Quả bồ hòn là quả gì?
Cây bồ hòn thuộc họ bồ hòn Sapindaceae có tên khoa học là Sapindus saponaria L. Ngoài ra, chúng còn được gọi với các tên gọi khác như bòn hòn, vô hoạn.
Cây bồ hòn là loại cây thân gỗ lớn, cao trung bình từ 5 – 10m và thậm chí cây cao nhất có thể lên tới 20-30m. Gỗ bồ hòn có màu vàng tươi, đặc biệt cứng và năng nên thường được dùng làm dụng cụ ép đường, ép dầu, nông cụ hoặc trong xây dựng ở một số vùng nông thôn.
Các lá mọc so le nhau dạng lá kép lông chim, mỗi lá gồm 4 – 6 đôi lá chét mọc đối xứng nhau. Phiến lá có gân nổi rõ ở hai mặt lá, mép lá nguyên, đầu lá nhọn và gốc hơi lệch.
Cụm hoa mọc thành chùm hay chùy ở đầu cành gồm nhiều hoa nhỏ màu lục nhạt. Đài hoa 5 răng, có ít lông, tràng hoa 5 cánh hình trứng, có vảy ngắn ở gốc và có lông. Nhị 8, cong dài hơn tràng hoa, bầu hình trứng nhẵn, có 3 ô lưới.
Quả là loại quả hạch hình cầu, vỏ ngoài dày, khi chín màu vàng nâu, sần sùi. Bên trong có chứa một hạt màu đen bóng hình cầu. Thịt quả dày và mềm dần khi chín, khiến cho vỏ và thịt quả đều bị tóp lại, nhăn nheo và có vị đắng. Cây bồ hòn thường ra hoa vào tháng 7 – 9 và sai quả vào tháng 10 – 12 hàng năm.
Khu vực phân bố
Cây bồ hòn là loại cây kén đất, chịu hạn tốt, không chịu ngập úng nên thường được trồng ven đường. Cây ưa sáng, phát triển nhanh trên nhiều loại đất khác nhau nhưng nó thường được sử dụng ở những nơi lớp đất ẩm, dày và tương đối màu mỡ. Vì vậy, chúng thường mọc ở rừng hành lang ven suối và rừng thứ sinh. Cây có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi sau khi giâm cành.
Cây bồ hòn được tìm thấy rải rác ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới như Malaysia, Ấn Độ và Srilanca.
Ở Việt Nam, cây bồ hòn được phân bố rải rác hầu hết thuộc các tỉnh vùng núi thấp thường dưới 1000m và trung du gồm Bắc Giang, Yên Bái, Nghệ An,Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái nguyên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,… Trước đây, cây bồ hòn thường được trồng ở một số nới quanh làng hoặc chùa để tạo cảnh quang, lấy quả và bóng mát.
Thu hái, chế biến
Bộ phận chính của cây bồ hòn là phần rễ và quả. Phần quả thường được sử dụng nhiều hơn và ngày càng được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong đời sống mà còn được sử dụng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.
Quả bồ hòn sau khi thu hoạch về có thể để nguyên cả hạt rồi đem phơi khô hoặc có thể bóc vỏ và chỉ lấy phần thịt rồi xiên vào que tre. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô, phần hạt sau khi phơi khô cũng được dùng nhiều để làm thuốc.
Quả bồ hòn có ăn được không?
Nhiều người hay làm tưởng rằng quả bồ hòn có thể ăn được. Tuy nhiên, quả bồ hòn có tính tẩy rửa, diệt khuẩn nên không có lợi khi hấp thu vào cơ thể. Quả bồ hòn được chiết xuất ra các bài thuốc chữa sâu răng, vệ sinh răng miệng và cơ thể, không sử dụng trong ăn uống, nhưng nếu ăn phải quả bồ hòn cũng không có vẫn đề gì.
Thành phần hóa học của bồ hòn
Bồ hòn là loại quả sở hữu hàm lượng saponin cao (nhất là phần thịt có đến 18%). Trong đó, điển hình là các saponin triterpen như saponin A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2. Hay các saponin với hoạt tính bề mặt khá mạnh như: Mukuroyiosid Ia, Ib,… Ngoài ra, hạt bồ hòn còn có khoảng 9 – 10% dầu béo nữa đấy.
Với saponin, bạn cũng có khá nhiều cách để chiết xuất. Và phương pháp đơn giản nhất chính là nấu sôi bột quả bồ hòn với nước, cô đặc dịch chiết và dùng sulfat amoni để kết tủa saponin.
Trong đông y quả bồ hòn có tác dụng gì?
Phần rễ và quả bồ hòn có vị đắng, tính mát, rễ hơi có độc nên được quy vào 2 kinh tỳ và phế.
Phần rễ: Hóa trệ, tiêu đờm – Sắc uống giúp thanh nhiệt, giải độc, tan đàm, điều trị sốt cao, ho, cảm mạo, khó thở,…
Vỏ cây: Nước ngâm từ rễ bồ hòn giã nát, được dùng để rửa sạch vùng da bị mụn mủ, vảy nén và rửa sạch lại với nước.
Lá: Đem giã nát rồi đắp lên vết côn trùng cắn làm sưng đau và giúp mau lành vết thương.
Quả: Nước sắc từ thịt quả có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, làm tan máu bầm, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và các bệnh đường hô hấp như đau họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản, ho gà,…
Hạt: Đem giã nát rồi trộn với ít nước và chấm lên chỗ răng đau hoặc có thể lấy nước cốt pha loãng để ngậm.
Trong y học hiện đại quả bồ hòn có tác dụng gì?
Tác dụng kháng khuẩn: cao chiết xuất từ quả bồ hòn có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn thông thường như Staphylococcus aureus, Staphylococcus viridans, Staphylococcus pyogenes, Diplococcus pneumoniae, Corynebacterium diphtheriae,…
Tác dụng diệt tinh trùng: Cao chiết xuất từ phần trên mặt đất của dược liệu diệt tinh trùng, 100% tinh trùng bị bất động khi tiếp xúc với cao dược liệu.
Trị bỏng: Thoa nước xà phòng lên vùng da bị bỏng do nhiệt, vôi tôi hoặc sét đánh nhận thấy các vết bỏng lên da non nhanh chóng mà không có mủ và nhiễm trùng. Tuy nhiên, cao dược liệu có thể gây xót da và nóng trong những lần sử dụng đầu tiên.
Một số tác dụng khác của quả bồ hòn
Ngoài ra, vỏ cây bồ hòn còn được giã nát dùng để tắm cho động vật để trị chấy, bọ và rận.
Quả xà phòng còn được dùng thay cho xà phòng để giặt quần áo hoặc rửa bát.
Vỏ cây bồ hòn được người Nepal tán thành bột và bôi ngoài da để trị nấm da, ghẻ, trị gàu và diệt chấy.
Người Ấn Độ dùng vỏ quả bòn hòn trộn với mật ong để chữa viêm phổi, mỗi lần uống 1 viên 2 gam với sữa nóng, ngày 2 lần.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây bồ hòn
Chữa viêm xoang
Lấy 15g rễ bồ hòn, 15g cây bạc đầu, 15g lá cây sanh và 15g mẫu kinh, đem sắc với 500ml nước đến khi nước sắc lại còn 1 nửa thì ngưng, chắt lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa viêm họng, viêm amidan, ho, ứ đờm
Lấy vỏ quả bồ hòn rửa sạch, đem phơi khô, nhai trực tiếp nuốt lấy nước hoặc dùng vỏ quả sắc lấy nước và chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Hoặc lấy vỏ bồ hòn đồ chín, đem phơi khô rồi tán thành bột mịn, dùng một ít bột thổi vào miệng.
Chữa hôi miệng, sâu răng, đau nhức răng
Lấy hạt bồ hòn đem giã nát, thêm nước và chắt lấy nước, dùng để súc miệng, áp dụng nhiều lần trong ngày sẽ thấy triệu chứng giảm dần.
Chữa ghẻ, lở loét ngoài da
Lấy quả bồ hòn, hạt củ đậu và hạt máu chó đem giã nát, nấu với dầu ừng và để nguội, dùng thoa lên vùng loét đều đặn mỗi ngày.
Chữa hắc lào
Lấy 20g vỏ quả bồ hòn và 10g củ riềng đem tán nhỏ rồi ngâm trong 20ml cồn 90 độ và dùng hỗn hợp này bôi trên da bị hắc lào.
Chữa hắc lào, ghẻ lở
lấy vỏ quả bồ hòn khô đem nấu trong dầu lạc, sau đó cho thêm bột diêm sinh và hạt củ đậu đã tán mịn vào, dùng bôi lên vùng da cần điều trị nhiều lần trong ngày.
Quả bồ hòn có tác dụng gì?
Chữa bệnh ngoài da: Nước từ quả bồ hòn làm sạch da rất tốt, giúp da mịn màng và mềm mại. Nó giúp điều trị các bệnh về da như bệnh eczema, vảy nến và đồng thời loại bỏ mụn đầu đen, mụn mủ và tàn nhang.
Chữa côn trùng cắn: Dùng nước ngâm quả bồ hòn bôi lên vùng cần điều trị có tác dụng loại bỏ và tiêu diệt nọc rắn độc hoặc bọ cạp ra khỏi cơ thể.
Giặt quần áo và đồ trang sức: Đây là phương pháp được các chuyên gia Ấn Độ đặc biệt chuyên dùng. Cho đồ trang sức vào dung dịch lỏng của quả bòn hòn sẽ làm cho đồ vật sáng bóng hơn.
Dùng rửa mặt hoặc cạo râu: Pha một ít nước quả bồ hòn, thêm 1 – 2 giọt tinh dầu chanh, rửa mặt sẽ giúp da sạch đẹp.
Làm nước gội đầu tốt cho tóc: Xà phòng đã được sử dụng cho tóc từ thời Trung cổ, vì nó không chỉ làm sạch và mượt tóc mà còn điều trị các bệnh về tóc như gàu, ngứa da đầu,… Người ta đã biết cách chế biến loại quả này để sử dụng rất lâu trước khi các dòng mỹ phẩm hoặc thuốc tẩy rửa từ hóa chất công nghiệp ra đời.
Chống nấm tóc: Gội đầu bằng nước bồ hòn có tác dụng trừ nấm da, nấm tóc.
Trị gàu: Chỉ cần thoa dung dịch nước bòn hòn lên tóc, để trong vài phút rồi gội sạch da đầu với nước để giúp loại bỏ bạch biến và gàu khỏi da đầu.
Những lưu ý khi sử dụng quả bồ hòn
Hoạt chất saponin trong quả bồ hòn có độc nhưng rất ít được cơ thể hấp thụ nên có thể đi qua cơ thể một cách vô hại. Tuy nhiên, saponin độc hơn nhiều đối với cá nên khi ăn phải một lượng lớn có thể gây choáng hoặc chết cá.
Nước bồ hòn có tính tẩy rửa vì vậy cần tránh nuốt một lượng lớn hoặc để nó trực tiếp vào mắt. Khi áp dụng phương pháp điều trị bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ, nếu cảm thấy da bị ngứa hoặc đỏ sau khi sử dụng, hãy dừng lại ngay lập tức.
Nước bồ hòn rất lành tính, dùng được cho trẻ em và người có làn da nhạy cảm, tuy nhiên không nên dùng cho phụ nữ có thai trong giai đoạn đầu.
* Những thông tin về bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người dùng nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng, sử dụng bất kỳ bài thuốc nào từ quả bồ hòn với mục đích điều trị bệnh. Cần theo dõi khi sử dụng các bài thuốc trên và dừng lại khi thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến sức khỏe.