Cây Ma Hoàng - Thảo dược thường thấy trong bài thuốc chữa cảm mạo và hô hấp Cây sâm nhà nghèo có giá trị như 'thần dược' đang trỗi dậy nơi vùng biên viễn Dùng cây lá quanh nhà chữa viêm da dị ứng |
Nghệ và mật ong
Nghệ mật ong được xem là bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày tốt nhất và hiệu quả nhất, được nhiều người áp dụng để chữa các bệnh về dạ dày nhất hiện nay. Chất curcumin trong nghệ có khả năng kháng khuẩn chống viêm cực kỳ cao, đồng thời chữa lành vết loét và những tổn thương trong dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và cân bằng axit dịch vị, từ đó giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Cho 120g bột nghệ tươi trộn đều với 60g mật ong nguyên chất (mật ong rừng thì càng tốt). Se nghệ mật ong thành các viên nhỏ chừng 5g rồi cho vào hủ thủy tinh đậy kín bảo quản.
Cách dùng: Đau dạ dày nhẹ, mới phát: mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên. Dùng từ 7-10 ngày là khỏi.
Đau dạ dày nặng: mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên. Uống liên tục từ 30-40 ngày hoặc đến khi khỏi bệnh.
![]() |
Lá trầu không
Lá trầu không được chứng minh có tác dụng kháng lại vi khuẩn gây hại cho dạ dày như Subtilis, tụ cầu, HP,… từ đó giúp ngăn chặn viêm loét dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, giảm đau dạ dày. Lá trầu không có công dụng:
Theo Đông y, trầu không có vị cay nồng, công dụng diệt khuẩn, trung hòa axit dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Theo Y học hiện đại, trầu không có chứa tanin, betel-phenol,… có tác dụng mau lành vết thương, làm lành vết loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.
Lấy 4-5 lá trầu không tươi, rửa sạch, để ráo nước, vò nát rồi hãm với nước lọc. Lọc lấy nước uống 1 lần/ngày sau ăn khoảng 1 giờ.
![]() |
Đậu rồng
Đậu rồng không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể mà còn cói khả năng chữa bệnh rất hay, Trong hạt đậu rồng có chứa men tiêu hóa và các thành phần như protit, gluxit, lipid và hàm lượng chất xơ cao rất tốt cho sự hoạt động của dạ dày.
Cách chữa đau dạ dày bằng đậu rồng: Mỗi ngày nhai khoảng 12 hạt đậu rồng già rồi nuốt vào trước khi ăn sáng hoặc đem hạt đậu rồng tán thành bột pha nước uống mỗi ngày.
Nếu đau dạ dày nhẹ, sử dụng đậu rồng khoảng 2 tuần sẽ cho hiệu quả nhanh. Nếu bệnh nặng, người bệnh cần kiên trì áp dụng mới có kết quả cao.
![]() |
Nha đam
Nhắc đến các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày nhiều bệnh nhân sẽ nghĩ ngay đến nha đam. Thành phần glycoprotein được tìm thấy trong nguyên liệu này là một chất kháng viêm tự nhiên, giúp chống sưng, thu nhỏ vết loét và chữa lành tổn thương trong dạ dày.
Ngoài ra, gel nha đam còn cung cấp nhiều axit amin, các vitamin B, C, E có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc,làm dịu kích ứng và giảm cảm giác đau rát trong dạ dày.
Cách 1: Uống nước nha đam
Dùng 1 nhánh nha đam tươi, gọt sạch vỏ. Lấy gel nha đam đem ép lấy nước uống. Hoặc bạn cũng có thể xắt nhỏ thành hạt lựu đem nấu với đường phèn chia làm 3 – 4 lần dùng trong ngày, ăn cả nước và cái.
Cách 2: Bài thuốc từ nha đam và mật ong
Mật ong có tác dụng bồi bổ sức khỏe, trung hòa axit dịch vị và làm dịu kích ứng ở niêm mạc nên được kết hợp chung với nha đam để nhanh chóng cắt đứt cơn đau dạ dày khó chịu.
Để sử dụng, bạn lấy gel nha đam xay nhuyễn. Cứ 5 lá nha đam thì trộn chung với 1/2 lít mật ong.
![]() |
Lá bạc hà
Lá bạc hà chứa hàm lượng chất menthol cao có công dụng như thuốc giảm đau tự nhiên, giảm triệu chứng chướng bụng, đầy hơi và giảm các cơn đau dạ dày. Cụ thể lá bạc hà có các tác dụng sau:
Theo Đông y, bạc hà có tác dụng giảm đau, tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa.
Theo Y học hiện đại, hoạt chất menthol trong bạc hà giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn; hỗ trợ tăng tiết dịch ở túi mật giúp mật lưu thông tốt.
Hãm lá bạc hà uống để chữa đau dạ dày: Lấy khoảng vài lá bạc hà, ủ trong ấm nước sôi, đậy nắp khoảng 5-10 phút. Uống trà khi còn ấm, nếu dùng lá tươi có thể nhai cả lá để tăng hiệu quả.
![]() |
Gừng
Củ gừng có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị đau dạ dày. Loại gia vị này có tác dụng kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đầy bụng, khó tiêu, chống buồn nôn, ức chế hoạt động co thắt của cơ trơn trong ruột, qua đó làm dịu cơn đau dạ dày.
Bên cạnh đó, gừng còn có khả năng giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày và tăng cường tưới máu đến nuôi dưỡng, tái tạo tổn thương ở lớp niêm mạc ruột.
Lấy 1 củ gừng tươi, cạo sạch vỏ gừng rồi bằm nhuyễn. Bỏ gừng vào ấm nấu với 200ml nước trong 5 phút
Lọc nước gừng cho vào ly, để còn hơi âm ấm thì quấy thêm 2 thìa mật ong nguyên chất vào. Uống sau khi ăn sáng khoảng 30 phút.
Gừng tuy an toàn nhưng không phải ai cũng áp dụng được. Nguyên liệu này có thể làm tăng tình trạng chảy máu nên không thích hợp với những người có biểu hiện bị xuất huyết dạ dày như nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Ngoài ra, người đang bị sốt cao, cảm nắng cũng không nên dùng gừng.
![]() |
Lá tía tô
Tía tô có khả năng chữa trị đau dạ dày, chống viêm, làm liền các vết loét và hạn chế gia tăng dịch vị axit trong dạ dày nhờ chứa 1 lượng lớn tanin và glucosid.
Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cay nhẹ, có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giảm đau dạ dày.
Theo Y học hiện đại, lá tía tô có chất glycosid, tanin, axit alpha-linolenic,… có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, làm giảm vết loét dạ dày, kiềm chế dịch acid gây loét dạ dày,…
Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng lá tía tô thì người bệnh có thể ăn trực tiếp lá tía tô như rau sống hoặc chế biến thành món ăn như cháo, nước ép,…. Cụ thể:
Cháo tía tô giúp giảm áp lực cho dạ dày, giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh đầy bụng, khó tiêu.
Nước tía tô: uống đều đặn trong 7 ngày sẽ thấy triệu chứng đau dạ dày và trào ngược dạ dày cải thiện đáng kể.
Ăn tía tô trực tiếp: Tinh dầu trong lá tía tô chưa qua chế biến có khả năng giảm đau, giảm viêm loét dạ dày.
![]() |
Lá đu đủ
Lá đu đủ có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, điều trị đau dạ dày, ợ hơi, đầy bụng, hội chứng ruột kích thích nhờ chứa một lượng lớn chất papain. Lá đu đủ có công dụng:
Theo Đông y, Lá đu đủ có công dụng chống viêm sưng, giảm đầy bụng, táo bón, giảm đau dạ dày do co bóp dạ dày, viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày nhờ giảm tiết axit dịch vị.
Theo Y học hiện đại, Lá đu đủ chứa enzym papain giúp giảm đầy bụng, ợ chua, khó tiêu. Chymopapain thì như một loại kháng sinh tự nhiên giúp giảm đau dạ dày, các vết viêm loét ở niêm mạc dạ dày chóng lành, chống viêm loét dạ dày.
Lấy 2 lá đu đủ tươi rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ. Đun sôi lá đu đủ với 500ml nước. Để nguội bớt rồi uống trực tiếp 1 lần trong ngày, không để qua đêm.
Lưu ý Không ăn sống lá đu đủ, không sử dụng khi đang đói.
![]() |
Lá lược vàng
Lá lược vàng được cả Đông y và Tây y chứng nhận có khả năng làm giảm các cơn đau dạ dày, giảm viêm loét cũng như giảm cơn đau co thắt dạ dày. Lá lược vàng có công dụng:
Theo Đông y, lá lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cầm máu, công dụng chữa đau dạ dày cấp và mạn tính.
Theo Theo Y học hiện đại, lá lược vàng có chứa Steroid, Flavonoid công dụng kháng viêm, giúp giảm vùng viêm loét dạ dày, giảm đau do co thắt.
Lấy 1-2 lá cây lược vàng tươi, rửa sạch, cắt nhỏ rồi nhai trực tiếp và nuốt từ từ.
Thực hiện 2-3 lần/ngày trước ăn 30 phút.
![]() |
Lá mơ lông
Lá mơ lông có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin cao giúp cải thiện hệ tiêu hòa, điều hòa lượng axit trong dạ dày, cải thiện chướng bụng, đầy hơi, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở dạ dày. Lá mơ lông có Công dụng:
Theo Đông y, lá mơ lông tính mát, vị đắng, mùi hơi hôi, công dụng sát khuẩn, giải độc, giảm tình trạng khó tiêu, ợ hơi, đau bụng.
Theo Theo Y học hiện đại, lá mơ lông chứa chất chống oxy hóa, chất xơ, khoáng chất có khả năng tiêu viêm, giảm sưng, hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày.
Lấy khoảng 40g lá mơ lông tươi, rửa sạch, để ráo, xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt uống trực tiếp hoặc hấp cách thủy, dùng 2 lần/ngày.
![]() |
Lá nhọ nồi
Hàm lượng vitamin K và tanin dồi dào trong lá nhọ nồi giúp giảm nhanh các cơn đau thượng vị, kích thích quá trình làm lành tổn thương trong dạ dày, hạn chế tình trạng chảy máu niêm mạc dạ dày và bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
Theo Đông y, lá nhọ nồi vị chua ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng bổ huyết, cầm máu, cải thiện triệu chứng nóng rát dạ dày, ợ chua, nôn, đầy bụng, khó tiêu.
Theo Theo Y học hiện đại, lá nhọ nồi chứa carotene, vitamin K, flavonozit, tanin giúp giảm triệu chứng đau dạ dày, phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày, giảm tình trạng buồn nôn, nôn, ợ chua, bảo vệ niêm mạc dạ dày,…
Lấy 1 nắm lá nhọ nồi tươi, rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng 30 phút, để ráo nước.
Xay nhọ nồi với 200ml nước lọc. Lọc lấy phần nước cốt uống 2 lần trong ngày, không để qua đêm.
![]() |
Lưu ý: Không dùng lá nhọ nồi nếu đang dùng thuốc chống đông máu.
Người bị tiêu chảy, phân lỏng, viêm đại tràng mạn tính, phụ nữ có thai và cho con bú không được sử dụng lá nhọ nồi.
Người bị huyết áp thấp, trẻ em dưới 15 tuổi, người đang sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.