Ấn Độ thúc đẩy xuất khẩu trở lại đã tác động mạnh đến giá gạo Ấn Độ nới xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao? Tăng sức cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam |
Ấn Độ nới lỏng các quy định xuất khẩu gạo là một diễn biến quan trọng đối với thị trường quốc tế. |
Nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới quay lại thị trường
Ấn Độ là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% lượng gạo giao dịch toàn cầu. Trong những năm gần đây, nhu cầu gạo tăng cao do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xung đột địa chính trị và đại dịch COVID-19, khiến giá gạo trên thế giới leo thang. Để kiểm soát nguồn cung và đảm bảo an ninh lương thực quốc nội, chính phủ Ấn Độ đã áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo, bao gồm cả lệnh cấm và thuế suất cao.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2024, chính phủ Ấn Độ đã quyết định nới lỏng các quy định này do nhiều yếu tố thúc đẩy, bao gồm tình hình dự trữ gạo trong nước được cải thiện và áp lực từ các quốc gia nhập khẩu lớn. Quyết định này cho phép xuất khẩu một số loại gạo nhất định, bao gồm gạo basmati – loại gạo xuất khẩu nổi tiếng của Ấn Độ. Chính phủ cũng đã giảm các rào cản về thuế và phí xuất khẩu đối với các loại gạo khác, góp phần tăng cường lưu thông gạo ra thị trường quốc tế.
Theo TTXVN, một nhà xuất khẩu ở New Delhi nhận định rằng mặt bằng giá gạo tại Ấn Độ sẽ vẫn chịu áp lực giảm cho đến quý I/2025. Trong ngắn hạn, Pakistan sẽ tiếp tục dẫn đầu xuất khẩu gạo trắng, nhưng sau đó Ấn Độ sẽ chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là với gạo đồ, nhờ nguồn cung dồi dào.
Các chuyên gia của S&P Global Commodity Insights dự báo xuất khẩu gạo từ các nước khác như Pakistan sẽ giảm 12,3% so với năm ngoái, do gạo Ấn Độ trở lại thị trường. Giá gạo tại nhiều khu vực đã chịu áp lực lớn từ giá bán cạnh tranh của Ấn Độ, bao gồm cả các loại gạo basmati (giống gạo dáng dài, có nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ và Pakistan) và không phải basmati.
Myanmar cũng được dự báo sẽ giảm xuất khẩu gạo trắng vào năm 2025 do năng suất vụ mùa thấp và sự cạnh tranh từ Ấn Độ.
Trong khi đó, một số nhà xuất khẩu dự đoán giá gạo Thái Lan sẽ giảm vào tháng 3 và tháng 4/2025, khi vụ thu hoạch mới được đưa ra thị trường và nhu cầu vẫn ở mức thấp.
Các nhà phân tích dự báo nhập khẩu gạo của Indonesia và Philippines sẽ giảm do tác động của hiện tượng El Nino, dù các chính sách hỗ trợ có thể giúp tăng cường sản xuất nội địa.
Tại Tây Phi, các thương nhân nhận định giá gạo sẽ tiếp tục ở mức thấp ít nhất đến giữa năm 2025 do nguồn cung dư thừa.
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2025 có thể mang đến những thay đổi cho thị trường gạo Mỹ, bao gồm kế hoạch áp thuế bổ sung 10% đối với hàng nhập từ Trung Quốc và 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2025 tiếp tục khởi sắc
Xuất khẩu gạo Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. |
Tại Việt Nam, nguồn cung gạo xuất khẩu dự kiến hạn chế cho đến tháng 3/2025, trước khi vụ Đông Xuân được thu hoạch vào tháng 4/2024. Nhu cầu đối với gạo thơm vẫn ổn định, đặc biệt từ các thị trường như Philippines và châu Phi, nhưng giá gạo trắng có thể giảm từ tháng 2/2025, khi nguồn cung gia tăng và sự cạnh tranh gia tăng từ Ấn Độ và Thái Lan.
Với dự báo xuất khẩu gạo còn nhiều khó khăn thuận lợi đan xen, bên cạnh duy trì năng lực chế biến, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng chủ động tăng cường nắm bắt cơ hội, tiếp tục ổn định đà tăng trưởng xuất khẩu trong năm mới 2025.
Công ty Cổ phần Hoàng Minh Nhật, TP Cần Thơ cho biết, còn vài tuần nữa là doanh nghiệp hoàn tất đợt giao hàng xuất khẩu gạo cuối năm với sản lượng khoảng 5.000 tấn. Cùng với niềm vui hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm, doanh nghiệp còn phấn khởi khi giá gạo xuất khẩu đang giữ mức tăng trưởng cao, hứa hẹn nhiều triển vọng đàm phán hợp đồng xuất khẩu trong năm tới tiếp tục nhiều thuận lợi.
Nhiều dự báo quốc tế cũng như phân tích của các chuyên gia kinh tế, khả năng, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ không còn thuận lợi như năm nay. Bởi nguồn cung xuất khẩu gạo toàn cầu sẽ tăng mạnh, vượt mức 56.300.000 tấn do nhiều quốc gia đang nổ lực mở rộng sản xuất, tự chủ nguồn cung lương thực; đồng thời nước xuất khẩu gạo lớn Ấn Độ mở cửa cung hàng trở lại. Dù vậy, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn tin tưởng xuất khẩu gạo sẽ còn nhiều dư địa tăng trưởng.
Thực tế đã có thông tin sản lượng gạo của Ấn Độ dự báo giảm tới 8% so với mức kỷ lục năm ngoái nên khả năng Chính phủ quốc gia này phải kéo dài chính sách hạn chế xuất khẩu gạo.
Cho dù biến động sản lượng thế nào, với nhiều tín hiệu tích cực, nhất là thị trường các nước nhập khẩu gạo tiềm năng đang hướng sức mua vào nguồn gạo Việt Nam, hoạt động xuất khẩu gạo nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.