Gỡ điểm nghẽn vốn, đưa sản phẩm OCOP vươn xa

“Mỗi xã một sản phẩm OCOP” là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị sản phẩm. Để đưa sản phẩm OCOP vươn xa, các chuyên gia cho rằng tổ chức tín dụng cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi.
Hội chợ quảng bá các sản phẩm OCOP của các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2024 Hồi sinh nông nghiệp địa phương bằng sản phẩm OCOP Hòa Bình xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP thủy sản từ thế mạnh lòng hồ thủy điện
Gỡ điểm nghẽn vốn, đưa sản phẩm OCOP vươn xa.
Gỡ điểm nghẽn vốn, đưa sản phẩm OCOP vươn xa.

Theo Quyết định số 490/QĐ-TTg, Thủ tướng phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020. Trong tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 919/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, để tiếp tục nhân rộng và phát triển.

Ngày 12/07/2024, Thời báo Ngân hàng tổ chức Tọa đàm “Tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa”. Qua buổi Tọa đàm, các chuyên gia, các nhà quản lý góp phần làm sáng tỏ hơn bức tranh OCOP hiện nay, qua đó, đề xuất những giải pháp để tiếp sức cho sản phẩm OCOP vươn xa, góp phần nâng cao đời sống nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn, phát triển bền vững.

Đối mặt với những rào cản

Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng cho rằng tuy đạt được những kết quả tích cực như trên, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn những rào cản chưa được sự đảm bảo tính bền vững. Số lượng phát triển nhanh, song, số lượng và chất lượng chưa đi đôi, nhiều sản phẩm OCOP vẫn còn những hạn chế, do cơ chế chính sách chưa đồng bộ, thiếu chính sách giữa sản xuất và cung ứng.

Phân tích về những mặt chưa được của Chương trình OCOP, PSG.TS. Mai Quang Vinh - Viện trưởng Viện Công nghệ xanh cho biết “Chúng ta phải thừa nhận rằng sau 6 năm triển khai, việc chuyển đổi tư duy sản xuất, tư duy kinh tế là cả quá trình rất gian khổ, không đơn giản chút nào, từ sản xuất đơn thuần phải tính đến sản xuất chất lượng cao như thế nào, bán đi đâu, bán được giá hay không, vay đồng vốn có lãi hay không... Do vậy, trong thời gian tới, các chủ thể OCOP cần phải tiếp tục khắc phục.”

Bên cạnh đó, quy mô sản xuất các sản phẩm OCOP còn nhỏ lẻ, manh mún, mang tính thời vụ; không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường ngày càng khắt khe; thị trường cũng yêu cầu cần phải được đảm bảo về số lượng, chất lượng; năng lực sản xuất, phân phối thương mại của các cơ sở sản xuất OCOP còn yếu, mẫu mã bao bì chưa tạo sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng.

PGS.TS.Mai Quang Vinh chỉ ra, các sản phẩm của chúng ta hiện nay chưa thuyết phục được lượng lớn đối tác, người tiêu dùng vì chưa minh bạch trong truy xuất nguồn gốc.

“Chính vì vậy trong thời gian tới, chúng ta cần phải khắc phục những hạn chế này khi nhà cung cấp đã có, công nghệ đã sẵn sàng, cơ chế chính sách đã hỗ trợ. Việc sản xuất một sản phẩm OCOP có chất lượng tốt, mẫu mã bắt mắt, minh bạch về thông tin truy xuất là mục tiêu cần được đặt rõ.” PGS.TS. Mai Quang Vinh nêu rõ.

Bên cạnh đó, đến năm 2027, Việt Nam sẽ hoàn thành những cam kết về chống biến đổi khí hậu tại COP26, trong đó tiêu chí NetZero đến năm 2050 có lượng phát thải carbon thấp. Vì vậy, tất cả sản phẩm của chúng ta phải có chứng chỉ carbon thấp, có dán nhãn xanh.

Ngoài ra, chúng ta đang trong thời kỳ chuyển đổi xanh, chuyển đổi số nên càng cần phải làm ngay để năng cao giá trị của sản phẩm OCOP. Nếu chúng ta dễ dãi trong việc công nhận sản phẩm OCOP, chỉ quan tâm đến mẫu mã, bao bì đẹp mà không quan tâm đến chất lượng, minh bạch, các vấn đề môi trường - xã hội... sẽ không đạt hiệu quả. Thế giới đã đi rất nhanh về vấn đề này thì chúng ta cũng cần tăng tốc để chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu đến cả những thị trường khó tính.

“Tôi cũng mong muốn chúng ta siết chặt mối quan hệ 5 nhà, đó là: Nhà nước - Nhà nông - Nhà thương nghiệp - Nhà băng - Nhà khoa học. Đây phải là mối quan hệ sát sườn, thực chất thì mới có thể thành công…” PGS.TS Mai Quang Vinh bày tỏ.

Phó Trưởng ban khách hàng cá nhân Agribank, ông Chu Ngọc Quý thừa nhận: Ngân hàng cũng gặp một số vướng mắc khi cho vay như các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm OCOP thường có quy mô nhỏ, việc áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến còn hạn chế dẫn tới khách hàng thường ít có nhu cầu vay vốn.

“Các đơn vị còn gặp khó trong tiếp cận với thị trường, chế độ thống kê, kế toán còn hạn chế, ngần ngại trong minh bạch kinh doanh tài chính với ngân hàng; mua bán hàng hóa thiếu hóa đơn, không đảm bảo chế độ phát hành hóa đơn của Nhà nước, nên ngân hàng không đủ cơ sở để đánh giá, thẩm định cho vay...”, ông Chu Ngọc Quý chia sẻ.

Để sản phẩm OCOP tiếp tục vươn xa

Tọa đàm “Tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa”.
Tọa đàm “Tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa”.

Chia sẻ góc nhìn từ cho vay vốn sản phẩm OCOP, ông Phạm Trường Giang, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Thọ, cho rằng OCOP lựa chọn sản phẩm trọng tâm gắn với văn hóa địa phương, vùng miền nhưng thực tế tính vươn xa còn hạn chế. Nguyên nhân là do năng lực quản trị, tiềm lực tài chính các chủ sở hữu sản phẩm OCOP hạn chế, muốn làm lớn thì không đủ vốn, các chính sách hỗ trợ chỉ là điều kiện ban đầu.

Ông Phạm Trường Giang khẳng định, ngân hàng không thiếu vốn và lãi suất hiện nay không phải là quá cao, kỳ hạn không phải là vấn đề, nhưng dư nợ cho vay OCOP thấp là do chưa có gói tín dụng riêng cho sản phẩm OCOP. Ngoài ra, giữa ngân hàng, khách hàng còn thiếu sự kết nối, tư vấn để sử dụng đồng vốn đó ra sao trong phương án sản xuất kinh doanh để quản lý được dòng tiền, đảm bảo được khoản vay.

"Giữa ngân hàng và chủ thể OCOP cần phải phối hợp ra sao để không chạy theo số lượng, hình thức, chỉ tiêu nghị quyết phát triển sản phẩm OCOP, không để buông trôi nó đi, hỗ trợ làm sao để sản phẩm phải sống được", ông Giang nêu vấn đề.

Ông Chu Ngọc Quý, Phó trưởng ban Khách hàng cá nhân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), cho biết từ năm 2018 đến nay, Agribank cho vay vốn 500 tỉ đồng để khách hàng sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP. Ngoài ra, từ tháng 1, Agribank tiếp tục dành 2.000 tỉ đồng tín dụng cho vay OCOP, đến nay đã có 28/171 chi nhánh cho vay được hơn 101 tỉ đồng. Trong đó, sản phẩm OCOP từ 3 - 5 sao được hưởng lãi suất thấp hơn 2% so với mức lãi suất sàn.

Tại Agribank, khách hàng sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP có thể vay vốn không có đảm bảo tài sản với mức vay lên tới 1 tỉ đồng (đối với hợp tác xã, chủ trang trại); hoặc tối đa 80% dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp (đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao).

PGS.TS Mai Quang Vinh đã đưa ra 7 giải pháp để thúc đẩy mạnh mẽ cho các sản phẩm OCOP tiếp tục vươn xa.

Một là, cần hỗ trợ cơ sở sản xuất nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tập trung hỗ trợ vào chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.

Hai là, tăng cường liên kết giữa các sản phẩm. Nhà nước cần tìm lời giải, giúp các cơ sở liên kết với nhau trong chuỗi giá trị tạo sức mạnh thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường.

Ba là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP trong các kênh trong và ngoài nước. Đồng thời cần khuyến khích các cơ sở sản xuất quan tâm đến bộ nhận diện thương hiệu, đây là vấn đề quan trọng trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.

Bốn là, sản phẩm OCOP cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ. Phải ứng dụng quản lý, chất lượng truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ hiện đại đến từng khâu sản xuất để đáp yêu cầu từ các thị trường khó tính.

Năm là, phát triển thương mại điện tử, kinh tế số, kinh tế chia sẻ để sản phẩm lan tỏa ra thị trường

Sáu là, các chương trình OCOP cần tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước và sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Bảy là, nguồn vốn đối với chương trình OCOP cực kỳ quan trọng, phía Ngân hàng cần kết hợp với các bên tư vấn, cơ quan quản lý vận đồng tuyên truyền để các cơ sở sản xuất mạnh dạn đầu tư về công nghệ, chất lượng sản phẩm và việc truyền thông tới người tiêu dùng… góp phần giúp các sản phẩm OCOP mang lại lợi nhuận, qua đó triển khai hiệu quả nguồn vốn vay.

Chè tôm nõn Hảo Đạt Chè tôm nõn Hảo Đạt
Bộ khăn bông sợi tre Boha Bộ khăn bông sợi tre Boha
Cà gai leo Cà gai leo
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vì sao sản phẩm OCOP khó “chen chân” vào siêu thị?

Vì sao sản phẩm OCOP khó “chen chân” vào siêu thị?

Mặc dù tỉnh Bạc Liêu có nhiều sản phẩm OCOP đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa theo quy định, song chỉ có số ít sản phẩm OCOP của tỉnh “chen chân” được vào siêu thị.
Nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP, "chìa khoá vàng" giữ thương hiệu Việt

Nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP, "chìa khoá vàng" giữ thương hiệu Việt

Những vướng mắc trong thủ tục, chi phí đánh giá lại là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư. Để đạt tiêu chuẩn OCOP là một chặng đường, giữ thương hiệu lại là bài toán khó hơn.
Phát triển sản phẩm OCOP: “Đại sứ” của du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP: “Đại sứ” của du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP thành công không chỉ là câu chuyện về kinh tế mà còn là giải pháp bền vững cho bảo tồn và phát triển nông thôn, hướng tới một tương lai du lịch gắn kết chặt chẽ với giá trị văn hóa, sinh thái và cộng đồng.
Thanh Hóa tìm kiếm, nuôi dưỡng các sản phẩm OCOP tiềm năng

Thanh Hóa tìm kiếm, nuôi dưỡng các sản phẩm OCOP tiềm năng

Để phát triển sản phẩm OCOP trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục tìm kiếm và nuôi dưỡng các sản phẩm tiềm năng; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể đã có sản phẩm OCOP được công nhận hoàn thiện và nâng cấp lên hạng sao cao hơn.
Hà Nam phấn đấu có thêm 25 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2025

Hà Nam phấn đấu có thêm 25 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2025

Mục tiêu năm 2025, Hà Nam phấn đấu có thêm 20 - 25 sản phẩm được công nhận OCOP hạng 3 sao trở lên. Đồng thời, đánh giá nâng hạng, đánh giá lại các sản phẩm OCOP đã hết hạn và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP đã được công nhận.
Quảng Bình: Xây dựng gian hàng thực tế ảo 3D trưng bày sản phẩm OCOP

Quảng Bình: Xây dựng gian hàng thực tế ảo 3D trưng bày sản phẩm OCOP

Gian hàng thực tế ảo 3D được trang trí và mô phỏng dựa trên bài trí của gian hàng thực tế. Qua đó, tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn do không giới hạn về địa lý, người tiêu dùng từ khắp nơi có thể tham quan và mua sắm sản phẩm OCOP mà không cần đến tận nơi.
Huyện Yên Thủy quảng bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP

Huyện Yên Thủy quảng bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP

Để phát triển các sản phẩm OCOP, tạo thương hiệu riêng cho địa phương, thời gian tới, huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) tạo điều kiện hỗ trợ các tập thể, cá nhân giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Yên Bái gia tăng giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Yên Bái gia tăng giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển số lượng sản phẩm, tỉnh Yên Bái còn tập trung nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và thương hiệu cho các sản phẩm OCOP, trong đó đặc biệt quan tâm đến cải tiến quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc.
Cả nước có 15.590 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên: Mừng nhưng chưa vui

Cả nước có 15.590 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên: Mừng nhưng chưa vui

Với con số gần 15,6 nghìn sản phẩm OCOP thì đây là kết quả “rất đáng mừng, nhưng chưa vui” vì còn có những sản phẩm có vấn để về chất lượng, hoặc sản phẩm không đúng thông số ghi trên bao bì. Điều này ảnh hưởng đến uy tín chung của sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Vĩnh Phúc đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Để chương trình OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, thời gian tới, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ; bảo vệ môi trường,...
Đồng Tháp: Thu hồi giấy chứng nhận đối với 47 sản phẩm OCOP

Đồng Tháp: Thu hồi giấy chứng nhận đối với 47 sản phẩm OCOP

Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết đã ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đối với 47 sản phẩm (trong đó có 44 sản phẩm đạt 3 sao và 3 sản phẩm đạt 4 sao) của 27 chủ thể.
Đặc sản cam giòn Thượng Lộc sẵn sàng đón Tết Nguyên đán

Đặc sản cam giòn Thượng Lộc sẵn sàng đón Tết Nguyên đán

Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán người dân xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) lại háo hức thu hoạch “đặc sản” của địa phương để đưa ra thị trường, đó chính là cam giòn Thượng Lộc, sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 4 sao.
“Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N” đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia

“Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N” đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia

Mới đây, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Sau khi tiến hành đánh giá, chấm điểm 52 sản phẩm, hội đồng đã chọn ra được 28 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao, trong đó có sản phẩm nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N của Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia (Mắm Lê Gia).
Sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Trong 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm…
Hà Nội dẫn đầu cả nước trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Hà Nội dẫn đầu cả nước trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch TP. Hà Nội đề ra từ đầu năm.
Phát triển sản phẩm OCOP: Không thể trùng lặp, ồ ạt

Phát triển sản phẩm OCOP: Không thể trùng lặp, ồ ạt

Hiện nay, tình trạng trùng lặp và một màu của các sản phẩm OCOP đang trở thành một bài toán khó giải quyết. Việc làm thế nào để vừa phát triển sự đa dạng của sản phẩm nhưng đồng thời cũng phải giữ được tính đặc trưng của từng vùng miền là câu hỏi đặt ra trong hành trình phát triển bền vững của OCOP.
Ninh Thuận có 42 sản phẩm OCOP 4 sao và 225 sản phẩm OCOP 3 sao

Ninh Thuận có 42 sản phẩm OCOP 4 sao và 225 sản phẩm OCOP 3 sao

Ninh Thuận đã rất chú trọng hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương tại các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; các hội chợ trong nước và quốc tế, nhiều sản phẩm đã tìm được đối tác ký kết tiêu thụ lâu dài.
Huyện Thạch Thất đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm  OCOP

Huyện Thạch Thất đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao.
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 có gì đặc biệt?

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 có gì đặc biệt?

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 sẽ diễn ra từ ngày 17/01 đến hết ngày 22/01/2025 (tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh.
Phú Thọ có thêm 99 sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024

Phú Thọ có thêm 99 sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, năm 2024 tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao và 5 sản phẩm hạng 4 sao.
Khát vọng lan tỏa giá trị trà Việt của nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu

Khát vọng lan tỏa giá trị trà Việt của nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu

Với nghệ nhân Đào Đức Hiếu, mỗi búp trà không chỉ đơn thuần là sản phẩm của đất trời mà còn là biểu tượng văn hóa, là sợi dây kết nối con người với thiên nhiên hùng vĩ của vùng Tây Bắc. Nhưng ít ai biết, đối với anh, trà không chỉ là một nghề mà còn là sứ mệnh thiêng liêng nhằm gìn giữ những giá trị quý báu của cha ông để lại.
Đồng Tháp có thêm 35 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp có thêm 35 sản phẩm OCOP 4 sao

35 sản phẩm vừa được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận OCOP 4 sao là của 20 chủ thể thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động