Đẩy mạnh thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững Giàu lên nhờ trồng cây đô la trên vùng đất đỏ bazan |
![]() |
Anh Trần Như Kiên trở thành tỷ phú vùng cao nhờ kinh tế trang trại. |
Muốn giàu phải bỏ tư duy cũ
Sinh ra và lớn lên ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, năm 1993, khi mới 16 tuổi, anh Trần Như Kiên quyết định lên vùng đất Yên Châu, tỉnh Sơn La lập nghiệp với mong muốn thoát được cái nghèo.
Anh đã cùng bạn bè rong ruổi khắp các bản, làng của huyện Yên Châu nhận làm thuê nghề mộc, dựng nhà cho người dân. Sau vài năm tích góp được chút vốn, anh quyết định mua đất để trồng ngô, khoai, sắn.
Anh Kiên cho biết, mấy năm canh tác, bản thân anh nhận thấy làm ngô, khoai, sắn vừa vất vả mà hiệu quả kinh tế không được bao nhiêu.
Bởi sau 1 thời gian anh nhận thấy nếu cứ đi làm thuê mãi thì không bao giờ giàu được. Đồng thời, nếu cứ đi trồng ngô, trồng sắn thì đến bao giờ mới có hiệu quả kinh tế? Từ đó, anh mới nghĩ ra việc nuôi lợn, thứ nhất là tạo công ăn việc làm cho gia đình, thứ 2 là anh lấy chất thải đó để bón cho cây, vừa xử lý môi trường vừa chăm được cây tốt thế nên tôi thấy hiệu quả rất là cao.
![]() |
Trang trại nuôi lợn của tỷ phú Trần Như Kiên. |
Năm 2008, anh Kiên đã thế chấp tài sản để vay 300 triệu đồng tại Agribank huyện Yên Châu, đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 10 con lợn nái, gần 100 con lợn thịt về nuôi theo hướng an toàn sinh học. Khi đàn lợn nái đẻ lứa đầu tiên cũng là lúc anh xuất bán lứa lợn thịt ra thị trường. Khi ấy, sau khi trừ chi phí, anh đã thu lãi gần 700 triệu đồng.
Tiếp đà thắng lợi, anh dùng số tiền lãi tái đầu tư để tăng đàn lợn nái lên 40 con và 500 con lợn thịt; lứa tiếp theo đã cho lãi 1,5 tỷ đồng. Đến nay, tổng đàn lợn trong trang trại của anh luôn duy trì ở mức trên 1.200 con nuôi theo chu trình khép kín, sản lượng mỗi năm từ 35-40 tấn, thu nhập trên 10 tỷ đồng và tạo việc làm ổn định cho 7 lao động địa phương, với mức lương từ 4,5 triệu/tháng trở lên.
Thắng lớn trong đại dịch
Năm 2019, khi thị trường điêu đứng vì dịch tả lợn Châu Phi, anh Kiên đã nhanh nhạy nắm bắt thị trường, điều chỉnh số lượng xuất bán phù hợp với tình hình thực tế, giúp gia đình anh và các thành viên Hợp tác xã không thua lỗ, mà còn thắng lớn trong đợt dịch, qua đó thể hiện bản lĩnh của người nông dân trong thời kỳ mới.
Từ đầu năm 2019, qua thông tin từ báo chí về dịch tả Châu Phi từ Đài Loan. Lúc đó giá lợn lại đang cao, mỗi con 80 – 90kg. Anh Kiên bàn với các thành viên HTX bán hết, để một là bảo toàn giá, hai là lấy an toàn về cho mình. Và đúng như anh nhận định, sau 5 ngày, Việt Nam bắt đầu công bố dịch tả lợn Châu Phi, giá lợn lúc ấy giảm xuống rất là thấp. Lúc đó, trang trại của anh và các xã viên đã xuất chuồng, lúc đó chỉ tập chung củng cố về an toàn sinh học để giữ lấy đàn.
Ngoài nuôi lợn, anh Kiên còn trồng 7ha nhãn chín muộn và hơn 1ha xoài tượng da xanh, toàn bộ diện tích cây ăn quả đều trồng theo chuẩn VietGAP; riêng năm 2022 này, thu nhập từ cây ăn quả của gia đình đã đạt hơn 700 triệu đồng.
![]() |
Cơ ngơi bề thế của anh Trần Như Kiên. |
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Trần Như Kiên còn giúp đỡ các hộ khó khăn là hội viên nông dân trong bản, trong xã về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Anh đã đứng ra thành lập HTX Phương Nam với 10 thành viên, đến nay, HTX có trên 100ha cây ăn quả, 2.500 con lợn thương phẩm theo quy trình chăn nuôi khép kín, doanh thu ước đạt trên 15 tỷ đồng/năm.
Tỷ phú vùng cao Trần Như Kiên là hình mẫu của người nông dân năng động, đổi mới tư duy. Không phụ thuộc vào những cây trồng bản địa mà năng động chuyển đổi những cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao./.
![]() |
![]() |
![]() |