Làm nhàn tênh, mỗi năm lãi nửa tỷ, ai bảo trồng lúa không giàu?

Trồng lúa nếu chỉ manh mún, mỗi vụ thu hoạch chỉ đủ chi phí thuê. Vì trồng lúa gắn với cái nghèo nên nhiều địa phương đã chuyển dịch cơ cấu để thay thế lúa bằng cây trồng khác. Nhưng ở Ninh Bình, có ông nông dân trồng lúa mỗi năm lãi nửa tỷ đồng, mà lại nhàn tênh vì đã cơ giới hóa.
Nuôi heo rừng, cho ăn bã bia, cây chuối, lãi cả tỷ mỗi năm Bí quyết giúp chàng trai Hà Tĩnh thu nửa tỷ mỗi năm từ nuôi gà ri Hòa Bình Lão nông ở Hà Tĩnh làm nông lỗ cả tỷ đồng mà sao ai cũng muốn học hỏi
Ông Trịnh Viết Chiến, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) thành công với việc tích tụ đất đai, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa. Ảnh: Lê Bền.
Ông Trịnh Viết Chiến, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) thành công với việc tích tụ đất đai, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa. Ảnh: Lê Bền.

Tha hương chán lại quay về đồng ruộng

“Làm ruộng giờ nhàn tênh” là câu nói tưởng bông đùa của ông Trịnh Viết Chiến, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư (Ninh Bình), nhưng khi tận mắt chứng kiến cơ ngơi của “đại gia chân đất” chính hiệu này thì không còn ai không tin đó là sự thật.

Ông Chiến kể: Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nên từ bé ông đã quá quen thuộc với hình ảnh lam lũ mà “chưa ráo mồ hôi đã hết tiền” của bố mẹ. Khi trưởng thành, ý chí không chấp nhận sống chung với đói nghèo đã nung nấu trong ông quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.

Thế rồi, ông lăn lộn đủ nghề để mưu sinh, từ bốc vác, phụ hồ đến buôn lợn giống. Thấy cách làm nông nghiệp nào hiệu quả là ông mày mò tìm hiểu, học làm theo.

“Lúc đấy thấy một số trang trại nuôi lợn, vịt thành công, mình cũng quyết làm thử. Được 1 lứa đầu có lãi, sau đó do kỹ thuật chăn nuôi, chuồng trại của mình không đảm bảo nên vật nuôi hay mắc bệnh, chết, kéo theo chi phí phòng trị bệnh tăng lên. Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng trong khi giá bán lợn, vịt thất thường, làm chẳng ăn thua, có lứa còn phải bù lỗ”, ông Chiến chia sẻ.

Làm nhàn tênh, mỗi năm lãi nửa tỷ, ai bảo trồng lúa không giàu?
Ông Chiến sẵn sàng "đắp chiếu" máy phun thuốc BVTV khổng lồ trị giá hàng chục triệu đồng để đưa máy bay không người lái vào sử dụng. Ảnh: Lê Bền.

Vậy là, một lần nữa ông quyết định chuyển hướng. Nhận thấy nhiều hộ dân trong xã không còn mặn mà, thậm chí để ruộng không do canh tác không hiệu quả, lực lượng lao động trẻ thì kéo nhau đi làm ở các công ty, xí nghiệp với mức thu nhập ổn định và cao hơn.

Ông nảy ra ý định đi gom ruộng về làm với suy nghĩ rất đơn giản là “tích tiểu thành đại”, mỗi mảnh lời một ít hoặc lấy mảnh này bù mảnh kia thì làm nhiều chắc chắn không lỗ.

Nghĩ là làm, ông tìm đến từng HTX, hộ gia đình có ruộng bỏ hoang đặt vấn đề mượn lại ruộng, trả 20kg thóc/sào/năm và phí dịch vụ. Với cách làm như vậy, mỗi năm ông mượn thêm được một số diện tích, đến hiện tại, ông đã gom được cho mình 80 mẫu ruộng.

Ông Chiến cho hay: Khi diện tích canh tác ngày càng mở rộng, thì phát sinh vấn đề là làm không xuể. Vợ ông tập trung buôn bán, các con còn nhỏ nên không tham gia hỗ trợ được ông việc đồng áng; thuê lao động thì khó hơn lên trời vì nhìn xung quanh chỉ toàn người già, trẻ nhỏ, công thuê cao; làm thủ công bằng tay không đảm bảo được khung thời vụ...

Không những vậy, khi vào vụ thu hoạch, do sản lượng lúa nhiều nên áp lực phơi trở lớn. Có vụ ông phải thuê người phơi khắp các con đường từ đầu xã đến cuối xã, lượng thất thoát, chi phí thuê nhân công phơi rất lớn. Có thời điểm gặp mưa kéo dài, lúa thu hoạch về đành đánh đống, phủ bạt dọc đường, nhiều đống lúa mọc mầm phải xúc về đổ cho cá, vịt ăn; trong khi nếu mang đi sấy chi phí vào khoảng 1.500 đồng/kg, sản xuất chẳng còn lãi.

Bằng việc đưa máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất, ông Chiến giảm được chi phí sản xuất, tăng năng suất, thuận lợi phát triển liên kết. Ảnh: Lê Bền.
Bằng việc đưa máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất, ông Chiến giảm được chi phí sản xuất, tăng năng suất, thuận lợi phát triển liên kết. Ảnh: Lê Bền.

Thế rồi, các loại máy cày, máy gặt, máy phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), máy bay không người lái lần lượt được ông “rước” về. Năm 2021, ông đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng lò sấy lúa.

Máy nào chưa biết sử dụng ông thuê người vận hành rồi học lỏm kinh nghiệm; rảnh rỗi ông vào internet đọc thêm thông tin. Dần dần các loại máy đều bị ông “chinh phục”.

“Đến giờ chỉ còn máy bay không người lái là không dám lái thử, một phần vì quy định vận hành của máy chặt chẽ, phức tạp, một phần vì mình có tuổi rồi nên sự nhanh nhạy với phần mềm, điện thoại thông minh, cài đặt thông số... không được tốt, sơ sẩy là hỏng ăn ngay, nên để đảm bảo an toàn mình thuê người lái”, ông Chiến vui vẻ.

Làm nông cũng phải làm lớn mới lãi to

Ông Chiến cho biết: Khi tích tụ được ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt. Máy móc giúp giảm công lao động, tiết kiệm chi phí, bắt kịp được khung thời vụ, giảm thất thoát sau thu hoạch...

Theo ông Chiến, với việc sử dụng máy móc ở tất cả các khâu thì chi phí sản xuất chỉ hết khoảng 600.000 đồng/sào/vụ (làm thủ công, thuê máy hết từ 1 - 1,1 triệu đồng/sào/vụ).

Bên cạnh đó, khi sử dụng máy bay không người lái thì việc phun thuốc, bón phân được thực hiện một cách nhanh chóng, đồng đều, tiết kiệm hơn.

Áp dụng cơ giới hóa, khung thời vụ được đảm bảo, tạo sự đồng đều trong quá trình chăm sóc nên lúa sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, tránh được rủi ro do thời tiết, dịch bệnh, giảm chi phí phân bón, thuốc BVTV, giảm thất thoát sau hoạch... Nhờ đó, năng suất lúa tăng 25% so với cách làm truyền thống trước đây.

Với diện tích lớn, ông Chiến kết hợp nuôi vịt, thả cá, thu thêm hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Lê Bền.
Với diện tích lớn, ông Chiến kết hợp nuôi vịt, thả cá, thu thêm hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Lê Bền.

Về tiêu thụ, khi tích tụ được ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc liên kết sản xuất, tiêu thụ với các công ty sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, thậm chí họ còn chủ động tìm đến để đặt vấn đề liên kết. Bởi lẽ, khi có diện tích đủ lớn, một mình đưa ra quyết định sẽ dễ dàng thống nhất được cách làm, giống, quy trình kỹ thuật chăm sóc, trách nhiệm liên kết giữa hai bên.

“Khi liên kết được với doanh nghiệp, vấn đề đầu ra của sản phẩm không còn phải lo lắng, giá thu mua ổn định hơn so với bán tự do trên thị trường; chi phí bao bì, công bốc vác không mất. Hiện tại, công ty đang thu mua lúa của tôi với giá luôn cao hơn thị trường 5 giá”, ông Chiến chia sẻ./.

Khánh Ngân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

1.000 người Việt Nam tham gia khảo sát về Nâng Cao Năng Lực Kinh tế tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương

1.000 người Việt Nam tham gia khảo sát về Nâng Cao Năng Lực Kinh tế tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Cuộc khảo sát tổng cộng có 4.500 người đến từ các thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương - được ủy thác bởi Herbalife và thực hiện bởi OnePoll.
Đối với cà phê cần có "câu chuyện" để khẳng định "cà phê sạch"

Đối với cà phê cần có "câu chuyện" để khẳng định "cà phê sạch"

Đó là một gợi ý của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã đưa ra tại buổi toạ đàm với doanh nghiệp, nhóm trẻ khởi nghiệp về chủ đề xây dựng vùng nguyên liệu cà phê và du lịch nông nghiệp diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái.
Những tiền đề quan trọng cho chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Những tiền đề quan trọng cho chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Nông dân ngày càng được trang bị thêm nhiều kiến thức về kỹ thuật canh tác lúa tiến tiến nên năng suất lúa tăng cao, chất lượng cùng với giá cao, khá ổn định...
30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi: Trung Quốc đang quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm?

30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi: Trung Quốc đang quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm?

Nếu như trước đây, Trung Quốc chỉ quan tâm đến các yếu tố bên ngoài sản phẩm như sâu bọ, nấm bệnh… thì cảnh báo mới cho thấy họ đang quan tâm nhiều hơn tới những thứ bên trong của sản phẩm.
Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng nông sản Việt chất lượng cao

Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng nông sản Việt chất lượng cao

Trong tuần lễ xoài các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều siêu thị bán mỗi ngày được một tấn xoài các loại, điều này chứng tỏ người tiêu dùng Việt đang ngày càng chuộng nông sản Việt chất lượng cao.
Triển lãm quốc tế HCMC FOODEX 2024: Cơ hội quảng bá các mặt hàng lương thực, thực phẩm

Triển lãm quốc tế HCMC FOODEX 2024: Cơ hội quảng bá các mặt hàng lương thực, thực phẩm

Tại triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm TP.Hồ Chí Minh lần thứ 3, các doanh nghiệp tham dự sẽ có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm, mở rộng quan hệ hợp tác, tiếp cận với những thành tựu tiên tiến hàng đầu thế giới.
Lạc sen Nghệ An - Giống lạc quý với nhiều ưu điểm

Lạc sen Nghệ An - Giống lạc quý với nhiều ưu điểm

Lạc sen Nghệ An với hương vị thơm ngon đặc trưng, năng suất cao, khả năng chống chọi tốt với điều kiện khắc nghiệt.
Cà rốt Hải Dương được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap

Cà rốt Hải Dương được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap

Cà rốt là một trong những cây trồng chủ lực ở Hà Dương. Từ nhiều năm qua, cà rốt được sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao và không chỉ được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.
Xu hướng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe xương khớp từ các sản phẩm thảo dược tự nhiên

Xu hướng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe xương khớp từ các sản phẩm thảo dược tự nhiên

Trước những tác dụng phụ của các sản phẩm thuốc Tây y đối với bệnh nhân xương khớp, nhiều người có xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm thảo dược tự nhiên để hỗ trợ, điều trị đau mỏi xương khớp bởi sự lành tính và hiệu quả. Trong đó, không thể không thể kể đến sản phẩm xịt thảo dược xương khớp An Thịnh Đường.
Triển khai các mô hình canh tác thuận thiên để tạo nên những sản phẩm nông nghiệp đặc thù chất lượng cao

Triển khai các mô hình canh tác thuận thiên để tạo nên những sản phẩm nông nghiệp đặc thù chất lượng cao

Ngày 21/3 vừa qua, tại Cà Mau, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên tại ĐBSCL.
SaigonTex & SaigonFabric 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ hợp tác

SaigonTex & SaigonFabric 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ hợp tác

Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt, may, thiết bị, nguyên phụ liệu và vải năm 2024 (SaigonTex & SaigonFabric 2024) là cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ hợp tác, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường.
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chuối Phú Thọ

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chuối Phú Thọ

Với mục tiêu phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm chuối Phú Thọ, ngành Nông nghiệp đang xây dựng vùng chuối sản xuất tập trung chuyên canh được ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Vải làm từ bã cà phê – hướng đi mới cho chất liệu ngành may mặc

Vải làm từ bã cà phê – hướng đi mới cho chất liệu ngành may mặc

Những đặc điểm nổi bật của vải sợi cà phê là có khả năng kiểm soát mùi cơ thể tối ưu, thấm hút mồ hôi, vải mỏng nhẹ siêu thoáng mát, dễ thoát nước, nhanh khô, có khả năng chống tia UV lên đến 98 % nên vô cùng an toàn cho làn da người dùng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững thương hiệu hồ tiêu Chư Sê

Nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững thương hiệu hồ tiêu Chư Sê

Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan, người dân sẽ có điều kiện áp dụng mô hình hồ tiêu hữu cơ hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đề xuất đầu tư gần 9.000 tỷ đồng trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao

Đề xuất đầu tư gần 9.000 tỷ đồng trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao

Ngày 19/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì hội nghị với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về ý tưởng đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp sẽ được triển khai ở khu vực này.
Triển lãm Food & Hotel 2024: Thúc đẩy kết nối, giao thương và tiếp cận xu thế thị trường

Triển lãm Food & Hotel 2024: Thúc đẩy kết nối, giao thương và tiếp cận xu thế thị trường

Triển lãm Food & Hotel Vietnam 2024 diễn ra từ ngày 19 – 21/3/2024 là hoạt động thúc đẩy kết nối, giao thương và tiếp cận xu thế thị trường, nâng cao năng suất sản xuất, vận hành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tạo nên hệ sinh thái cà phê bền vững

Sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tạo nên hệ sinh thái cà phê bền vững

Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh cà phê theo hướng hữu cơ; liên kết theo chuỗi giá trị, để cung cấp sản phẩm cà phê có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng, an toàn với người tiêu dùng, tăng thu nhập cho người sản xuất, ổn định thị trường, phát triển ngành cà phê bền vững.
Hội chợ triển lãm quốc tế VietShrimp 2024: Mở rộng kinh doanh trong ngành Thủy sản

Hội chợ triển lãm quốc tế VietShrimp 2024: Mở rộng kinh doanh trong ngành Thủy sản

Tại Vietshrimp 2024, các doanh nghiệp phát triển và mở rộng kinh doanh cùng vô vàn những cơ hội mới: Kết nối trực tiếp đến các doanh nghiệp, chuyên gia và lãnh đạo đầu ngành thủy sản; Trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm trực tiếp đến khách hàng.
Hàng Việt Nam chất lượng cao nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa Việt

Hàng Việt Nam chất lượng cao nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa Việt

Chương trình không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp, mà còn góp phần thúc đẩy để các doanh nghiệp (cả được nhận lẫn chưa được nhận danh hiệu) xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt.
3 điểm mới nổi bật của cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024

3 điểm mới nổi bật của cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024

Tổ chức tuyển chọn các chuyên gia thử nếm (Q. Graders) làm giám khảo, khối lượng tối thiểu lô cà phê nhân của một mẫu dự thi giảm xuống còn 360 kg, quy trình mã hóa nhập điểm của các vòng thi sẽ thực hiện thông qua phần mềm thay vì làm thủ công là những điểm mới nổi bật của cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024.
Gia Lai đặt mục tiêu đến 2030 trồng khoảng 800 ha sâm Ngọc Linh

Gia Lai đặt mục tiêu đến 2030 trồng khoảng 800 ha sâm Ngọc Linh

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Mục tiêu đặt ra Gia Lai sẽ là địa phương tiếp theo trồng sâm Ngọc Linh và xây dựng thương hiệu tiêu biểu cho sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.
Ngành nhựa và cao su có thêm cơ hội kết nối kinh doanh và tiếp cận công nghệ sản xuất tiến tiến

Ngành nhựa và cao su có thêm cơ hội kết nối kinh doanh và tiếp cận công nghệ sản xuất tiến tiến

Từ ngày 13 – 15/3/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam – Plastics & Rubber Vietnam 2024.
Triển lãm Quốc tế VietOffice 2024: Mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu

Triển lãm Quốc tế VietOffice 2024: Mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu

Triển lãm Quốc tế VietOffice 2024 sẽ diễn ra từ 22-24/5/2024 với mục tiêu trở thành nền tảng kết nối các doanh nghiệp trong ngành, triển lãm kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội để thúc đẩy sự hợp tác, xây dựng mối quan hệ và mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu.
Vietnam Expo 2024: Mở rộng kinh doanh và khai thác các cơ hội đầu tư

Vietnam Expo 2024: Mở rộng kinh doanh và khai thác các cơ hội đầu tư

Vietnam Expo dần khẳng định vai trò và sức ảnh hưởng khi luôn được các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế lựa chọn tham gia để giới thiệu sản phẩm, mở rộng kinh doanh và khai thác các cơ hội đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Hội nghị giao ban bàn về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu gỗ năm 2024

Hội nghị giao ban bàn về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu gỗ năm 2024

Năm 2024, ngành gỗ đặt mục tiêu phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 15,2 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ là trên 14,2 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023. Để đạt được mục tiêu đặt ra, ngành gỗ còn rất nhiều việc phải làm.
Hội chợ Q- FAIR 2024: Mở ra những cơ hội hợp tác, xây dựng chiến lược để vượt qua khó khăn

Hội chợ Q- FAIR 2024: Mở ra những cơ hội hợp tác, xây dựng chiến lược để vượt qua khó khăn

Hội chợ Q- FAIR 2024 không dừng lại ở việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu, mà còn mở ra những cơ hội hợp tác, tìm kiếm giải pháp, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng những đối tác chiến lược để vượt qua khó khăn, không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn trong môi trường kinh doanh nội địa, từ đó tạo nên những mối liên kết chiến lược và bền vững.
Hải Dương sẽ nâng diện tích rau quả được chứng nhận GAP lên gần 1.025 ha

Hải Dương sẽ nâng diện tích rau quả được chứng nhận GAP lên gần 1.025 ha

Năm 2024, Hải Dương dự kiến xây dựng thêm hơn 250 ha sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nâng tổng số diện tích được chứng nhận GAP lên gần 1.025 ha.
Hội nghị VIPO 2024: Kết nối doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu và gia vị tầm quốc tế

Hội nghị VIPO 2024: Kết nối doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu và gia vị tầm quốc tế

Hội nghị quốc tế hồ tiêu và gia vị Việt Nam với chủ đề phát triển bền vững, toàn diện ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam, tăng kết nối thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu nội địa với người mua nước ngoài.
Triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội vàng để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến

Triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội vàng để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến

Triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội vàng để các doanh nghiệp ngành nhựa và cao su tìm kiếm nhà cung ứng nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị tiềm năng để cải thiện dây chuyền sản xuất, đồng thời tiếp cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động