Kiếm tiền tỷ nhờ đi nhặt lá tre Thanh niên dân tộc Thái kiếm tiền tỷ nhờ lên núi ở cùng dê Thu nhập 350 triệu đồng/năm nhờ nuôi nai lấy nhung |
Anh Nhựt đến với nghề nuôi kiến cảnh rất tình cờ. |
Kiên nhẫn như kiến
Tại TP.HCM, anh Nguyễn Tấn Minh Nhựt đến với nghề nuôi kiến rất tình cờ. Kinh doanh cửa hàng thủy sinh, là người yêu thích thiên nhiên nên anh thường xuyên tìm hiểu về nhiều loài động vật, trong đó có kiến.
Tháng 8/2019, anh Nhựt tìm được một tổ kiến trong gốc cây rồi mang về để vào bể thủy sinh cho tự sinh sản. Lúc đó anh còn chưa biết đến cộng đồng chơi kiến.
"Sau khi biết đến trên thế giới và Việt Nam có thú chơi này, tôi bắt đầu mày mò làm tank (bể nuôi kiến). Hiện nay nuôi khoảng 7 loài", anh Nhựt chia sẻ.
Đây là loại không thể leo nên nuôi khá nhàn. Một trong những nỗi khổ của người nuôi kiến là việc bắt chúng lại khi xổng chuồng. "Phải thật kiên nhẫn, nhẹ tay nếu không sẽ làm chết", anh Nhựt chia sẻ.
Một tank có hai phần chính: phần tổ bên dưới làm từ một loại xi măng xây dựng và phần mô phỏng không gian săn mồi của kiến, bao bọc bởi các lớp mica trong suốt. Ngoài ra còn có hai hộc nhỏ bên hông: hộc bên dưới là nơi kiến gom rác, thức ăn thừa để làm sạch tổ, hộc bên trên là nơi để thức ăn.
Một chiếc tank chuẩn phải đảm bảo yếu tố kín, khít để tránh xổng kiến hoặc kiến bên ngoài tự nhiên xâm nhập vào phá đàn kiến nuôi. Phần nắp tank được làm bằng lưới để tạo độ thông thoáng.
Anh Nhựt tự thiết kế không gian săn mồi cho kiến bằng cỏ cây nhựa, đá thậm chí là cành cây...
"Tập tính một số loài kiến thích đào bới, nếu cho vật liệu tự nhiên như đất đá vào thì chúng sẽ đào. Khi thấy có môi trường thích hợp, chúng sẽ chui xuống đất, bỏ tổ bên dưới. Ngoài việc không nhìn thấy để kiểm soát đàn kiến thì giá trị thẩm mỹ khi chơi loài này cũng không còn", anh Nhựt cho biết.
Thức ăn cho kiến cảnh là nước đường, mật ong và côn trùng. |
Mùa mưa là mùa sinh sản của kiến. Kiến chúa, kiến đực sẽ bay ra ngoài để giao phối, sau đó sẽ tìm nơi thích hợp làm tổ. Anh Nhựt thích bắt những con kiến chúa như thế về gây dựng đàn hơn so với việc bắt nguyên tổ ngoài thiên nhiên.
"Nếu không bắt được kiến chúa thì kiến thợ về nhà sẽ chết và ngược lại", anh Nhựt nói.
Từ một con kiến chúa đầu tiên, sau gần một năm, đàn này hiện có khoảng 100 con. Sau khi kiến chúa đẻ được khoảng 60 kiến thợ anh mới đưa chúng vào tank. Trứng của loài này khoảng gần hai tháng thì nở.
Anh Nhựt thường cho kiến ăn nước đường, mật ong và côn trùng để bổ sung protein giúp kiến chúa sinh sản tốt. Anh thường nhỏ các giọt nước đường trên lá, nhụy hoa cho kiến tự tìm đến ăn, xem chúng như thú cưng của mình.
Thú chơi lắm công phu
Được xếp vào hạng có ‘số má’ trong giới chơi kiến, Bùi Ngọc Cường, một 9X ở Hà Nội hiện đang nuôi 30 dòng kiến khác nhau, đàn nhiều nhất lên đến 6.000 con.
Cách đây 5 năm, Bùi Ngọc Cường biết đến trào lưu nuôi kiến cảnh thông qua những đoạn video nước ngoài trên mạng xã hội. Anh nhận ra bản thân rất thích kiến, mong muốn sở hữu một "đế chế" riêng, nơi đàn kiến tự kiếm ăn, tự săn mồi, tự dọn rác và tự sinh sản.
Sau thời gian tìm hiểu, 2 năm gần đây, anh Cường bắt đầu "sự nghiệp" nuôi kiến làm thú cưng, dù thỉnh thoảng bị trêu đùa "chỉ những người đi tù mới chăn kiến".
Anh chàng 9X ở Hà Nội sở hữu đàn kiến cảnh khủng, thu về 30 triệu đồng/tháng. |
Để nuôi kiến, anh Cường dành thời gian mày mò làm tank (tổ kiến), cao trung bình 25-30cm, dày 15-16cm, gồm hai phần chính. Phần tổ bên dưới làm từ bê tông siêu nhẹ, được đục thành những đường đi như trong lòng đất, tạo môi trường để kiến sinh sản và phát triển.
Phía bên trên mô phỏng không gian săn mồi của kiến, trang trí thêm những tiểu cảnh, bao bọc bởi các lớp nhựa mica trong suốt.
Một tổ kiến chất lượng phải đảm bảo kín, khít để tránh xổng kiến hoặc kiến bên ngoài tự nhiên xâm nhập vào phá đàn kiến nuôi. Đặc biệt, tổ sẽ được trang bị hệ thống cấp ẩm giống như môi trường tự nhiên, duy trì nhiệt độ 25-30 độ C.
"Sau thời gian học hỏi cách làm tổ kiến từ nước ngoài và cải tiến phù hợp với nhu cầu, tôi đã hoàn thành bản thiết kế, liên hệ nhà xưởng sản xuất", anh Cường nói và cho biết tùy theo kích cỡ, mức giá của tổ kiến dao động từ 300.000 - 1.000.000 đồng.
Theo anh, hiện trên thị trường có hai dòng kiến chính: Nhập khẩu từ nước ngoài (Trung Quốc, Singapore,…) hoặc dòng thổ cư ở Việt Nam.
Yếu tố quan trọng nhất khi chăn kiến chính là lựa chọn đúng dòng. Cá nhân anh Cường chọn dòng kiến Việt Nam, không mùi, không nguy hiểm, dễ sinh sống, sinh hoạt đơn giản.
Thời gian đầu, anh từng chạy theo xu hướng, tìm mua những dòng kiến lạ, độc đáo. Về sau, anh hướng đến sự tinh gọn, nên đã quay về với dòng kiến đơn giản, như: Trap Jaw (kiến bẫy hàm), Foreli, YCA,…, kích cỡ từ 2mm đến 1,5cm.
Dòng kiến nhỏ, đàn trung bình từ 200-300 "quân", kèm theo kiến chúa. Với những dòng lớn hơn 1cm, đàn trung bình hơn 100 con.
"Cộng tác viên của tôi sẽ đào kiến trên núi, rồi vận chuyển kiến về Hà Nội, mất từ 10 - 15 ngày", anh Cường giới thiệu về "nguồn cung".
Nuôi kiến cảnh vừa vui lại có thu nhập. |
"Khi ngắm nhìn chúng, tất cả muộn phiền, mệt mỏi sẽ tan biến, bởi khi kiến di chuyển nhiều hướng khác nhau sẽ làm phân tán suy nghĩ, giúp chúng ta nhẹ nhàng hơn, thư thái hơn", anh Cường bày trí tổ kiến cả trong phòng ngủ và trên bàn làm việc của mình.
Mỗi tháng, 9X kiếm được 30 triệu đồng từ việc bán kiến và mô hình tổ kiến, song không đặt nặng về kinh tế. Anh hiện tiếp tục nghiên cứu các dòng kiến mới, phát triển các thiết kế, cũng như kết hợp nuôi kiến với các dòng cá cảnh khác.
Trào lưu nuôi kiến cảnh làm thú cưng đang được ưa chuộng của giới trẻ ở đô thị. Thú chơi nuôi kiến phù hợp với không gian chật hẹp mà vẫn tạo được một thế giới thiên nhiên thư giãn sau những cẳng thẳng vì học tập hay công việc./.
Hai lúa Cần Thơ với bí quyết luân canh “2 trong 1”, kiếm tiền tỷ |
Làm chơi ăn thật, người đàn ông thu tiền tỷ nhờ trồng cây quen thuộc này |
Thanh niên dân tộc Thái kiếm tiền tỷ nhờ lên núi ở cùng dê |