Măng tây chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng 5 loại rau củ hình dáng kỳ cục giá cực đắt, chỉ nhà giàu mới vung tiền mua Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư |
Măng tây là loại thực phẩm được sử dụng để chế biến các món ăn tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, sử măng tây thường xuyên còn giúp phòng chống một số bệnh thường gặp như: Tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, bệnh về đường ruột… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về loại thực phẩm quý này.
Nguồn gốc, đặc điểm và phân loại của cây măng tây
Nguồn gốc cây măng tây
Cây măng tây có nguồn gốc từ châu Âu, Bắc Phi và Tây Á, được trồng và sử dụng như một loại rau. Măng tây được du nhập vào Việt Nam từ những năm 70 và được trồng tại Lâm Đồng. Ban đầu măng tây được trồng để làm cảnh, sau đó được nhân trồng để thu hái lấy rau. Hiện nay, măng tây được trồng và nhân rộng trên tất cả các tỉnh thành của Việt Nam.
Đặc điểm của cây măng tây
Măng tây là loại cây thân thảo, trồng lâu năm để lấy rau, trồng 1 lần nhưng có thể cho thu hoạch nhiều vụ trong năm. Măng tây gọi là rau nhưng có thể sống được 20-25 năm. Có 3 giống măng tây chính: măng tây xanh, măng tây trắng, măng tây tím. Ở Việt Nam thường trồng măng tây xanh.
Thân cây măng tây có 2 loại: thân ngầm (thân rễ) và thân khí sinh. Thân rễ mọc ngầm trong đất. Thân rễ dày, mang nhiều rễ dài, đường kính từ 5-6 mm, màu nâu sáng, xốp. Thân khí sinh là các thân đứng mọc trong không khí, trên thân có những vết sẹo của những nhánh đã rụng. Các thân khi sinh này mang những vòng cành biến đổi thành lá hình kim. Lá thật tiêu giảm.
Hoa rất nhỏ, hình chuông, có màu xanh-trắng đến vàng nhạt, độ dài khoảng 4- 6mm, hoa mọc đơn lẻ hoặc mọc thành cụm 2-3 bông ở nách lá của các cành dạng lá. Măng tây có hoa đực và hoa cái, có khi là lưỡng tính, các hoa khác gốc. Quả hình cầu, dày màu đỏ, có tính độc đối với con người.
Cây măng tây |
Phân loại cây măng tây
Cây măng tây có 3 loại chủ yếu sau:
Măng tây xanh: Là loại măng tây phổ biến nhất với màu xanh đậm từ đầu đến thân, phần ngọn hơi có sắc tím. Tuy nhiên, khi nấu chín măng tây xanh, màu sắc sẽ chuyển dần sang màu xanh nhạt hơn.
Măng tây xanh |
Măng tây tím: Có thể dễ dành nhận biết măng tây tím bởi màu sắc đặc trưng của nó. Màu tím sẫm mà măng tây có được là do có chứa hàm lượng cao chất anthocyanin, là một chất chống oxy hóa có trong các loại rau củ có sắc tím khác như củ dền, việt quất ... Hợp chất này cũng giúp măng tây tím có phần ngọt hơn và mùi hăng hơn các loại măng tây khác.
Măng tây tím |
Măng tây trắng: Thực chất là măng tây xanh nhưng do có sự thay đổi trong quá trình trồng nên có sự thay đổi về màu sắc của măng tây. Khi trồng nông dân sẽ vùi phần thân xuống đất sâu hơn để măng tây không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Khi quá trình quang hợp không xảy ra, măng tây sẽ mất đi màu xanh và nhạt dần thành màu trắng hồng. Do các tế bào diệp lục kém phát triển nên măng tây trắng sẽ có vị thanh hơn và mềm hơn măng tây xanh.
Măng tây trắng |
Tác dụng của cây măng tây
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng tây là loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và có thể được chế biến bằng nhiều cách khác nhau. Sử dụng măng tây thường xuyên còn giúp phòng chống một số bệnh như:
Tốt cho tim mạch: Do rất giàu potassium (kali) nên giúp điều hòa huyết áp, do có chứa nhiều folate nên giúp tim khỏe mạnh. Măng tây chứa rất nhiều chất xơ nên có thể giải tán đám cholesterol gây phiền nhiễu có trong máu. Hơn nữa, măng tây có chứa nhiều saponin mà saponin lại có khả năng gắn kết với cholesterol ở đường tiêu hóa.
Tốt cho đường ruột: Măng tây chứa một loại carbohydrate có tên là inulin, chất này rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng. Inulin cũng giúp cho sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như: Lactobacilli và Bifidobacteria. Do có nhiều chất xơ nên măng tây có tác dụng nhuận tràng.
Tăng cường hệ miễn dịch: Măng tây là nguồn giàu chất xơ và protein - hai dưỡng chất có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Tốt cho hệ hô hấp: Rễ của măng tây giúp chữa ho, khản tiếng, đau cổ họng.
Chống viêm: Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2. Măng tây có tác dụng chữa bệnh viêm bàng quang, ngừa sỏi thận, mật...có hợp chất chống oxy hóa, măng tím có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa hơn màu khác...
Ngăn ngừa lão hóa: Măng tây có chứa một chất chống oxy hóa gọi là glutathione, có tác dụng bảo vệ da trước tác hại gây ra từ ánh nắng mặt trời.
Ngăn ngừa loãng xương: Măng tây là nguồn dồi dào vitamin K, giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của xương.
Giảm cân: Măng tây là một loại thực phẩm thấp calories nên măng tây rất tốt cho việc giảm cân.
Tốt cho thai nhi: Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin cần thiết cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh thai nhi, ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.
Đẹp da: Măng tây chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A. Đây là 2 chất kháng oxy hóa hàng đầu bảo vệ da vững vàng trước sự xâm lăng của những gốc tự do. Vitamin C còn giúp cho sự tổng hợp collagen. Collagen là một loại protein có tác dụng nâng đỡ da và ngăn ngừa sự lão hóa da.
Ngăn ngừa ung thư: Ung thư và các chứng bệnh có liên quan sẽ được giảm thiểu nếu bạn ăn nhiều măng tây. Chất glutathione – một chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư – có rất nhiều trong măng tây.
Tốt cho sinh lý nam giới: Măng tây được xem là loại thần dược dành cho nam giới. Đây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, được xem như một loại thuốc tự nhiên quý giá dành cho nam giới.
Măng tây tốt cho sinh lý nam |
Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gout, đây là loại thực phẩm có purin cao nên có thể làm người bệnh đau khớp khi dùng. Măng tây, súp lơ, rau bina, và nấm có chứa purin hơn so với các loại rau khác. Nhưng nếu bạn thích những thực phẩm này, không cần phải loại bỏ hoàn toàn măng tây trong bữa ăn của bạn.
Lưu ý khi sử dụng cây măng tây
Măng tây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách sẽ không phát huy hết tác dụng của loại thực phẩm này. Để sử dụng măng tây đúng cách cần lưu ý:
Không được để trong tủ lạnh, vì măng tây rất dễ hỏng, nên mua măng tây tươi và sử dụng ngay.
Khi mua măng cần chọn loại có màu sắc tươi sáng, thân chắc. Hạn chế sử dụng măng đóng hộp vì mất nhiều dinh dưỡng và muối.
Người không nên sử dụng măng tây
Người bị phù nề: Nếu người bệnh bị phù nề do các chứng rối loạn suy tim hoặc thận, vui lòng không động đến các món ăn chế biến từ măng tây. Nghiên cứu cho rằng loại rau này có thể gây hại cho những bệnh nhân bị phù nề. Để tránh các biến chứng, điều quan trọng là phải kiệng kỵ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm.
Người đang dùng thuốc cao huyết áp: Măng tây được biết đến là một nhân tố đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh huyết áp, do đó có thể giảm các rủi ro do tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu người bệnh tăng huyết áp và đang trong giai đoạn uống thuốc chống tăng, hãy thận trọng trong việc ăn măng tây vì nó có thể phản ứng với thuốc, khiến cho huyết áp giảm xuống đột ngột gây nguy hại cho cơ thể.
Người bị bệnh gút: Người mắc bệnh gút (gout) cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý nhằm giúp hạ axit uric huyết bằng cách hạn chế đưa nhân purin vào cơ thể. Măng tây nằm trong nhóm có nhân purin cao nhất (trên 150mg/100g thực phẩm) nên cần tránh cho người bị gút vì chúng có thể làm người bệnh đau khớp khi dùng.
Măng tây là thực phẩm tốt sức khỏe, được sử dụng thường xuyên trong thực đơn hàng ngày. Ăn măng tây giúp phòng chống một số bệnh. Nhưng để sử dụng với mục đích chữa bệnh, cần tư vấn thêm từ các chuyên gia về sức khỏe.
Măng tây giá rẻ bất ngờ, sầu riêng Ri6 lên đến 80.000 đồng/kg |
Măng tây chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng |
Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư |