Tắm lá cây trị ngứa
Lá chè xanh
![]() |
Lá chè xanh trị ngứa |
Lá chè xanh hay còn gọi là lá trà xanh, có vị ngọt chát, tính hàn, ngoài công dụng kháng khuẩn, giải nhiệt cơ thể, lợi tiểu.
Cách thực hiện: Dùng 20 gram lá chè xanh (tương ứng với một nắm tay) đun cùng với 1 lít nước lọc. Sau khi nước sôi, có thể tắt bếp và pha cùng với một ít nước lạnh để tắm. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên cùng khăn bông thấm nước để lau rửa các vùng hăm kẽ, các vùng bị tổn thương. Thực hiện liên tục 3 ngày, các cơn ngứa và vết mẩn đỏ sẽ dần tiêu biến.
Lá khế
![]() |
Lá khế được dùng chữa mụn nhọt, dị ứng, nổi mề đay |
Theo các tài liệu khoa học, lá khế tiết ra các hoạt chất như photpho, kẽm, vitamin C, magie, sắt, các chất chống oxy hóa nên thường được ứng dụng để chữa mụn nhọt, dị ứng, nổi mề đay hay mẩn ngứa một cách hiệu quả.
Cách thực hiện: Dùng 20 - 30 lá khế, rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo. Sau đó nấu số lá khế này cùng với nước, đun cho đến khi lá khế chuyển thành màu vàng. Sau khi để nước nguội bớt hãy dùng nước này để tắm, kết hợp chà xát phần lá khế đã đun lên vùng da bị ngứa.
Lá tía tô
Lá tía tô có vị cay, tính ấm, trong dược lý cổ truyền, lá tía tô được xem là loại kháng sinh tự nhiên, hỗ trợ các chứng mẩn ngứa, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn, nấm mốc gây hại cho da.
Cách thực hiện: Dùng một nắm lá tía tô tươi, rửa sạch để loại bớt đất cát còn dính phải, nấu cùng với 1 – 2 lít nước để tắm hằng ngày. Thực hiện liên tục mỗi ngày, cơn ngứa sẽ được xoa dịu, đốm đỏ sẽ dần tiêu biến.
Lá cây cỏ sữa
Cây cỏ sữa có vị hơi chua, tính hàn được dân gian sử dụng khá nhiều trong việc điều trị các bệnh lý về da, ngoài ra cây còn có tác dụng gây ức chế sự hoạt động của vi khuẩn, nấm gây hại, ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Cách thực hiện: Dùng một nắm lá cây cỏ sữa, rửa sạch rồi hớt nhẹ tay để ráo nước. Sử dụng hai bàn tay để vò nát, rồi nấu cùng với 1 – 2 lít nước sôi, chờ nước nguội dần rồi sử dụng để tắm, có thể pha loãng với nước lạnh nhưng không được sử dụng nước quá nguội.
Để hỗ trợ trong việc điều trị mẩn ngứa thêm phần hiệu quả, người bệnh có thể kết hợp với việc đắp lên vùng da bị thương bằng cách sử dụng một nắm cây cỏ sữa rửa sạch rồi đem giã nhuyễn rồi đắp lên vị trí tổn thương.
Lá ổi
![]() |
Lá ổi chữa mẩn ngứa, đốm đỏ |
Trong Đông y, lá ổi có vị đắng, tính ấm, ngoài công dụng chữa mẩn ngứa, đốm đỏ, lá ổi còn được sử dụng trong việc điều trị đái tháo đường, băng huyết, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
Cách thực hiện: Lấy một nắm lá ổi nấu nước tắm mỗi ngày.
Các loại cây dùng ngoài da
Nha đam
![]() |
Chất dịch của nha đam được dùng trị ngứa |
Dùng chất dịch có trong nha đam bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa, sau đó đem đi rửa lại bằng nước ấm 3 – 4 lần.
Dùng để uống
Cây đinh lăng
![]() |
Lá đinh lăng được dùng trị ngứa |
Theo tài liệu Đông y, lá đinh lăng có vị hơi đắng, nhạt, tính bình thường dùng để chống dị ứng, chữa ho ra máu, bệnh kiết lỵ và giải độc,...Theo nghiên cứu y học hiện đại, trong lá đinh lăng có chứa các dược chất như vitamin B, flavonoid, glucoside, methionin, lysin, saponin, tanin,... rất tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy có thể dùng lá đinh lăng để ăn trực tiếp hoặc sắc với nước uống điều trị sưng tấy, mụn nhọt và giảm cảm giác ngứa ngáy ngoài da.
Cách thực hiện: Rửa sạch một nắm lá đinh lăng và để ráo nước, sau đó đem chỗ lá này đi phơi hoặc sấy cho khô. Tiếp theo sắc lá đinh lăng cùng 500ml nước, giữ lửa nhỏ trong 15 - 20 phút đến khi nước cạn còn khoảng 250ml thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước để uống, chia thành 2 lần dùng hết trong ngày.
Cây nhọ nồi
Trong ghi chép Đông y, cây nhọ nồi là loại dược liệu có vị chua ngọt, tính lương (làm mát máu), công dụng chỉ huyết (cầm máu), bổ thận, tiêu nhiệt, dùng để điều trị xuất huyết nội tạng (tiểu tiện ra máu, rong kinh, xuất huyết dạ dày, thổ huyết do bị lao), chữa viêm gan mạn tính, mẩn ngứa, lở loét sưng tấy ngoài da do chấn thương, kiết lỵ, làm đen râu tóc,... Ngoài ra cây nhọ nồi còn được dùng để làm thành phần mỹ phẩm, dùng để dưỡng tóc, dưỡng da, trị ngứa hiệu quả.
Cách thực hiện: Chuẩn bị lá nhài, rau diếp cá, lá xương sông, lá khế, nhọ nồi. Rửa sạch các loại lá trên, để cho ráo nước rồi đem đi giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt. Chia nước này thành 2 phần và uống trong ngày. Phần bã có thể được tận dụng để chà lên vùng da bị ngứa, sau đó rửa sạch bằng nước.
Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng các bài thuốc từ dân gian.
Việc sử dụng các loại lá cây để chữa mẩn ngứa là chưa đủ, đây chỉ là phương pháp nhằm hỗ trợ quá trình điều trị. Đối với các trường hợp nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cần có phương pháp điều trị tích cực hơn nếu muốn khỏi bệnh và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các loại dược liệu trên không nên sử dụng.