Nông dân quê lúa kiếm tiền tỷ nhờ nuôi vịt biển OCOP

Tại Thái Bình, mô hình nuôi vịt biển của anh Ngô Văn Duẩn (SN 1982, tại xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải) đang được người dân học hỏi và áp dụng. Trang trại vịt biển liên tục mở rộng quy mô, liên kết từ sản xuất con giống đến tiêu thụ, mỗi năm đạt doanh thu trên 6 tỷ đồng. Thương hiệu vịt biển được khẳng định khi trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh.
Nuôi kiến cảnh làm thú cưng vừa vui lại kiếm tiền rủng rỉnh Thành tỷ phú vùng cao nhờ mạnh tay bỏ trồng ngô, khoai, sắn Nuôi con độc lạ, tưởng dở hơi ai ngờ thu tiền tỷ
Trang trại nuôi vịt biển của anh Ngô Văn Duẩn cho hiệu quả cao.
Trang trại nuôi vịt biển của anh Ngô Văn Duẩn cho hiệu quả cao.

Bỏ lợn nuôi vịt

Anh Ngô Văn Duẩn cho biết, từng trải qua nhiều ngành nghề kinh doanh. Trước đó anh đã đầu tư nuôi lợn với trang trại lên tới 400 con. Tuy nhiên, do bị dịch tả lợn châu Phi dẫn tới khó khăn về việc nhập con giống. Từ đó, nghề chăn nuôi lợn rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi giá lợn giảm xuống mức kỷ lục trên thị trường nên anh đã quyết định từ bỏ nghề này.

Thời điểm năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình lựa chọn xã Đông Xuyên để xây dựng mô hình nuôi vịt biển. Sau đó, UBND xã đã giao cho tổ hợp tác, với 6 hộ tham gia dự án. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình hỗ trợ con giống 2.520 vịt biển, chia cho gia đình anh Duẩn và 5 hộ khác. Thực tế lứa vịt biển đầu tiên nuôi rất vất vả, trong đó khó khăn nhất là tìm thị trường đầu ra.

Bởi theo anh Duẩn, thị trường lúc bấy giờ đang ưa chuộng sử dụng quen sản phẩm vịt lông trắng. Khi vịt đến thời kỳ xuất bán thương lái họ lại không mua nên mấy hộ phải đem vịt ra chợ để bán. Đến khi người tiêu dùng họ mua ăn thử và phản hồi lại là ăn còn ngon hơn vịt cánh trắng. Từ đó số lượng bán ra ngày càng nhiều hơn.

Vịt biển được nuôi theo quy trình sản xuất an toàn.
Vịt biển được nuôi theo quy trình sản xuất an toàn.

Bài toán đầu ra đã được giải quyết, các thành viên tham gia tổ nuôi vịt hạch toán thấy có lãi khoảng 22 triệu đồng. Từ đó, anh Duẩn và các hộ trong tổ hợp tác đã nhân rộng mô hình, tăng đàn.

Anh Duẩn chia sẻ, qua quá trình hoạt động, nhận thấy cần phải có sự tổ chức chặt chẽ, phù hợp hơn; tiếp cận khoa học kỹ thuật cao hơn, tổ chức sản xuất quy mô lớn hơn, giá trị sản phẩm tốt hơn, thị trường mở rộng hơn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ thành viên, Tổ hợp tác đã báo cáo với Hội Nông dân xã, đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi tổng hợp. Đến tháng 3/2019, HTX Chăn nuôi tổng hợp Đông Xuyên được thành lập với 32 hộ thành viên do anh làm Giám đốc.

Liên kết nâng tầm thương hiệu

HTX Chăn nuôi tổng hợp Đông Xuyên hiện có 58 thành viên với một số ngành nghề chính: dịch vụ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, liên kết bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, HTX lựa chọn vịt biển 15 Đại Xuyên làm sản phẩm chủ lực, xây dựng thương hiệu “Vịt biển Đông Xuyên” với quy mô duy trì 10.000 con vịt biển thịt chất lượng cao, 6.000 - 8.000 con vịt biển sinh sản/năm.

Anh Ngô Văn Duẩn, Giám đốc HTX cho biết: Vịt biển 15 Đại Xuyên có chất lượng thịt thơm ngon, trọng lượng cơ thể lớn, thích nghi tốt với nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Bên cạnh đó, do là giống kiêm dụng nên vịt biển 15 Đại Xuyên có thể tự kiếm thức ăn ngoài tự nhiên tốt, giảm được đáng kể chi phí thức ăn, chất lượng thịt, trứng cũng thơm ngon hơn. Vì vậy, HTX mạnh dạn lựa chọn vịt biển 15 Đại Xuyên để xây dựng thương hiệu cho HTX. Sau khi vịt biển, trứng vịt biển được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, sản phẩm này luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Chúng tôi có kế hoạch nhân thêm các đàn bố mẹ để phát triển con giống một cách chủ động.

Để có được kết quả này, theo chia sẻ của anh Duẩn, sản phẩm làm ra phải có sự khác biệt, độ đồng đều cao và đặc biệt duy trì được sự ổn định của chất lượng sản phẩm với những bí quyết riêng biệt trong thức ăn và ứng dụng chế phẩm vi sinh: thay vì sử dụng cám thông thường, HTX đặt công ty sản xuất riêng cám cho vịt thịt, vịt biển theo công thức của HTX dựa trên các giai đoạn sinh trưởng của vịt; nước uống được bổ sung chế phẩm EM tỏi giúp hệ thống tiêu hóa vịt hoạt động tốt, vịt nhanh lớn hơn.

Anh Trần Ngọc Trà (thôn Hải Long, xã Đông Xuyên) thành viên của HTX cho biết: Để bảo đảm chất lượng sản phẩm, chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm quy trình chăn nuôi an toàn, vệ sinh môi trường, chuồng trại sạch sẽ. HTX sử dụng thuốc thú y và thức ăn của các công ty uy tín, đạt tiêu chuẩn an toàn hiệu quả, do vậy đàn vịt phát triển rất tốt, ít bị bệnh, cho năng suất cao. Vịt biển Đông Xuyên cho thịt thơm ngon, nhiều nạc, lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao; trứng vịt biển to hơn hẳn trứng vịt thường, vỏ dày, thơm, ngậy nên được khách hàng ưa chuộng dù giá bán cao hơn giá trứng vịt thông thường.

Vịt biển Đông Xuyên là sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Thái Bình.
Vịt biển Đông Xuyên là sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Thái Bình.

Hiện nay, thương hiệu vịt biển và trứng vịt biển Đông Xuyên đã được tiêu thụ rộng rãi tại Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định... qua các kênh bán hàng truyền thống và sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, trứng vịt biển Đông Xuyên còn được công nhận là sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chứng nhận.

Với cách làm bài bản từ khâu chọn con giống, thức ăn và áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAHP, mô hình chăn nuôi vịt biển của HTX Chăn nuôi tổng hợp Đông Xuyên là hướng đi mới và có nhiều triển vọng, đem lại giá trị kinh tế cao, giúp các thành viên HTX có thêm thu nhập ổn định. Tính riêng năm 2021, HTX thu nhập trên 1,4 tỷ đồng từ vịt biển thương phẩm, cung cấp ra thị trường gần 156 vạn quả trứng, doanh thu trên 6 tỷ đồng.

Nuôi vịt biển nhằm khai thác hiệu quả có diện tích cửa sông, cửa biển, bãi bồi. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất bài bản đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho bà con nông dân./.

Kim Ngân (T/h)

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chìa khóa giúp nâng tầm sản phẩm OCOP vươn xa

Chìa khóa giúp nâng tầm sản phẩm OCOP vươn xa

Nông sản Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng với hương vị thơm ngon và chất lượng cao. Tuy nhiên, để vươn xa hơn thị trường nội địa, các sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cần được nâng tầm một cách bài bản. Chuỗi giá trị chính là chìa khóa giúp sản phẩm OCOP chinh phục thị trường quốc tế, mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân và góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Huyện Quốc Oai có 41 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP

Huyện Quốc Oai có 41 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP

Mới đây, UBND huyện Quốc Oai phối hợp với Công ty sông Đà Kinh Bắc tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.Theo đó, có 41 sản phẩm của 14 chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Bắc Giang có 334 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Bắc Giang có 334 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có 334 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã tích cực hỗ trợ nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm OCOP thông qua hoạt động khuyến công.
Triển lãm quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề huyện Phú Xuyên diễn ra trong 4 ngày

Triển lãm quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề huyện Phú Xuyên diễn ra trong 4 ngày

Triển lãm quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề huyện Phú Xuyên năm 2024 sẽ trưng bày 150 gian hàng; trong đó có 100 gian hàng chung của Thành phố và 50 gian hàng của huyện Phú Xuyên…
Thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, sáng ngày 13/10, Hội Liên hiệp thanh niên thành phố Hà Nội tổ chức phiên livestream kết nối và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội 2024.
Cà Mau nâng tầm, phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh

Cà Mau nâng tầm, phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh

Cà Mau nâng tầm sản phẩm OCOP bằng cách phát huy tiềm năng sẵn có, cải tiến chất lượng, xây dựng thương hiệu,...Hiện, các ngành, các cấp trong tỉnh đang khẩn trương triển khai kế hoạch thu hút, khuyến khích chủ thể tham gia.
Hơn 100 gian hàng "quy tụ" tại Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024

Hơn 100 gian hàng "quy tụ" tại Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024

Sáng ngày 3/10, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc "Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024" và trao giải "Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024".
Hà Nội: Về làng So khám phá quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên

Hà Nội: Về làng So khám phá quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên

Là thương hiệu miến dong nổi tiếng tại Hà Nội, nhưng ít ai biết quy trình sản xuất ra sản phẩm miến dong được diễn ra như thế nào? Dưới đây là quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên tại làng So của CEO Dương Đình Khôi.
100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

Từ ngày 3 - 6/10, Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, Hà Nội. Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Cận cảnh quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods

Cận cảnh quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods

Là thương hiệu thịt chua nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ, nhưng ít ai biết quy trình sản xuất ra sản phẩm thịt chua được diễn ra như thế nào? Dưới đây là quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods của nữ CEO Nguyền Thị Thu Hoa.
Nhiều chương trình khởi nghiệp mới tại Đắk Lắk

Nhiều chương trình khởi nghiệp mới tại Đắk Lắk

Sáng 23/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Sản phẩm OCOP 4 sao nâng cao giá trị nông sản Đắk Lắk

Sản phẩm OCOP 4 sao nâng cao giá trị nông sản Đắk Lắk

Ngày 19/9, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tuyên truyền Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 đến cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, đại diện doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại và hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ

Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ

Hà Nội, mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh mà còn được biết đến với những món ăn đặc sản làm say lòng du khách. Trong số đó, không thể không nhắc đến ô mai Vạn Xuân, một thức quà đã trở thành biểu tượng ẩm thực của Hà thành, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương

Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương

Để phát triển sản phẩm OCOP, những năm qua, tỉnh Cao Bằng dành nhiều nguồn lực hỗ trợ. Riêng năm 2024, tỉnh huy động 5.400 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 4.700 triệu đồng, ngân sách tỉnh 700 triệu đồng.
Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery

Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery

Bánh nướng thập cẩm là một trong các sản phẩm của Công ty Cổ phần Gia Trịnh Bakery đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Dứa đóng hộp Trường Tùng

Dứa đóng hộp Trường Tùng

Dứa đóng hộp Trường Tùng của Công ty Cổ phần chế biến nông sản Trung Thành đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP

Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP

Nhằm mục tiêu quảng bá, đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, những năm qua, Thanh Hóa chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Áo choàng tắm cotton BOHA

Áo choàng tắm cotton BOHA

Sản phẩm áo choàng tắm cotton mang thương hiệu BOHA được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội.
Hơn 220 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt Nam 2024”

Hơn 220 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt Nam 2024”

Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt 2024’’ lần thứ 16 thu hút 150 doanh nghiệp tham gia diễn ra từ ngày 27 – 30/8/2024 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (quận 7, TP.HCM).
Bún khô Lợi Hải

Bún khô Lợi Hải

Bún khô Lợi Hải là sản phẩm được nhiều người dân Hà Nội yêu thích bởi hương vị đặc trưng cũng như tính tiện lợi, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Dầu hào Hùng Thắng

Dầu hào Hùng Thắng

Dầu hào do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Sản xuất Thương mại Hùng Thắng sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của UBND thành phố Hà Nội.
Miến dong Long Vũ

Miến dong Long Vũ

Miến dong Long Vũ là đặc sản của người làng So xưa kia, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Hành trình OCOP – đưa sản phẩm nông sản ra khỏi phạm vi làng xã

Hành trình OCOP – đưa sản phẩm nông sản ra khỏi phạm vi làng xã

Vừa qua tại Hà Nội, Hội nghị Xúc tiến Thương mại Đưa Sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình Hành Trình OCOP. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu nỗ lực của Ban Tổ chức trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà sản xuất nông sản địa phương đưa sản phẩm OCOP tiếp cận thị trường tiêu dùng rộng lớn, đặc biệt thông qua các hệ thống siêu thị lớn trong nước.
Đa dạng các sản phẩm vùng miền tại phiên chợ nông sản, tuần hàng OCOP Thủ đô

Đa dạng các sản phẩm vùng miền tại phiên chợ nông sản, tuần hàng OCOP Thủ đô

Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền - Na Lạng Sơn và tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2024 diễn ra từ ngày từ ngày 15 - 18/8 tại Khu hội chợ Triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại (số 489, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội).
Khai trương khu trưng bày giới thiệu sản phẩm cùng các tỉnh, thành phía Bắc

Khai trương khu trưng bày giới thiệu sản phẩm cùng các tỉnh, thành phía Bắc

Sáng 16/8, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hoá), UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Khai trương không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024.
Chăn bông tằm tự dệt Mỹ Đức

Chăn bông tằm tự dệt Mỹ Đức

Chăn bông tằm tự dệt là một trong các sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn dâu tằm tơ Mỹ Đức, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 5 sao.
Quảng Ninh tích cực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP

Quảng Ninh tích cực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP

Nhằm hướng tới phát triển bền vững các sản phẩm OCOP, đặc biệt trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP.
Đắk Lắk có thêm 14 sản phẩm OCOP 4 sao

Đắk Lắk có thêm 14 sản phẩm OCOP 4 sao

Đắk Lắk vừa tổ chức hội nghị xem xét, đánh giá, chấm điểm phân hạng đợt 2 cho 25 bộ hồ sơ sản phẩm tiềm năng 4 sao của 4 địa phương gồm: TP Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Pắc và huyện Krông Ana.
Thêm 12 sản phẩm của Yên Bái được công nhận OCOP 3 sao

Thêm 12 sản phẩm của Yên Bái được công nhận OCOP 3 sao

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Yên Bái đã công nhận thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, đạt 40% kế hoạch đề ra.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động