Mãn nhãn tạo hình trái cây tại Lễ hội xoài Cao Lãnh Hưng Yên: 90% cây nhãn, vải đã ra hoa đúng vụ Hưng Yên: Tích cực chăm sóc nhãn thời kỳ ra quả |
Các bộ phận của cây nhãn đều có công dụng chữa bệnh |
Nhãn có tên khoa học Dimocarpus longan, là cây nhiệt đới và á nhiệt đới. Thân cây màu xám, nâu; lá non màu đỏ nâu, lá phát triển sẽ có màu xanh sẫm, lưng lá màu xanh nhạt; hoa nhãn màu vàng nhẹ.
Nhãn được trồng hầu hết ở các tỉnh thành của nước ta, tuy nhiên chúng phát triển không giống nhau và tùy vào giống, đặc tính và thời tiết từng vùng miền.
Cùng tham khảo một số lợi ích từ các bộ phận trên cây nhãn:
Hoa nhãn: Sử dụng hoa nhãn để sắc nước uống hàng ngày cho người bị bệnh bí tiểu.
Lá nhãn: Lá nhãn có vị nhạt, tính bình, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến thận.
Tuy chưa có nghiên cứu khoa học về tác dụng trên, nhưng từ xa xưa người ta đã sử dụng khoảng 40g lá nhãn tự rụng để sắc nước uống từ đó làm chậm tiến trình, hỗ trợ cải thiện chức năng thận cho bệnh nhân suy thận.
Quả nhãn: Chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể
Dùng 15g long nhãn, 15g hồng táo, 20g hạt sen, 15g đậu phộng và 50g gạo nếp. Dùng những nguyên liệu trên để nấu cháo, nên dùng ngày 2 lần để cải thiện tình trạng.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Ăn trực tiếp long nhãn được phơi hoặc sấy khô.
Chữa phù nề sau sinh: Dùng long nhãn, táo Tàu, hai vị thuốc phục linh, mễ nhân và gừng tươi (mỗi thứ 10g). Đem tất cả cho vào sắc chung với 600ml nước, sắc lửa nhỏ đến khi còn 300ml chia uống 2 lần trong ngày.
Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày: Sử dụng nhãn tươi làm nước ép hoặc dùng cùi nhãn ngâm vài tuần với nước đường để lấy nước cốt, pha chung nước cốt với nước để uống.
Quả nhãn chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể,... |
Hạt nhãn: Giúp cầm máu: Lấy hạt nhãn, đem giã nhuyễn dùng đắp trực tiếp lên vết thương. Đắp mỗi ngày để vết thương mau lành.
Khử mùi hôi nách, hôi chân: Hạt nhãn bỏ vỏ đen, giã hoặc xay nhuyễn trộn cùng với nước muối sinh lý để sát lên nách, làm liên tục 10 ngày sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra hạt nhãn đập dập đun chung với nước để ngâm chân cũng giúp cải thiện được tình trạng hôi chân.
Vỏ nhãn: Người cao huyết áp, ngủ kém dùng vỏ nhãn để đun nước uống hàng ngày.
Chữa bỏng: Dùng vỏ nhãn nghiền nát thành bột, đồng thời trộn với dầu vừng bôi lên vết bỏng sẽ dịu mát và giảm đau.
Rễ nhãn: Rễ cây có vị chát, đắng, có khả năng trị giun chỉ, hỗ trợ chữa khí hư bạch đới,...
Hạt nhãn giúp cầm máu, khử mùi hôi nách, hôi chân |
Mặc dù các bộ phận của cây nhãn mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý:
Người bị bệnh béo phì, đang trong chế độ giảm béo, người bị mụn nhọt không nên ăn nhãn.
Phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến tháng thứ 8 tuyệt đối nên kiêng không sử dụng nhãn. Vì nhãn sẽ làm táo bón, làm nóng người từ đó có nguy cơ dẫn tới việc sảy thai hoặc tiểu đường thai kỳ.
Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhãn vì trong nhãn có hàm lượng đường cao. Khi sử dụng sẽ làm lượng đường trong cơ thể tăng từ đó sẽ gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường.
* Bài viết trên là một số gợi ý tham khảo về lợi ích của cây nhãn dối với sức khỏe. Tuy nhiên để sử dụng đúng cách hay tránh một số tác dụng không mong muốn khi lấy nhãn để hỗ trợ điều trị bệnh, bạn nên tìm hiểu kỹ và tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.