Khơi thông dòng chảy đưa hàng Việt về nông thôn

Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thời gian qua, Chương trình “Ðưa hàng Việt về nông thôn” ở Hà Nội và các địa phương trên cả nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh việc đưa nhiều loại sản phẩm có chất lượng tốt đến với đông đảo người dân, những phiên chợ hàng Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần khắc phục.
Ðồng bào Sán Dìu (xã Tam Quan, huyện Tam Ðảo, tỉnh Vĩnh Phúc) mua hàng tại cửa hàng tiện lợi. (Ảnh THẾ HÙNG)
Ðồng bào Sán Dìu (xã Tam Quan, huyện Tam Ðảo, tỉnh Vĩnh Phúc) mua hàng tại cửa hàng tiện lợi. (Ảnh THẾ HÙNG)

Theo lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân nông thôn, nhất là trong các dịp lễ, Tết, hằng năm, Sở chủ trì, phối hợp các huyện, thị xã tổ chức các điểm bán hàng phục vụ người dân. Các đơn vị đã bày bán sản phẩm được sản xuất trong nước, có nguồn gốc rõ ràng, bao gồm lương thực, thực phẩm thiết yếu, các nhóm hàng bình ổn giá…

Cùng với việc bảo đảm nguồn cung, thành phố đã bố trí hàng hóa tại 30 trung tâm thương mại, 131 siêu thị, 455 chợ truyền thống, 2.000 cửa hàng tiện lợi, 110 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cùng hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn để tạo thuận tiện cho người dân Thủ đô tiếp cận, mua sắm.

Sở Công thương cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm... phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Ðể hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo chính quyền các huyện tạo điều kiện về mặt bằng, bảo đảm công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm tổ chức bán hàng.

Bên cạnh đó, Sở Công thương cũng phối hợp với các địa phương, ban quản lý các khu công nghiệp tạo điều kiện bố trí, giới thiệu địa điểm phát triển mạng lưới bán lẻ cố định... Thông qua chương trình, doanh nghiệp và người dân khu vực nông thôn có cơ hội giao lưu trực tiếp, góp phần nâng cao nhận thức ưu tiên dùng hàng Việt.

Anh Bùi Văn Tiến (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết, ở vùng ngoại thành không tổ chức nhiều sự kiện, cho nên các hội chợ, phiên chợ phục vụ Tết không chỉ là dịp để người dân tham quan, mua sắm hàng hóa mà còn là dịp để vui chơi, giải trí. “Hàng hóa ở các hội chợ đa dạng, tuy giá một vài mặt hàng cao hơn ngoài chợ một chút, nhưng chúng tôi yên tâm về nguồn gốc, chất lượng”, anh Tiến cho biết.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, kết quả nổi bật nhất của việc thực hiện cuộc vận động thông qua chương trình “Ðưa hàng Việt về nông thôn”, không chỉ tạo ra sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người tiêu dùng.

Nếu trước đây, người dân khu vực nông thôn thường chọn mua những mặt hàng gia công, không ghi hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ nhà sản xuất, thì nay, người tiêu dùng đã dần chuyển sang lựa chọn các sản phẩm trong nước có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng.

Chị Nguyễn Thị Nga (công nhân Khu công nghiệp Ðông Anh, Hà Nội) cho biết: “Do đặc thù công việc của công nhân làm việc theo ca kíp, không có điều kiện đi xa mua sắm, từ khi có chương trình “Ðưa hàng Việt về nông thôn”, công nhân ở đây rất vui. Nhờ chương trình chúng tôi có thể mua sắm hàng Việt chất lượng tốt, phù hợp túi tiền”.

Anh Nguyễn Danh Lân (chủ một cơ sở sản xuất miến tại Dương Liễu, huyện Hoài Ðức) cho biết: “Chương trình “Ðưa hàng Việt về nông thôn” là một kênh quảng bá sản phẩm rất hiệu quả. Thông qua tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, chúng tôi hiểu được mong muốn, nhu cầu tiêu dùng của người dân khu vực nông thôn.

Qua đó lựa chọn đưa những sản phẩm, hàng hóa phù hợp về cung ứng góp phần tăng doanh thu. Bên cạnh đó, việc được gặp gỡ trực tiếp người tiêu dùng cũng giúp chúng tôi giới thiệu, tư vấn, bán những sản phẩm mới hiệu quả”.

Người dân huyện biên giới Tịnh Biên, An Giang hào hứng mua hàng Việt tại chuyến xe đưa hàng Việt về nông thôn. (Ảnh: TTXVN phát)
Người dân huyện biên giới Tịnh Biên, An Giang hào hứng mua hàng Việt tại chuyến xe đưa hàng Việt về nông thôn. (Ảnh: TTXVN phát)

Qua đó, thay đổi hành vi của người tiêu dùng theo hướng ưu tiên mua sắm hàng sản xuất trong nước, tạo mối liên kết bền chặt giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, việc ưu tiên dùng hàng Việt Nam góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, thể hiện tinh thần tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam.

Tuy đạt được kết quả đáng ghi nhận, nhưng theo phản ánh, những chuyến hàng Việt Nam về nông thôn hiện nay vẫn ít về số lượng. Bên cạnh đó, các địa phương tổ chức phiên chợ hàng Việt phần lớn đều diễn ra trong một thời gian ngắn, không có lịch trình cố định.

Ðồng thời, hàng hóa chưa có sự phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất lượng chưa ổn định, cho nên chưa thu hút được nhiều người mua. Một hiện tượng cũng không hiếm gặp tại các chợ địa phương là vẫn xuất hiện các đại lý bày bán sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thậm chí còn có cả hàng giả, hàng nhái.

Ðể nâng cao hiệu quả của chương trình “Ðưa hàng Việt về nông thôn”, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới phân phối giúp người dân dễ dàng tiếp cận với hàng Việt Nam chất lượng cao với giá cả hợp lý là yếu tố then chốt. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương mở rộng quy mô chương trình.

Doanh nghiệp cần nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa của chương trình, từ đó chủ động đưa sản phẩm tới người tiêu dùng nông thôn, với đa dạng chủng loại, nâng cao chất lượng và giá cả hấp dẫn người tiêu dùng. Sau mỗi phiên chợ “Ðưa hàng Việt về nông thôn”, các doanh nghiệp cần duy trì kết nối thông tin, chủ động phát triển hệ thống đại lý, điểm bán hàng cố định tại khu vực nông thôn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, từng bước chiếm lĩnh thị phần thị trường nông thôn.

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, các làng nghề trong việc cải thiện chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm các cam kết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, gắn trách nhiệm với sản phẩm do mình làm ra, từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho sản phẩm, hàng hóa tại thị trường trong nước, khu vực và thế giới...

Thái Bình mở phiên chợ Thái Bình mở phiên chợ 'Đưa hàng Việt về nông thôn'
Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử
Để hàng Việt “cất cánh” trên môi trường số Để hàng Việt “cất cánh” trên môi trường số
Tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng Việt Tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng Việt
Online Friday 2024: Bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử Online Friday 2024: Bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử
Hàng Việt chiếm ưu thế trên thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ Hàng Việt chiếm ưu thế trên thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Liệu Mỹ có “soán ngôi” Trung Quốc thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam?

Liệu Mỹ có “soán ngôi” Trung Quốc thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam?

Việc Mỹ thực thi phán quyết của WTO mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu cá tra Việt Nam ổn định hơn sang thị trường Mỹ.
Vì sao 165.000 shop bán hàng rời sàn thương mại điện tử trong năm 2024?

Vì sao 165.000 shop bán hàng rời sàn thương mại điện tử trong năm 2024?

Nhiều nhà bán hàng nhỏ lẻ hoặc hoạt động không hiệu quả được cho là nguyên nhân chính khiến 165.000 shop "chia tay" sàn khi thương mại điện tử, theo Metric.
Xuất khẩu năm 2025 kỳ vọng một năm "thuận buồm xuôi gió"

Xuất khẩu năm 2025 kỳ vọng một năm "thuận buồm xuôi gió"

Ngày 3/2, tức mùng 6 Tết là ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Theo khảo sát, hầu hết doanh nghiệp sẽ bắt tay vào sản xuất ngay với kỳ vọng một năm “thuận buồm xuôi gió”.
Tiêu thụ điện trên cả nước dịp Tết giảm mạnh

Tiêu thụ điện trên cả nước dịp Tết giảm mạnh

Số liệu thống kê cho thấy mức tiêu thụ điện trên cả nước trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 giảm 33,4% so với ngày thường của tuần trước Tết.
Ngành hàng xuất khẩu nào sẽ nắm vai trò chủ lực năm 2025?

Ngành hàng xuất khẩu nào sẽ nắm vai trò chủ lực năm 2025?

Năm 2025, để đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức cao là 8%, Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu tăng 12% so với năm 2024. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nhiều dự báo cho thấy vẫn sẽ có những cơ hội và thách thức đan xen.
Xuất khẩu surimi đảo chiều ngoạn mục, tăng trưởng liên tục

Xuất khẩu surimi đảo chiều ngoạn mục, tăng trưởng liên tục

Liên tục trong 3 tháng cuối năm 2024, xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tăng trưởng liên tục. Tính cả năm 2024, xuất khẩu nhóm sản phẩm này của Việt Nam đạt 298 triệu USD, giảm 2% so với năm 2023.
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025

Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025

Năm 2025, ngành da giày đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% so với năm 2024, hướng tới kim ngạch khoảng 29 tỷ USD.
Lạc quan với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Lạc quan với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Với những thành tựu kinh tế ấn tượng của năm 2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam tiếp tục được các tổ chức quốc tế và các chuyên gia kinh tế dự báo tích cực trong năm 2025.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam sẵn sàng tăng tốc

Xuất khẩu rau quả Việt Nam sẵn sàng tăng tốc

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế đang mở ra cơ hội lớn cho ngành rau quả trong năm 2025.
Bảo vệ hàng hoá Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Bảo vệ hàng hoá Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, phòng vệ thương mại đã trở thành “mặt trận” mới đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trước thực tế đó, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều nỗ lực ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nhiều nỗ lực ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Ngoại giao kinh tế luôn giữ vai trò trung tâm của nền ngoại giao nước ta, thể hiện ở việc nội dung kinh tế ngày càng chiếm số lớn trong các hoạt động đối ngoại cấp cao và các cấp. Năm 2024 khép lại, đánh dấu một chặng đường đầy sôi động và rực rỡ của hoạt động ngoại giao kinh tế, đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chú trọng đổi mới, thúc đẩy xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chú trọng đổi mới, thúc đẩy xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ những biến động địa chính trị, địa kinh tế thế giới và các vấn đề nội tại của đất nước; đặc biệt siêu bão số 3 và cơn bão số 4 gây thiệt hại nặng nề trên diện rộng cho hệ thống hạ tầng năng lượng, công nghiệp, thương mại và sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, cùng với cả nước, ngành công thương đã nỗ lực phấn đấu và đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước.
Thông quan những chuyến hàng đầu tiên của năm mới

Thông quan những chuyến hàng đầu tiên của năm mới

Sáng 29/1 (mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), hai cửa khẩu quốc tế tại Quảng Trị là La Lay (H.Đakrông) và Lao Bảo (H.Hướng Hóa) đã có những chuyến hàng đầu tiên được thông quan.
Những khát vọng kiến tạo ngành nông nghiệp trong năm mới

Những khát vọng kiến tạo ngành nông nghiệp trong năm mới

Đánh giá kết quả của ngành nông nghiệp năm 2024, các chuyên gia cho rằng đây là kết quả của quá trình nỗ lực chuyển đổi tư duy, chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, chuyển đổi xanh; đồng thời là kết quả của quá trình đàm phán, mở cửa thị trường cho nhiều loại nông sản chủ lực. Bước sang năm 2025, người đứng đầu ngành mong muốn, chúng ta phải cùng nhau kiến tạo, cùng nhau tạo ra những không gian phát triển mới, trên từng mảnh ruộng, từng thửa vườn ở nông thôn.
Kinh tế Việt Nam 2025 khởi đầu vững vàng, lạc quan

Kinh tế Việt Nam 2025 khởi đầu vững vàng, lạc quan

Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 8%, thậm chí 10% nếu thuận lợi. Đánh giá về tính khả thi của mục tiêu tăng trưởng, các chuyên gia cho biết nền kinh tế bước vào 2025 với vị thế vững vàng, thuận lợi và tâm lý lạc quan hơn năm trước.
Hỗ trợ hơn 35.126 tấn gạo dự trữ quốc gia cho học sinh 39 tỉnh

Hỗ trợ hơn 35.126 tấn gạo dự trữ quốc gia cho học sinh 39 tỉnh

Tổng cục Dự trữ Nhà nước giao 18 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực xuất cấp (không thu tiền) hơn 35.126 tấn gạo từ nguồn gạo dự trữ quốc gia giao cho 39 tỉnh để hỗ trợ học sinh học kỳ II năm học 2023 - 2024.
Lần đầu tiên xuất khẩu cá ngừ đóng hộp cán đích 299 triệu USD

Lần đầu tiên xuất khẩu cá ngừ đóng hộp cán đích 299 triệu USD

Dù phải đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.
Việt Nam xuất siêu 3 tỷ USD với Nhật Bản trong năm 2024

Việt Nam xuất siêu 3 tỷ USD với Nhật Bản trong năm 2024

Năm 2024, xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản đạt 24,59 tỷ USD; nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 21,59 tỷ USD; cán cân thương mại nghiêng về Việt Nam xuất siêu 3 tỷ USD.
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 27/1/2025 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 trong nội bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Có giấy kiểm nghiệm chất vàng O, sầu riêng lại thông đường sang Trung Quốc

Có giấy kiểm nghiệm chất vàng O, sầu riêng lại thông đường sang Trung Quốc

Trong những ngày qua, sầu riêng của nước ta gặp khó khi xuất khẩu sang Trung Quốc vì thị trường tỷ dân yêu cầu có một loại giấy. Đó là giấy kiểm định chất vàng O.
Tiền thưởng Tết Ất Tỵ bình quân 7,72 triệu đồng

Tiền thưởng Tết Ất Tỵ bình quân 7,72 triệu đồng

Mức thưởng bình quân Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đạt 7,72 triệu đồng/người, tăng 13% so với mức thưởng của Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 (6,85 triệu đồng/người).
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2025

Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2025

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 01/TT-BCT ngày 15 tháng 01 năm 2025 quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2025.
Hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững

Hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 30/TB-VPCP ngày 25/1/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị lần thứ XII Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Xuất khẩu sầu riêng năm 2024 đạt kỷ lục hơn 3,2 tỷ USD

Xuất khẩu sầu riêng năm 2024 đạt kỷ lục hơn 3,2 tỷ USD

Sầu riêng đạt kim ngạch xuất khẩu 3,2 tỉ USD năm 2024, tăng 43,2% so với năm trước và tăng tới 28 lần trong vòng 5 năm qua.
Ngành rau quả trên hành trình chinh phục mục tiêu 8 tỷ USD

Ngành rau quả trên hành trình chinh phục mục tiêu 8 tỷ USD

Những biến động thị trường nhập khẩu cùng với xu hướng tiêu dùng tập trung nhiều vào phân khúc hàng chế biến và sản phẩm hữu cơ đang là những trở ngại không nhỏ cho ngành hàng rau quả trên hành trình chinh phục mục tiêu 8 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam ảnh hưởng gì từ chính sách mới của Tổng thống Donald Trump?

Kinh tế Việt Nam ảnh hưởng gì từ chính sách mới của Tổng thống Donald Trump?

Ông Donald Trump vừa tuyên thệ nhậm chức và trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ vào ngày 20/1 (theo giờ Mỹ), mở ra nhiệm kỳ 4 năm được dự báo sẽ có rất nhiều biến động.
Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Singapore đạt mức kỷ lục mới

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Singapore đạt mức kỷ lục mới

Năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 31,67 tỷ SGD, tăng 9,49%.
Đòn bẩy nào cho xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng năm 2025?

Đòn bẩy nào cho xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng năm 2025?

Ngành cá ngừ Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025 nhờ nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm tiếp tục tăng. Ngoài ra, sự đổi mới trong chính sách thuế quan của các thị trường quốc tế, đặc biệt tại Mỹ sẽ là đòn bẩy cho xuất khẩu.
Thời cơ và thách thức từ Lệnh 248 (sửa đổi) của Trung Quốc

Thời cơ và thách thức từ Lệnh 248 (sửa đổi) của Trung Quốc

Vấn đề công nhận tương đương tại dự thảo Lệnh 248 (sửa đổi) của Trung Quốc đặt ra những nhiệm vụ mới cho cơ quan quản lý, trước mắt là xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Vương quốc Anh gia nhập CPTPP và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Theo Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, việc Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một cột mốc quan trọng đối với Anh và các thành viên CPTPP, cũng như mối quan hệ song phương Việt Nam-Anh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động