Thiếu hụt nguồn cung, giá tiêu chinh phục mốc 140.000 đồng/kg Thị trường cà phê đang đối mặt với nhiều yếu tố bất ổn Diện tích trồng hồ tiêu đã giảm 50% so với thời kỳ đỉnh cao |
Xuất khẩu ớt vào thị trường Hàn Quốc đạt tới 11 triệu USD. Ảnh Công Luận |
Theo số liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), trong 6 tháng đầu năm 2024, Hàn Quốc đã chi 164 triệu USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước và vượt qua cả Mỹ để trở thành nhà mua hàng lớn thứ 2 của Việt Nam. Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, người Hàn càng chi nhiều tiền hơn so với đầu năm để mua rau quả Việt Nam. Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2023 thì quý 1/2024 tăng trưởng 18,5%, đến quý 2.2024 tăng tới 88%.
Trong nửa đầu năm 2024, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam là sản phẩm chuối với giá trị lên tới 35 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Những nhà xuất khẩu chuối hàng đầu Việt Nam vào thị trường này như công ty của Bầu Đức hay Huy Long An cho biết, rất thích bán hàng vào thị trường Hàn Quốc vì giá cả ổn định trong suốt cả năm nên thuận tiện trong việc cân đối và lên kế hoạch sản xuất lâu dài.
Đặc biệt, đứng ngay sau trái chuối là hạt mè với giá trị gần 30 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm trước. Trái xoài đứng ở vị trí thứ 3 với kim ngạch gần 24 triệu USD, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu xoài trong quý 2 chậm lại so với quý 1 do không phải cao điểm thu hoạch loại quả này - thường rơi vào quý 1 và 4.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Hàn Quốc đạt tới 11 triệu USD, đứng ở vị trí thứ 4 cao hơn cả thanh long đạt 10 triệu USD. "Vua trái cây" - sầu riêng cũng đạt tốc độ tăng trưởng 62% nhưng kim ngạch còn khá khiêm tốn khi mới đạt 1,4 triệu USD.
Ngoài ra, nhiều mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao như: hạnh nhân tăng 243 lần đạt kim ngạch 1,8 triệu USD, gừng tăng 517% đạt kim ngạch 1,2 triệu USD, hạt tía tô tăng 352% đạt 1,2 triệu USD, nấm hương tăng 125% đạt 2,3 triệu USD…
Ớt là một loại quả quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Người nông dân ví cây ớt là loại cây ‘một vốn mười lời’ vì ớt có đặc điểm sinh trưởng ngắn ngày, có thể trồng xen với cây ăn quả và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc nên phù hợp với điều kiện canh tác của người nông dân trên khắp cả nước. Thông thường, ớt sẽ được xuống giống cây vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Cây ớt sau 2 tháng trồng bắt đầu cho thu hoạch từ 3 - 4 đợt trong khoảng 3 tháng, chất lượng quả cao nhất với trọng lượng lý tưởng có thể lên đến 4 kg mỗi cây.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ớt được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long với tổng diện tích trên 7.000ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm. Tại Tây Nguyên, diện tích trồng ớt đạt khoảng 4.000 - 5.000ha với sản lượng khoảng 60.000 tấn/năm.
Nông dân thu hoạch ớt. |
Tuy nhiên, một thông tin đáng buồn đối với ngành hàng là mặt hàng ớt vừa bị EU cảnh báo chỉ vì vài cân không đạt yêu cầu.
Cụ thể, thông tin từ Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho hay, 6 tháng đầu năm, EU đưa ra 2.078 cảnh báo đối với nông sản, thực phẩm, thủy sản xuất khẩu của tất cả các quốc gia xuất khẩu vào thị trường này.
Trong đó, riêng Việt Nam nhận được 57 cảnh báo. Trong khi cùng kỳ năm 2023 là 31 cảnh báo, tăng hơn 80%. Trong số này, TP.HCM chiếm nhiều nhất, với 23 cảnh báo.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, 4 mặt hàng phải chịu tần suất kiểm tra cao, gồm thanh long 30%, ớt và đậu bắp là 50% và sầu riêng 10%".
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho rằng, dù xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục trong nửa đầu năm nhưng đây là hồi chuông cảnh báo về việc tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm của nông sản Việt.
Theo ông Nguyên, nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam xuất sang EU thiếu tính đồng nhất. Tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng… vẫn còn là nút thắt lớn. Một số mặt hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu vào EU như: ớt, rau húng, quế, thanh long… đã bị cảnh báo nhiều lần về về mặt chất lượng.
"Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn có thể làm giảm uy tín chung của nông sản Việt Nam tại thị trường EU, cũng như trên thế giới", ông Nguyên nhấn mạnh.
Thứ lá mọc đầy vườn không ai hái, hoá ra làm rau cực ngon, làm thuốc cực quý |
Loại quả giàu vitamin C gấp gần 4 lần cam, ra chợ xin cũng được nhưng nhiều người dè chừng khi ăn |
Ăn nhiều ớt lợi hay hại? |