PCI là viết tắt của một cụm từ tiếng Anh bắt đầu bằng 3 chữ cái P - C - I, cụm này có nhiều cách hiểu nhưng đặt trong bài viết chúng ta chỉ xét đến PCI là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Provincial Competitiveness Index” nghĩa là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được dùng để đánh giá và xếp hạng các chính quyền cấp tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành trong kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh.
Chỉ số PCI lần đầu tiên được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 đối với 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lần tiếp theo là từ năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh, thành phố ở Việt Nam đều được đưa vào xếp hạng, đồng thời khi đó các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm. Chỉ số PCI cao cũng đồng nghĩa với việc tỉnh đó có kết quả điều hành kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp dân doanh tốt.
Ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại Hội thảo đánh giá chỉ số PCI năm 2021 và giải pháp nâng cao chỉ số PCI trong giai đoạn tới. (Ảnh: Báo Nghệ An) |
Năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đứng đầu PCI với 72,95 điểm trên thang điểm 100, tiếp tục ghi điểm với nhiều sáng kiến thu hút đầu tư và cải cách hành chính.
Bắc Giang lần đầu đoạt ngôi Á quân, sau khi cải thiện 29 bậc và 8,06 điểm so với PCI 2021. Trong PCI 2022, Bắc Giang đạt 72,80 điểm trên thang điểm 100. Hải Phòng giữ vị trí thứ ba, tụt 1 bậc so với PCI 2021. Bà Rịa - Vũng Tàu với 70,26 điểm xếp thứ 4 được ghi nhận với nhiều nỗ lực thuận lợi hóa môi trường kinh doanh, chú trọng thu hút các dự án đầu tư chất lượng cao...
Thanh Hóa có tổng số điểm năm 2022 của đạt 63,67 điểm, tụt từ vị trí thứ 24 năm 2019 xuống vị trí thứ 47 như hiện nay. Đây là thứ hạng PCI thấp nhấp của tỉnh Thanh Hóa kể từ năm 2007.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An và VCCI chi nhánh Nghệ An đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác về việc triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI). Ảnh: Phạm Bằng |
Ở phía các địa phương có điểm thấp, Cao Bằng tiếp tục ở vị trí cuối bảng với 59,58 điểm; Điện Biện ở vị trí 62/63 với 59,85 điểm; Bac Liêu đứng thứ 61 với 60,36 điểm.
Nhận thức được tầm quan trọng của chỉ số PCI, từ năm 2012, Nghệ An đã xây dựng Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường kinh doanh. Nhờ đó, PCI của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong giai đoạn 2016-2020.
Với tinh thần cầu thị, lãnh đạo tỉnh mong muốn được lắng nghe những phân tích, đánh giá thẳng thắn, trực diện, khách quan từ góc nhìn của các chuyên gia và các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ có giải pháp cụ thể, hiệu quả để cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh với tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ người dân, doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
Để đạt được kết quả thăng hạng vượt bậc, từ UBND tỉnh Nghệ An và UBND tỉnh Hà Tĩnh đến các sở, ngành, các địa phương đã xác định rõ trách nhiệm, nhất là người đứng đầu: Mỗi cán bộ, công chức, viên chức hãy vì sự phát triển của tỉnh mà tự nguyện gánh vác trách nhiệm, để tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, từ đó chỉ số PCI sẽ được nâng cao.