![]() |
Đặc điểm
Nghệ là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng có củ (thân rễ) dưới mặt đất.
Một cây nghệ lâu năm có thể đạt đến chiều cao 1 mét. Cây tạo nhánh cao, có màu vàng cam, hình trụ, và thân rễ có mùi thơm. Các lá mọc xen kẽ và xếp thành hai hàng. Chúng được 1 thành bẹ lá, cuống lá và phiến lá. Từ các bẹ lá, thân giả được hình thành. Cuống lá dài từ 50 – 115 cm. Các phiến lá đơn thường có chiều dài từ 76 – 115 cm và hiếm khi lên đến 230 cm. Chúng có chiều rộng từ 38 – 45 cm và có dạng hình thuôn hoặc elip và thu hẹp ở chóp.
Nghệ chứa đựng các hợp chất hoạt tính sinh học mạnh mẽ. Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, nó có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất mạnh. Tuy nhiên, hàm lượng curcumin trong củ nghệ không phải là cao, nó chiếm khoảng 3% trọng lượng củ nghệ.
Công dụng
Ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường loại 2
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu của bạn ở mức ổn định. Vì vậy, củ nghệ được xem là một phương thuốc hữu ích giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu được tiến hành trên 240 người trưởng thành bị tiền tiểu đường đã cho thấy, sau khi họ bổ sung chất curcumin từ nghệ trong vòng 9 tháng đã giúp giảm đáng kể được tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của họ. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng đã phát hiện ra rằng, chất curcumin có khả năng làm giảm nồng độ glucose trong máu, từ đó cải thiện được một số đề khác liên quan đến bệnh tiểu đường.
![]() |
Giúp phòng chống nhiều loại vi rút gây hại cho cơ thể
Khi cảm thấy cơ thể không khỏe, bạn có thể nhâm nhi một tách trà nghệ để xua tan những mệt mỏi. Nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy, chất curcumin trong nghệ có thể giúp bạn chống lại sự tác động có hại của nhiều loại vi rút, bao gồm vi rút cúm mùa và vi rút gây mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng trong nghệ chỉ có khoảng 3% chất curcumin, trong khi đó cơ thể chúng ta thường khó hấp thụ tốt được loại tinh chất này, vì vậy việc uống trà nghệ không phải là một phương thuốc chữa bệnh và bạn không nên quá phụ thuộc vào chúng.
Điều trị đau dạ dày
Nghệ có tính nóng, cay, có tác dụng bảo vệ dạ dày, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, từ đó làm giảm tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Sử dụng nghệ đúng cách có thể giúp điều trị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ chua, khó tiêu thường gặp.
Ngăn ngừa và điều trị ung thư
Curcumin có trong nghệ có tác dụng hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về ung thư. Sử dụng nghệ thường xuyên sẽ giúp giảm sự hình thành các tế bào ung thư, tiêu diệt gốc tự do gây hại.
Làm lành vết thương, điều trị sẹo
Nghệ có khả năng kháng khuẩn rất tốt nên khả năng làm lành vết thương của nghệ cực kỳ hiệu quả. Nếu bị thương hoặc bỏng có thể bôi nghệ lên khu vực đó để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giúp tái tạo vùng da, ngăn ngừa sẹo.
Một số bài thuốc từ nghệ
![]() |
Hỗ trợ chữa viêm gan, suy gan, vàng da
Nghệ 2g, rau má 4g, núc nác 3g, nhân trần 3g, hoàng bá nam 3g, dành dành 2g, nhọ nồi 2g, hậu phác nam (vối rừng) 2g. Nghệ, dành dành, hậu phác nam phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Các vị khác nấu thành cao. Trộn đều bột và cao làm viên hoàn. Ngày uống 10g, chia 2 lần.
Chữa sỏi mật, làm mòn sỏi
Kim tiền thảo 40g, nghệ, mộc hương, nhân trần, chỉ xác, đại hoàng, mỗi vị 12g. Ngày 1 thang. Sắc uống trong ngày.
Chữa vết thương mụn nhọt, lở loét
Bột nghệ vàng 30g, bột rau má 60g, bột phèn phi 10g. Trộn đều, rắc vào nơi tổn thương, ngày 3 lần. Cần đảm bảo nghệ có nguồn gốc rõ ràng, không pha tạp.
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng dạ dày, ợ hơi, ợ chua
Nghệ 10g, trần bì 12g, khổ sâm 12g, hương phụ 10g, bồ công anh 10g, ngải cứu 8g. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, ngày uống 10-20g, chia 2 lần.
Lưu ý khi sử dụng nghệ
Không nên sử dụng nghệ với liều lượng quá nhiều, có thể sẽ gây ra tác dụng phụ và vàng da, tiêu chảy, buồn nôn...
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi áp dụng bất kì loại thuốc nào.
Không nên sử dụng nghệ khi gặp các vấn đề về túi mật.
Có thể kết hợp nghệ với mật ong để phát huy tối đa tác dụng điều trị bệnh.