Những cách chữa nước ăn chân mùa mưa tại nhà hiệu quả

Nước ăn chân là bệnh lý da liễu rất phổ biến trong mùa mưa lũ, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tính thẩm mỹ cho người bệnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số cách chữa nước ăn chân hiệu quả và có thể áp dụng ngay tại nhà.
Những cách chữa nước ăn chân mùa mưa tại nhà hiệu quả
Nước ăn chân rất hay xảy ra vào mùa mưa

Nguyên nhân gây ra tình trạng nước ăn chân

Tình trạng nước ăn chân mùa mưa là do bị nhiễm nấm, thường xảy ra ở kẽ giữa các ngón chân, với triệu chứng đỏ mẩn, ngứa, khô da, đóng vảy, bỏng rát và cảm giác như châm chích. Nếu không được xử trí, nấm kẽ chân sẽ gây bong tróc, nứt và chảy máu tại vùng da kẽ chân, cuối cùng là lan rộng ra nhiều vùng da khác.

Mặc dù không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng nấm kẽ chân gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, đau đớn. Những mụn nước, vết loét hở trên da, mưng mủ và sưng tấy do nước ăn chân gây ra sẽ là nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân của hiện tượng nước ăn chân chủ yếu là do một số loại nấm gây ra như Trichophyton Rubrum, Epidermophyton Floccosum, Trichophyton Mentagrophytes,... Bình thường, đây là những vi nấm tồn tại sẵn trên bề mặt da, không gây ra bất kỳ triệu chứng gì khi da được giữ da sạch sẽ, khô ráo. Tuy nhiên, khi thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi làm nấm sinh sôi nhanh chóng, gây tổn thương và biểu hiện triệu chứng trên da.

Ngoài nguyên chính là do nấm, tình trạng nước ăn chân còn bị làm nặng hơn bởi một số yếu tố xúc tác khác như:

Mang giày hoặc tất quá chật, ẩm ướt: Việc đi giày và tất ẩm sẽ tạo môi trường độ ẩm cao hoàn hảo cho các loại nấm kẽ chân sinh sôi, gây bệnh.

Lây truyền từ người bệnh: tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh khi sử dụng chung vật dụng cá nhân, các hoạt động tiếp xúc da trực tiếp với người bệnh.

Nhiễm trùng da: Khi da bị tổn thương hở là điều kiện thuận lợi để nấm hoặc các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài: Những người sống hoặc phải làm việc trong môi trường độ ẩm cao hoặc phải ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài sẽ có nguy cơ cao bị nấm kẽ chân.

Một số cách chữa nước ăn chân tại nhà

Trước tiên, điều quan trọng nhất để phòng ngừa tình trạng nước ăn chân là phải đảm bảo vệ sinh cho 2 chân bằng cách rửa chân kĩ với nước sạch, nhất là giữa các ngón chân không được để bẩn và ẩm ướt.

Khi bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng như các kẽ ngón chân bị ngứa đỏ, bong tróc, khô da, rát da thì không nên sờ, gãi nhiều vì có thể làm nhiễm khuẩn khó chữa thêm.

Người bị nấm ăn chân có thể áp dụng ngay một số cách dưới đây để phòng và trị nước ăn chân. Đây là những bài thuốc được chọn lọc dựa trên kinh nghiệm dân gian trong việc điều trị nước ăn chân có hiệu quả.

Sử dụng búp ổi

Những cách chữa nước ăn chân mùa mưa tại nhà hiệu quả
Búp ổi là vị thuốc dân gian quen thuộc

Búp ổi hay lá ổi non là một trong những vị thuốc dân gian quen thuộc có tác dụng chống viêm, cầm tiêu chảy, đau bụng.

Cách thực hiện: Sử dụng một nắm búp ổi và một nắm muối hạt giã nát để xát vào kẽ chân từ 2 - 3 lần mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng nước ăn chân.

Lá trầu không

Có thể sử dụng trực tiếp lá trầu không vò nát và xát vào các kẽ ngón chân hoặc đun sôi với nước để rửa chân. Bạn nấu sôi lá trầu không với nửa lít nước rồi để nguội, sau đó cho thêm một cục phèn chua nhỏ vào và đánh tan ra.

Sử dụng nước này để rửa kỹ các kẽ ngón chân bị sưng đỏ, ngứa, viêm loét để giảm triệu chứng. Có thể kết hợp thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn bôi vào vùng tổn thương.

Rau sam tươi

Chuẩn bị 50 - 100g rau sam, chú ý chọn phần cây trên mặt đất, rửa sạch, cắt nhỏ và giã nát với một chút muối ăn. Trộn đều hỗn hợp này rồi cho vào một mảnh gạc sạch để chấm nhẹ vào chỗ nấm kẽ chân nhiều lần sẽ giúp vùng loét khô lại và hết ngứa.

Lá chè xanh và lá phèn đen

Những cách chữa nước ăn chân mùa mưa tại nhà hiệu quả
Lá chè xanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm

Chè xanh và phèn đen đều có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hay được dân gian sử dụng trong các bệnh lý nhiễm khuẩn như mụn nhọt, kiết lỵ, tiêu chảy,...

Cách thực hiện: Chuẩn bị 30g mỗi loại lá rồi nấu thành nước đặc để rửa chân hàng ngày.

Gừng

Gừng tươi không chỉ là thực phẩm gia vị quen thuộc mà còn là vị thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Gừng tươi hay còn được gọi là sinh khương – dược liệu có vị cay nồng và tính ấm. Bên cạnh tác dụng giải độc, khử mùi hôi, tán phong hàn thì gừng tươi còn có khả năng giảm ngứa và chống viêm.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu dược lý hiện đại thì nước cốt gừng tươi có tác dụng kìm hãm một số nấm men và vi khuẩn gây hại. Ngoài ra các thành phần Zingerone và Gingerol trong gừng còn có tác dụng ức chế prostaglandin – một thành phần trung gian của các phản ứng viêm.

Mẹo chữa nước ăn chân từ gừng có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm và đỏ ngứa ở vùng da tổn thương. Hơn nữa còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế tổn thương da lan rộng.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 2 củ gừng tươi đem rửa sạch rồi cắt thành lát. Sau đó đun sôi khoảng 2 lít nước rồi thả gừng vào đun thêm vài ba phút nữa. Đổ nước sắc ra thau và chờ cho nguội bớt, dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương nhằm làm giảm ngứa ngáy

Ngâm rửa nước muối loãng trị nước ăn chân

Những cách chữa nước ăn chân mùa mưa tại nhà hiệu quả
Ngâm rửa nước muối loãng khắc phục tình trạng ngứa da

Ngâm rửa với nước muối loãng là giải pháp rất đơn giản giúp khắc phục tình trạng ngứa da. Trong đó có thể đáp ứng tốt với trường hợp ngứa da do bệnh nước ăn chân gây ra.

Muối biển là một nguyên liệu tự nhiên quen thuộc có đặc tính sát trùng và chống viêm mạnh mẽ. Điều này giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh nước ăn chân. Hơn nữa còn hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng kích hoạt tại vùng da bệnh.

Tốt nhất nên pha nước muối loãng ấm để ngâm rửa chân vào buổi tối trước khi ngủ. Nhiệt độ ấm sẽ giúp đánh lạc hướng các dây thần kinh cảm giác. Từ đó tránh phát sinh tình trạng ngứa ngáy gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 chậu nhỏ nước ấm, thêm vào 1 thìa cà phê muối biển rồi khuấy đều cho tan. Dùng nước này để ngâm rửa chân khoảng 10 phút. Nước muối loãng ấm sẽ giúp làm sạch và tiêu diệt hại khuẩn, nấm men có ở vết thương

Trị nước ăn chân tại nhà bằng phèn chua

Bên cạnh muối biển thì phèn chua cũng là nguyên liệu có thể tận dụng để hỗ trợ điều trị bệnh nước ăn chân. Phèn chua còn được gọi là muối sunfat kali nhôm. Nguyên liệu này có tác dụng sát trùng, giảm ngứa và làm săn da rất tốt.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học còn cho biết, phèn chua có khả năng ức chế được nhiều loại nấm men. Trong khi đó nấm men lại là tác nhân chính gây bệnh nước ăn chân. Dùng phèn chua chữa nước ăn chân ngoài khắc phục triệu chứng thì còn hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm và thúc đẩy tổn thương chóng lành.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 ít phèn chua đun cho đến khi tan chảy rồi khô thành dạng bột trắng. Sau đó đem nghiền nát thành bột mịn. Rửa sạch và lau khô vùng da bị ảnh hưởng rồi rắc bột phèn chua lên (cần kiêng nước trong thời gian điều trị). Sau vài ngày thì vết thương có thể dần lành trở lại

Dùng thuốc điều trị nước ăn chân

Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nấm gây bệnh tồn tại trên da song có thể kiểm soát số lượng, hạn chế hoạt động và tiêu diệt một phần nấm để cải thiện triệu chứng bệnh bằng các loại thuốc đặc trị nấm.

Thuốc bôi trị nấm tại chỗ

Những cách chữa nước ăn chân mùa mưa tại nhà hiệu quả
Bôi thuốc trị nấm là một giải pháp an toàn

Điều trị tình trạng nước ăn chân thực chất là dùng các thuốc kháng nấm đường bôi ngoài da hoặc đường uống. Đối với hầu hết các trường hợp nước ăn chân có thể chữa khỏi bằng thuốc bôi trị nấm. Chỉ khi nào bệnh nặng, lan rộng và có những biến chứng nặng thì nên dùng thuốc đường uống để điều trị toàn diện và hiệu quả nhanh hơn.

Một số thuốc kháng nấm phổ biến hiện nay là thuốc nhóm azole như ketoconazole, clotrimazole, miconazole,... hoặc thuốc chứa nhóm allylamine. Ngoài ra, cũng có thể phối hợp thêm một số loại thuốc điều trị triệu chứng, giúp mau hồi phục da như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin,...

Thuốc kháng nấm dạng bôi có thể được sử dụng để tự điều trị tại nhà.

Một số lưu ý trong quá trình bôi thuốc: Luôn giữ cho chân được khô ráo, sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc nước quá nhiều không cần thiết.

Chỉ bôi lượng thuốc vừa đủ, không nhất thiết phải phải bôi nhiều vào vùng tổn thương vì hầu hết các thuốc bôi đều hấp thu tốt nhưng nếu bôi quá nhiều có thể gây triệu chứng nóng rát da.

Lưu ý khi trị nước ăn chân tại nhà

Nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ kê đơn, hướng dẫn sử dụng, theo dõi đáp ứng cũng như điều chỉnh nếu cần thiết tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Khi điều trị nước ăn chân mùa mưa, người bệnh nên tới cơ sở y tế uy tín khám và được tư vấn điều trị. Việc tự mua để xử lý nước ăn chân theo mùa mưa có thể gây tác dụng ngược lại, khiến nấm sinh sôi và gây bệnh nhiều hơn.

Cách trị ngứa bằng những bài thuốc dân gian Cách trị ngứa bằng những bài thuốc dân gian
Cách trị nám bằng lá tía tô chị em nào cũng mê Cách trị nám bằng lá tía tô chị em nào cũng mê
Cách chữa viêm nang lông hiệu quả tại nhà Cách chữa viêm nang lông hiệu quả tại nhà
Mách bạn cách trị quầng thâm mắt tại nhà đơn giản, hiệu quả Mách bạn cách trị quầng thâm mắt tại nhà đơn giản, hiệu quả
Mách bạn cách trị da đầu dầu tại nhà bằng những nguyên liệu đơn giản Mách bạn cách trị da đầu dầu tại nhà bằng những nguyên liệu đơn giản
Bùi Lành

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hai loại thực phẩm có nguy cơ gây ung thư cao nhất

Hai loại thực phẩm có nguy cơ gây ung thư cao nhất

“Thịt chế biến sẵn và đồ uống có cồn sẽ tăng nguy cơ mắc một bệnh ung thư khác nhau khi tiêu thụ”, Nichole Andre nói trong video, New York Post đưa tin ngày 20/4.
Nước luộc rau muống chuyển màu xanh đậm, có phải do thuốc trừ sâu?

Nước luộc rau muống chuyển màu xanh đậm, có phải do thuốc trừ sâu?

Nhiều người lo lắng nước rau muống sau khi luộc chuyển màu xanh đậm, liệu có phải do hóa chất và thuốc trừ sâu bị tồn dư?
Rau diếp cá giúp da sáng dáng xinh

Rau diếp cá giúp da sáng dáng xinh

Rau diếp cá từ lâu đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và làm đẹp da rất tốt. Nhờ có hàm lượng lớn vitamin cùng chất xơ và khoáng chất, rau diếp cá vừa có tác dụng chống viêm, vừa giúp da sáng, đều màu và làm mờ các vết thâm nám.
Tiêu chuẩn lựa chọn thức uống xây dựng lối sống lành mạnh của giới trẻ hiện nay

Tiêu chuẩn lựa chọn thức uống xây dựng lối sống lành mạnh của giới trẻ hiện nay

Để xây dựng một lối sống lành mạnh, giới trẻ cần đặt ra những tiêu chuẩn riêng cho bản thân. Đặc biệt là tiêu chuẩn trong việc duy trì chế độ ăn uống thường nhật cho đến lựa chọn sản phẩm để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày.
Hà Nội ghi nhận ca mắc sởi đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận ca mắc sởi đầu tiên trong năm 2024

Ca mắc sởi đầu tiên trên địa bàn thành phố Hà Nội là bé gái 10 tuổi, ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, đã được tiêm 3 mũi vaccine phòng sởi.
Chuyên gia cảnh báo điều nguy hiểm khi kết hợp trà sữa với mắm tôm

Chuyên gia cảnh báo điều nguy hiểm khi kết hợp trà sữa với mắm tôm

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện nhiều biến tấu trà sữa kết hợp với các nguyên liệu gây sốt như hành lá, ớt tươi, cơm nguội... Đặc biệt nhất là khi loại đố uống này được kết với mắm tôm, khiến người dùng chỉ cần nhìn thôi đã thấy “sởn gai ốc”.
Hoa hòe trị bệnh mất ngủ có thực sự hiệu quả?

Hoa hòe trị bệnh mất ngủ có thực sự hiệu quả?

Hoa hòe có dược tính đa dạng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, điển hình các đối tượng đang gặp vấn đề về giấc ngủ, ngủ không ngon, không sâu giấc có thể sử dụng một số bài thuốc từ hoa hòe để giảm sự căng thẳng, mệt nhọc và cải thiện giấc ngủ.
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai biến chứng nổi bật của tăng huyết áp

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai biến chứng nổi bật của tăng huyết áp

"Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ biến chứng đột quỵ cao, chỉ thấp hơn Trung Quốc một chút", GS.TS.BS Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nói tại hội thảo khoa học của Bệnh viện FV, ngày 20/4.
Chuyên gia chỉ 3 cách chọn thịt lợn sạch, tươi ngon, an toàn cho sức khỏe

Chuyên gia chỉ 3 cách chọn thịt lợn sạch, tươi ngon, an toàn cho sức khỏe

Vấn đề tồn dư kháng sinh, chất bảo quản hay chất lượng thịt không đảm bảo luôn được người tiêu dùng quan tâm. Vì thế, việc phân biệt thịt an toàn và thịt không an toàn, bị ôi thiu là điều rất quan trọng với những người nội trợ.
Phân bổ 500.000 liều vắc-xin 5 trong 1 tiêm miễn phí cho trẻ

Phân bổ 500.000 liều vắc-xin 5 trong 1 tiêm miễn phí cho trẻ

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa chuyển 500.000 liều vaccine 5 trong 1 tới các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur trên cả nước, vắc-xin này tiêm miễn phí cho trẻ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ăn rau củ trực tiếp hay uống nước ép tốt hơn?

Ăn rau củ trực tiếp hay uống nước ép tốt hơn?

Theo bác sĩ khi ăn rau củ quả nên ăn nguyên chất để cung cấp chất xơ, các loại vitamin, dưỡng chất có trong rau củ cho cơ thể. Khi ép rau củ quả lấy nước uống là chúng ta phải bỏ đi phần bã chứa nhiều chất xơ.
Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng toàn diện

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng toàn diện

Với tinh thần đoàn kết, làm việc trách nhiệm của cán bộ, viên chức, người lao độn trong thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh đã hoàn thành được các nhiệm vụ, kế hoạch, chỉ tiêu được giao, đặc biệt nâng cao chất lượng toàn diện của bệnh viện, xứng đáng là địa chỉ tin cậy trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
Món ăn sáng tốt hơn nhiều so với bún, phở nhưng người Việt ít dùng

Món ăn sáng tốt hơn nhiều so với bún, phở nhưng người Việt ít dùng

So với các món ăn thường xuyên sử dụng vào bữa sáng như bún, phở, xôi, bánh mì thì yến mạch được các chuyên gia khuyên sử dụng thường xuyên sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Những tác dụng tuyệt vời của nước gạo lứt đối với sức khoẻ

Những tác dụng tuyệt vời của nước gạo lứt đối với sức khoẻ

Nước gạo lứt rang là một loại đồ uống rất thơm, ngon mà lại còn tốt cho sức khỏe. Hiện nay có rất nhiều người sử dụng nước gạo lứt rang uống hàng ngày như một loại thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể.
4 loại rau ngon - bổ - rẻ ít bị phun thuốc

4 loại rau ngon - bổ - rẻ ít bị phun thuốc

Khí hậu nước ta thuộc nhóm nhiệt đới ẩm gió mùa nên có thể trồng được nhiều loại rau củ quả khác nhau. Dưới đây là 4 loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị phun thuốc được xem là rau “trường thọ”, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Hoa Hòe – Vị thuốc giải nhiệt, tăng sức đề kháng

Hoa Hòe – Vị thuốc giải nhiệt, tăng sức đề kháng

Cây hoa hòe màu trắng không chỉ được trồng như một loại cây cảnh để làm đẹp cho khu vườn quanh nhà mà còn làm cây dược liệu. Không chỉ vậy, trà hoa hòe còn giúp chữa nhiều bệnh lý khác nhau như trĩ, huyết áp cao, mất ngủ.
Cà chua - Vị cứu tinh của sức khỏe và sắc đẹp

Cà chua - Vị cứu tinh của sức khỏe và sắc đẹp

Cà chua không những có tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn giúp giữ dáng, đẹp da. Tuy nhiên, cách chế biến như thế nào để có thể hấp thu được những giá trị dinh dưỡng một cách tốt nhất, cụ thể hơn là nên ăn sống hay nấu chín thì sẽ tốt hơn đối với sức khỏe?
Giải oan cho gan lợn

Giải oan cho gan lợn

Người xưa có câu: "Thương con thì cho ăn tiết, giết con thì cho ăn gan", từ đó có thể thấy từ bao đời nay dân gian ta xem gan là một thực phẩm nguy hiểm ngang "thuốc độc", có thể đe dọa sức khỏe người ăn. Nhưng sự thật có đúng như vậy không?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Lâm Đồng: Tăng cường quản lý chất lượng sầu riêng trước thu hoạch

Lâm Đồng: Tăng cường quản lý chất lượng sầu riêng trước thu hoạch

Lâm Đồng yêu cầu tuyệt đối không lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để chăm sóc sầu riêng ở giai đoạn trước và trong quá trình thu hoạch dễ gây mất an toàn thực phẩm đặc biệt dư lượng kim loại nặng và thuốc BVTV.
Rau lang - loại rau dân dã nhưng cực tốt cho sức khoẻ

Rau lang - loại rau dân dã nhưng cực tốt cho sức khoẻ

Khi nói đến khoai lang, hai phần thường được sử dụng nhiều nhất là củ và lá rau. Trong đó, phần củ được sử dụng phổ biến hơn cả. Với phần rau, dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng người Việt lại ít dùng, thậm chí còn chỉ để chăn nuôi.
Hà Nội ghi nhận thêm 7 trường hợp ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 7 trường hợp ho gà

7 trường hợp mắc ho gà ghi nhận tại 7 quận, huyện gồm Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thạch Thất, Thanh Trì.
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?

Ngô luộc là món ăn được nhiều người yêu thích. Có không ít người lựa chọn ăn ngô luộc vào bữa sáng vì đơn giản và tiện dụng. Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?
Mất thị lực, tổn thương não sau khi uống sản phẩm giảm cân mua trên mạng

Mất thị lực, tổn thương não sau khi uống sản phẩm giảm cân mua trên mạng

Người phụ nữ 26 tuổi bị mất thị lực, tổn thương não sau 10 ngày uống sản phẩm có tên gọi Detox Táo mua trên mạng. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc chất cấm Sibutramine bị cấm sử dụng trên người.
Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại, virus gây bệnh đường ruột phát triển. Thêm vào đó, nhiều người có thói quen xử lý thực phẩm, nấu ăn hoặc bảo quản chưa đúng cách… điều này làm gia tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
5 bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

5 bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây ra những bệnh như sốt virus, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, viêm da... Vậy nên làm gì để phòng tránh bệnh thường gặp mùa nắng nóng có hiệu quả?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động