Ngâm chân là một trong những phương pháp đơn giản giúp kích thích các huyệt ở lòng bàn chân, thúc đẩy tuần hoàn máu, đả thông kinh mạch, giảm mệt mỏi, giúp ngủ ngon, sống khỏe sống lâu. Vì những lý do đó mà ngâm chân bằng các loại thảo dược được ví tốt như dùng thuốc bổ.
Ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng có một khóm lá lốt. Mọi người thường chỉ sử dụng lá lốt trong nấu ăn hàng ngày, nhưng đây là loại lá có giá trị dược liệu rất cao. Kiên trì ngâm bằng chân lá lốt thường xuyên, bạn sẽ nhận được những lợi ích dưới đây.
Tác dụng của việc ngâm chân bằng lá lốt
Trị tiểu đường, viêm khớp, tim mạch…
Khi ngân chân bằng lá lốt, các độc tố trong cơ thể sẽ được loại bỏ, từ đó giúp bạn đỡ đau nhức hơn. Các hoạt chất trong lá lốt sẽ được cơ thể hấp thụ làm cho mạch máu được lưu thông. Vì vậy, đối với người có tiền sử bệnh tiểu đường, tim mạch, thấp khớp có thể giảm đau đớn và tình trạng bệnh cải thiện hơn nếu thường xuyên áp dụng phương pháp này.
Cải thiện giấc ngủ, giúp tinh thần được thoải mái
Khi ngân chân với lá lốt, bạn có thể kết hợp việc massage chân nhẹ nhàng để kích thích các huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Với cách làm này, tinh thần bạn sẽ được sảng khoái, giúp cho giấc ngủ được sâu và ngon hơn rất nhiều.
Hỗ trợ điều trị bệnh phong tê thấp
Phong tê thấp là một trong những căn bệnh xuất hiện ở nhiều người với biểu hiện mồ hôi ra liên tục, thậm chí chảy thành giọt. Áp dụng phương pháp ngâm chân bằng lá lớp sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh phong tê thấp hiệu quả.
Giúp lưu thông khí huyết tốt hơn
Ngâm chân bằng nước lá lốt kết hợp với massage sẽ giúp đôi chân ấm lên, từ đó làm giãn nở các mạch máu, giúp tăng khả năng lưu thông tuần hoàn máu trong quá trình ngâm.
Cách ngâm chân bằng lá lốt để đạt hiệu quả tốt nhất
Lá lốt và muối hạt
Bước 1: Rửa sạch lá lốt rồi cắt thành đoạn nhỏ hoặc có thể để nguyên.
Bước 2: Cho khoảng 1,5 lít nước vào nồi cùng lá lốt rồi cho lên bếp đun sôi.
Bước 3: Đổ nước lá lốt ra một cái chậu rồi cho thêm 2 thìa muối hạt vào và dùng thìa khuấy đều cho muối tan hết. Bạn có thể cho muối vào đun cùng nước lá lốt, hoặc có thể cho vào chậu nước lá lốt sau khi đun xong đều được nhé.
Bước 4: Để cho nước lá lốt nguội bớt hoặc bạn có thể cho thêm nước lạnh vào sao cho nước có độ ấm vừa phải là được.
Bước 5: Sau khi nước có độ ấm vừa đủ, bạn ngồi lên ghế và cho chân vào ngâm trong khoảng 10 đến 15 phút thì nhấc chân ra và dùng khăn mềm lau sạch chân nhé.
Lá lốt, gừng và muối hạt
Bước 1: Rửa sạch lá lốt rồi cắt thành các đoạn nhỏ hoặc để nguyên, gừng rửa sạch rồi đập dập hoặc bạn có thể thái thành từng lát mỏng (tùy chọn).
Bước 2: Đun sôi khoảng 1,5 lít nước cùng với lá lốt và gừng tươi. Sau đó, bạn cho thêm hai 2 thìa muối hạt vào và khuấy đều rồi tắt bếp.
Bước 3: Đổ nước lá lốt ra một cái chậu, để cho nguội bớt rồi cho hai bàn chân vào ngâm trong khoảng 15 đến 20 phút thì nhấc chân ra và lấy khăn mềm lau sạch chân.
Lá lốt, ngải cứu và muối hạt
Bước 1: Rửa sạch lá lốt và ngải cứu, sau đó cắt thành những đoạn ngắn.
Bước 2: Cho lá lốt và ngải cứu vào nồi, đổ khoảng 1,5 lít nước vào nồi rồi đun hỗn hợp cho sôi sùng sục khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Đổ nước lá lốt ra một cái chậu, bỏ thêm 2 thìa muối hạt và khuấy đều cho tan hết muối.
Bước 4: Để cho nước lá lốt nguội bớt rồi cho hai bàn chân vào ngâm trong khoảng 20 phút thì nhấc ra và dùng khăn mềm lau sạch chân.
Trong quá trình ngâm, các bạn nên lưu ý một số điểm sau đây:
Do cổ chân có nhiều huyệt đạo nên các bạn cần ngâm ngập mắt cá chân khoảng 2cm, ngâm ngập vùng này sẽ giúp khí huyết lưu thông, tác động lên toàn bộ cơ thể.
Không ngâm chân trước và sau khi ăn tối khoảng 1 tiếng. Thời điểm tốt nhất là nên ngâm trước khi đi ngủ 30 phút.
Không ngâm quá lâu, khi nước đã lạnh không nên tiếp tục ngâm
Sau khi ngâm nên lau chân thật khô, nếu vào mùa đông cần đi tất chân hoặc ủ ấm cho chân
Khi chân có vết thương hở tuyệt đối không được tiến hành các phương pháp ngâm.
Người bị suy giãn tĩnh mạch, phụ nữ đang mang thai không nên ngâm chân bằng lá lốt.
Nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng khi ngâm chân. Đồng thời kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
Đối tượng không nên sử dụng lá lốt ngâm chân
Sử dụng lá lốt ngâm chân có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích hợp để ngâm chân.
Người bị bệnh tiểu đường thường không cảm nhận được rõ nhiệt độ, nếu nhiệt độ nước quá cao nhưng không cảm nhận được chính xác rất dễ bị tổn thương.
Người bị suy thận đồng thời bị suy tim có thể kích thích vùng phản xạ của bàn chân, gây phản ứng mạnh, khiến bệnh tình phức tạp thêm.
Những người bị phù nề chi dưới và bệnh nhân viêm đường tiết niệu không nên ngâm chân.
Người bị bệnh thận có tổn thương chân như nhiễm trùng, lở loét, giãn tĩnh mạch cũng cấm kỵ ngâm chân.
Người mắc bệnh tim mạch không nên ngâm chân, bởi khi nhiệt độ nước cao, rất dễ khiến các mao mạch giãn nở, tăng tốc lưu thông máu, tăng gánh nặng cho tim, làm bệnh nặng hơn.
Người huyết áp thấp không nên ngâm chân trong nước nóng quá lâu dễ bị chóng mặt, huyết áp giảm.