Lũng Niêm, Thành Sơn, Thành Lâm, cuối cùng Sinh cũng sở hữu những con vịt bố mẹ Cổ Lũng chính hiệu. Đem về nuôi, Sinh chăm chút lũ vịt cẩn thận, quan sát từng ngày, chỉ mong sao chúng không sinh bệnh và đẻ trứng để đem đi ấp.

Những lứa trứng đầu tiên được Sinh nâng niu, bảo quản cẩn thận sau đó đem ra thị trấn cách hơn chục km, tìm đến lò để ấp. Chúng nở ra nhưng 10 con cũng chỉ được một vài con còn giữ được những đặc điểm của vịt Cổ Lũng như cổ rụt, chân thấp, xương vóc nhỏ...

Thời gian đầu, Sinh cho chúng ăn cám công nghiệp khoảng 1 - 2 tháng, tiêm phòng các loại vacxin. Khi chúng đã được gần 1kg, Sinh đội nón, lùa chúng ra dòng suối Nủa, quan sát cách tìm mồi và xem chúng lớn lên từng ngày. Sinh thấy vui vì đã tìm thấy ánh sáng cho lựa chọn của mình.

Sau nhiều lần chọn lựa, cuối cùng Sinh cũng có được lứa vịt sinh sản như ý. Dần dần, những mẻ trứng mang đi ấp từ hàng chục, lên hàng trăm quả. Quá trình nhân giống, Sinh nhận thấy vịt Cổ Lũng tuy đẻ thưa nhưng trứng to, vịt con có khả năng thích ứng rất tốt với môi trường bản địa. Nếu tuân thủ quy trình nuôi thì tỷ lệ thành công rất cao.

Đàn vịt của Sinh cứ thế tăng dần lên, từ hàng trăm đến hàng nghìn con. Những lứa vịt thương phẩm đầu tiên xuất chuồng, thương lái tranh nhau mua với giá 170 - 190 nghìn đồng/con.

Vịt Cổ Lũng là đặc sản trứ danh của xứ Thanh. Ảnh: Võ Dũng.
Vịt Cổ Lũng là đặc sản trứ danh của xứ Thanh. Ảnh: VD.

Vịt nuôi đến đâu bán hết đến đó, thương lái đến tận nhà thu mua. Nhiều lúc khan hàng, Sinh không biết phải tìm nguồn từ đâu. Lúc này, Sinh bắt đầu nghĩ đến việc liên kết cùng dân bản nuôi giống vịt bản địa này vừa để cung ứng ra thị trường vừa phát triển kinh tế.

Học theo Sinh, không chỉ các hộ lân cận ở La Ca mà nhiều hộ dân ở Cổ Lũng, Lũng Niêm, Thành Sơn, Thành Lâm cũng mua giống vịt Cổ Lũng về nuôi.

Nếu ở La Ca có Sinh thì ở bản Khuyn có Lục Văn Nam, người tốt nghiệp trường cao đẳng Nông lâm nhưng vẫn về đi... chăn vịt. Đến nay, sau 5 năm khởi nghiệp bằng nghề chăn vịt, Nam đã sở hữu một trang trại vịt hàng nghìn con, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Liên kết nuôi vịt thu lãi 100 triệu đồng/năm

Có những thời điểm, đàn vịt Cổ Lũng trên địa bàn huyện Bá Thước chỉ còn trên dưới 1 nghìn con và chỉ mới phát triển về số lượng từ 4 - 5 năm nay. Đó cũng là thời điểm Hà Văn Sinh nâng quy mô nuôi của mình lên mỗi lứa 200 - 300 con. Để đảm bảo lúc nào cũng có hàng xuất bán, Sinh nuôi gối lứa, mỗi năm cũng nuôi được 5 - 6 lứa, tính ra cũng lãi ròng trên dưới 100 triệu đồng/năm.

Nhưng vịt gia đình nuôi không đủ cung ứng cho thị trường, Sinh bắt đầu bàn với dân bản cùng nuôi. Để dân bản yên tâm, Sinh cam kết sẽ cấp con giống, thức ăn sau đó thu mua toàn bộ vịt thương phẩm. Sau một vài lứa nuôi thấy lãi, dân bản đã chủ động mua con giống, mua thức ăn, nhờ Sinh hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng, kỹ thuật chăm sóc vịt Cổ Lũng.

Sinh cho biết: “Thực ra, nuôi vịt Cổ Lũng cũng không khó. Nó vốn là vật nuôi bản địa nên không cần thời gian thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng. Đăc biệt, nguồn nước suối Nủa ở đây chảy quanh năm, trong vắt, nhiều thức ăn nên vịt chóng lớn, thịt thơm ngon. Ngoài việc tiêm phòng đầy đủ vacxin thì vịt thả trên dòng suối này gần như không có dịch bệnh gì đáng kể".

Nhiều gia đình tại các xã Cổ Lũng, Lũng Niêm, Thành Sơn, Thành Lâm của huyện Bá Thước có thu nhập ổn định nhờ nuôi vịt Cổ Lũng. Ảnh: Võ Dũng.
Nhiều gia đình tại các xã Cổ Lũng, Lũng Niêm, Thành Sơn, Thành Lâm của huyện Bá Thước có thu nhập ổn định nhờ nuôi vịt Cổ Lũng. Ảnh: VD.

Theo Sinh, vịt Cổ Lũng thơm ngon, ngoài việc bản thân nó là giống vịt đặc sản thì còn bởi được ăn nguồn thức ăn suối Nủa phong phú đa dạng. Trước đây, dân bản nuôi hoàn toàn tự nhiên, tỷ lệ sống thấp nhưng nay, vịt con được úm, thời gian đầu ăn cám, phòng vacxin đầy đủ nên đủ sức đề kháng, tỷ lệ nuôi sống cao. Khi vịt đạt trọng lượng gần 1kg, người nuôi độn thêm các thức ăn như thân cây chuối thái nhỏ, rau, cỏ với cám ngô, gạo. Đến thời kỳ xuất bán (tháng thứ 5 - 6 trong chu kỳ nuôi), vịt được ăn hoàn toàn tự nhiên bằng thức ăn từ cây chuối, rau rừng, uống nước suối Nủa. Nhiều hộ ở bản La Ca đã sắm máy băm chuối nên nuôi việc nuôi vịt Cổ Lũng ngày càng nhàn.

Để khuyến khích dân bản nuôi vịt Cổ Lũng, năm 2017, Sinh thành lập Hợp tác xã Phát triển chăn nuôi vịt Cổ Lũng. Sinh chịu trách nhiệm tư vấn xây dựng chuồng trại, chăm sóc, trị bệnh cho các đàn vịt của các hộ xã viên và tìm đầu ra cho vịt thương phẩm. Hợp tác xã hiện có 12 hộ xã viên tham gia, mỗi hộ xã viên bình quân cung ứng ra thị trường khoảng trên 1 nghìn con vịt mỗi năm.

Nhiều hộ sắm máy thái chuối để nuôi vịt, giảm được sức lao động. Ảnh: VD
Nhiều hộ sắm máy thái chuối để nuôi vịt, giảm được sức lao động. Ảnh: VD

“Nhận nhiệm vụ tìm đầu ra cho vịt thương phẩm cũng có một chút áp lực. Thứ nhất, con đặc sản chỉ thực sự dễ đầu ra khi nuôi với số lượng vừa phải. Nuôi nhiều, nhiều hộ cùng nuôi thì đã thành sản phẩm hàng hóa nên cần có đầu ra ổn định thì dân bản mới yên tâm. Hiện nay, sản lượng bán ra đều đặn mỗi ngày trên dưới 100 con, cũng đang dễ bán, được các nhà hàng du lịch ở Bá Thước hay thành phố Thanh Hóa đặt mua", Sinh tâm sự.

Từ chỗ bị mai một, đặc sản vịt Cổ Lũng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng ở địa phương. Những cử nhân “khùng” cũng đã tạo lập cơ nghiệp từ chăn vịt đồng thời mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân ở quê nhà./.

Khánh Ngân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Ngày 28/2/2025 , Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 463/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.
Ngư dân Nghệ An trúng 26 tấn cá cơm sau một ngày ra khơi

Ngư dân Nghệ An trúng 26 tấn cá cơm sau một ngày ra khơi

Sau gần một ngày ra khơi, đội tàu của ngư dân Trần Văn Lưu (phường Nghi Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An) đã đánh bắt được 26 tấn cá cơm, thu về hơn 300 triệu đồng.
Khu bảo tồn Xuân Liên được nâng hạng thành vườn quốc gia

Khu bảo tồn Xuân Liên được nâng hạng thành vườn quốc gia

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên. Đây là Vườn quốc gia thứ hai của tỉnh, sau Vườn quốc gia Bến En.
Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Ngày 11/02/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định khởi tố bị can; Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc; Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; Quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Đình Văn về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Bình Định nổi tiếng không chỉ với danh lam thắng cảnh mà còn với nền ẩm thực phong phú. Đặc biệt, món chả cá Quy Nhơn đã trở thành đặc sản nơi đây.
Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Cùng với bánh phu thê, cá anh vũ, gà Đông Cảo,…bánh bác là một trong những sản vật tiến vua thời xưa. Trong tâm thức người Giang Xá, bánh bác chính là biểu tượng của làng. Món bánh này "khai sinh" cùng thời Lý Nam Đế lập quốc.
Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Những năm gần đây, xuất hiện loại mứt lạ được làm từ rễ cây đinh lăng, quả cau khô và chuối tá quạ gây sốt trên thị trường vừa lạ miệng vừa có nhiều công dụng đối với sức khỏe, giá đắt đỏ vẫn rất đắt khách.
Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Những ngày này là cao điểm của các nhà vườn trồng bưởi tại thị xã Phú Mỹ - khu vực có diện tích trồng bưởi lớn nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tất bật, nhộn nhịp vào mùa thu hoạch và xuất bán.
Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Cứ vào tiết lập Xuân, người dân xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) lại lên đỉnh Cù Mông hái chè Mã Dọ về nấu uống hàng ngày. Một số người còn lấy chè Mã Dọ sấy khô, bán cho khách thập phương.
Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Khi tiết trời vào Xuân là thời điểm của sự sinh sôi nảy nở, cũng là mùa “hái lộc” nhung hươu của người dân huyện miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh). Nhung hươu là một loại dược liệu quý giá trong Đông y, hay còn gọi là lộc nhung, là sừng non của con hươu đực, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người.
Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Với hàng trăm hồ chứa, hàng chục ngàn ha diện tích mặt nước, tỉnh Đắk Lắk có tềm năng rất lớn trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Song hiện nay do chưa có cơ chế, chính sách nên hàng ngàn ha mặt nước vẫn đang "bỏ hoang".
Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Ngoài các sản phẩm truyền thống, thị trường Tết Ất Tỵ 2025 xuất hiện nhiều sản phẩm trái cây tạo hình mới lạ như bưởi vuông in hình bản đồ Việt Nam, bưởi thỏi vàng, dưa lưới hồ lô, dưa lưới thỏi vàng.
Hoa cầm tay của Á hậu Phương Nhi thuộc top đắt nhất thế giới

Hoa cầm tay của Á hậu Phương Nhi thuộc top đắt nhất thế giới

Bó hoa cưới mix giữa hai loại hoa khác nhau mà con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng mang đến tặng cô dâu Phương Nhi không chỉ đắt đỏ mà là biểu tượng của tình yêu, gắn liền với nghi lễ thiêng liêng và trang trọng.
5 loại hoa nhập khẩu "hot trend" được hội chị em "săn lùng"

5 loại hoa nhập khẩu "hot trend" được hội chị em "săn lùng"

Bên cạnh các loại hoa truyền thống, những dòng hoa nhập khẩu với giá cả phải chăng đang được nhiều người ưa chuộng mua về trưng trong nhà dịp Tết Nguyên đán 2025.
Chiêm ngưỡng những loại hoa độc lạ được săn đón chơi Tết

Chiêm ngưỡng những loại hoa độc lạ được săn đón chơi Tết

Bên cạnh các loại hoa truyền thống như: Đào, mai, quất, cúc, dơn,… thì nhiều năm trở lại đây, các loại hoa có hình dáng độc đáo, lạ mắt được người dân ưa chuộng săn đón để chơi Tết Nguyên đán.
Hoa tuyết mai là gì mà “làm mưa làm gió” thị trường hoa Tết?

Hoa tuyết mai là gì mà “làm mưa làm gió” thị trường hoa Tết?

Hoa tuyết mai với cái tên mỹ miều giữa cái “tuyết” của mùa đông và “mai" trong nét đẹp đặc trưng ngày tết đã tạo nên dấu ấn riêng cho chính nó.
Vì sao đào đông đỏ nhập khẩu hút khách dịp Tết?

Vì sao đào đông đỏ nhập khẩu hút khách dịp Tết?

Đào đông đỏ là loại hoa nhập khẩu "hot" nhất thị trường hoa vào mỗi dịp xuân về. Những bình hoa không chỉ mang vẻ đẹp rực rỡ, tươi mới mà còn ẩn chứa những thông điệp về sự may mắn, thịnh vượng và đoàn viên.
Đào mốc, mơ rừng "xuống phố" dịp Tết 2025

Đào mốc, mơ rừng "xuống phố" dịp Tết 2025

Đào mốc và mơ rừng là những loại cây đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, trong vài năm gần đây chúng trở thành tâm điểm được săn đón mỗi dịp Tết Nguyên đán. Xu hướng đưa các loại cây cảnh độc lạ này "xuống phố" không chỉ thể hiện nét đẹp của thiên nhiên hoang dã mà còn mang ý nghĩa văn hóa, phong thủy sâu sắc.
Người trồng chỉ cách chọn, chăm sóc đào quất dịp tết

Người trồng chỉ cách chọn, chăm sóc đào quất dịp tết

Chọn đào, quất trưng vào dịp Tết Nguyên đán được người dân rất cẩn trọng. Theo quan niệm phải lựa cây có đầy đủ hoa, nụ lộc, tán tròn đẹp...Ưu tiên cây có dáng thế tự nhiên, không bị gò ép, hoa và quả không quá dày….
Loại hoa “độc lạ” được khách hàng săn đón chơi Tết

Loại hoa “độc lạ” được khách hàng săn đón chơi Tết

Hoa mai anh đào là mặt hàng 'hot' được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng đặt chơi trong dịp tết Nguyên đán 2025. Không chỉ có giá cả phải chăng mà mai anh đào còn có hương thơm dịu nhẹ, màu phớt hồng đẹp mắt.
Quýt cảnh lục bình hút lộc "cháy hàng" trước Tết Nguyên đán

Quýt cảnh lục bình hút lộc "cháy hàng" trước Tết Nguyên đán

Còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ nhưng cây quýt tạo hình "bình hút lộc" với giá hàng chục triệu đồng đã được các nhà vườn ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) bán hết.
Mộc lan lộng lẫy, quý phái, được chị em ráo riết "săn lùng" chơi Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Mộc lan lộng lẫy, quý phái, được chị em ráo riết "săn lùng" chơi Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thị trường hoa, cây cảnh đang bắt đầu vào mùa nhộn nhịp nhất trong năm. Hàng loạt mặt hàng được tiểu thương nhập về phục vụ người dân, trong đó những cành hoa mộc lan luôn được chị em đặc biệt quan tâm,"săn lùng" để bài trí chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Gia Lai: Dưa hấu rớt giá, nông dân như ngồi trên đống lửa

Gia Lai: Dưa hấu rớt giá, nông dân như ngồi trên đống lửa

Dưa hấu rớt giá khiến nhiều hộ dân trồng tại xã Ia Piơr (huyện Chư Prông, Gia Lai) điêu đứng, thua lỗ hàng trăm triệu đồng.
Abalanca Meal - Bữa ăn cân bằng vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm Vàng vì người tiêu dùng”

Abalanca Meal - Bữa ăn cân bằng vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm Vàng vì người tiêu dùng”

Tại chương trình “Thương Hiệu Vàng Thời Đại Số” lần thứ I năm 2024, nhãn hàng Abalanca Meal của Công ty Cổ phần Abalanca đã xuất sắc nhận danh hiệu “Sản phẩm Vàng vì người tiêu dùng”.
HTX Sản xuất và Đầu tư Hoàng Liên Sơn: Trà Shan Tuyết Suối Giàng – Tinh hoa trà Đất Việt

HTX Sản xuất và Đầu tư Hoàng Liên Sơn: Trà Shan Tuyết Suối Giàng – Tinh hoa trà Đất Việt

HTX Sản xuất và Đầu tư Hoàng Liên Sơn được thành lập tháng 11/2022, có trụ sở tại thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, ở độ cao 1.317m so với mực nước biển, khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ, không khí trong lành. Suối Giàng có vườn chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, với hương vị đặc biệt, khác biệt, khó quên.
Đắk Lắk: Phát hiện nhiều doanh nghiệp nhúng sầu riêng vào dung dịch không rõ nguồn gốc

Đắk Lắk: Phát hiện nhiều doanh nghiệp nhúng sầu riêng vào dung dịch không rõ nguồn gốc

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa phát hiện nhiều doanh nghiệp nhúng sầu riêng vào dung dịch pha chế từ các không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tem nhãn ghi chữ nước ngoài, không có nhãn phụ ghi tiếng Việt.
Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng sắp thu hoạch bị kẻ xấu cạo trắng gốc

Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng sắp thu hoạch bị kẻ xấu cạo trắng gốc

Ngày 7/9, lãnh đạo Công an huyện Đạ Tẻh cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ việc kẻ gian phá hoại hàng chục gốc sầu riêng của một người dân thuộc xã Quốc Oai.
TH ra mắt Nước Uống Sữa Trái Cây Mãng Cầu Tự Nhiên TH true JUICE milk hoàn toàn từ thiên nhiên

TH ra mắt Nước Uống Sữa Trái Cây Mãng Cầu Tự Nhiên TH true JUICE milk hoàn toàn từ thiên nhiên

Là sự kết hợp của sữa tươi sạch, nguyên chất, theo chuẩn của trang trại TH và trái mãng cầu tự nhiên chọn lọc từ những vùng nguyên liệu chất lượng cao, đồng thời bổ sung các vitamin cùng hương vị thơm ngon - sảng khoái - mới mẻ, sản phẩm mới hứa hẹn trở thành xu hướng trên thị trường đồ uống, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm thú vị, chinh phục tín đồ yêu thích sự năng động, tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng khoa học.
Mùa mắc coọc ở Mường Chanh

Mùa mắc coọc ở Mường Chanh

Những ngày này, nông dân xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) đang khẩn trương bước vào vụ thu hoạch mắc coọc. Năm nay, bà con rất phấn khởi, bởi mắc coọc được mùa, được giá.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động