Mách bạn cách cải thiện tình trạng đau dạ dày ngay tại nhà Chuối chín vừa ngon vừa bổ nhưng những người này không nên ăn Bữa sáng cho người đau dạ dày khỏe mạnh cả ngày |
Đặc điểm của đau dạ dày ban đêm
Đau dạ dày đêm là tình trạng đau dạ dày xuất hiện khi ngủ. Cơn đau thường tập trung ở vùng thượng vị rồi lan sang các vùng khác. Một số triệu chứng thường đi kèm khi cơn đau xuất hiện như: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đau tức ngực…
Đau dạ dày vào ban đêm là tình trạng phổ biến, thường do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh, lo lắng, stress hoặc mắc bệnh tiềm ẩn.
Có hai loại cơn đau dạ dày mà mọi người thường gặp, bao gồm
Đau bụng quặn thắt
Cơn đau này diễn ra gay gắt và lặp lại theo tính chất chu kỳ. Có đặc điểm xuất hiện đột ngột và tăng cường độ cho đến đỉnh điểm, sau đó giảm xuống. Giữa mỗi chu kỳ sẽ có khoảng yên lặng. Tần suất, thời gian và cường độ cơn đau thay đổi đáng kể giữa các lần. Nguyên nhân chủ yếu là do sức căng của ruột gây ra.
Đau bụng liên tục
Có đặc điểm là các cơn đau diễn ra liên tục, có thể tăng và giảm cường độ, nhưng không có giai đoạn yên lặng. Bệnh nhân có cảm giác nhức nhối, bỏng rát, gặm nhấm, đói hoặc buốt.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày ban đêm
Có nhiều nguyên nhân khiến dạ dày đau về đêm. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến thường gặp:
Sinh hoạt không điều độ, căng thẳng kéo dài
Đau dạ dày do thức khuya cũng là một trong những tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở người trẻ. Không nghỉ ngơi sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá sức, từ đó gây ra các cơn đau co thắt.
Bên cạnh đó, khi cảm thấy căng thẳng, lo âu, dạ dày cũng tiết nhiều acid hơn. Lượng acid này nếu không được trung hòa sẽ khiến lớp niêm mạc bị bào mòn gây ra tình trạng viêm loét.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau dạ dày về đêm. Những tình trạng thường gặp như:
Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hóa như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, chua, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản…
Tiêu thụ những thực phẩm này vào buổi tối gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa. Thức ăn tồn tại lâu khiến dạ dày phải tiết nhiều acid hơn bình thường, gây ra tình trạng chướng bụng, đau âm ỉ.
Ăn đồ ăn không đảm bảo, thức ăn ôi thiu, mốc, quá hạn sử dụng.
Thực phẩm quá hạn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm gây bệnh. Tiêu thụ những loại thực phẩm này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ngộ độc.
Ăn tối quá no và ít vận động
Thức ăn tồn đọng nhiều trong dạ dày có thể gây ra tình trạng đau tức, khó chịu. Bên cạnh đó, phản ứng lên men của thức ăn trong dạ dày cũng khiến lượng acid trong dạ dày tăng cao gây hình thành các vết loét.
Thói quen ăn uống không tốt như bỏ bữa, ăn uống thất thường, ăn quá nhanh, ăn đêm, sử dụng rượu, bia…
Gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày
Các vết loét dạ dày sẽ gây ra cảm giác nóng rát ở vùng dạ dày. Cơn đau có thể dữ dội hơn sau khi ăn cũng như khi dạ dày rỗng, đặc biệt sau những bữa ăn có chứa nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn chế biến sẵn. Ban đêm thường là khoảng thời gian dài nhất trong ngày giữa các bữa ăn nên bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau trở nên dai dẳng hơn.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là kết quả việc ăn uống quá nhiều, nằm ngay sau ăn bữa ăn hoặc ăn các thức ăn khó tiêu. Tình trạng này xảy ra khi lượng acid trong dạ dày quá lớn làm cho thực ăn trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, bỏng rát sau xương ức, đau bụng cồn cào. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể gây ra viêm và loét thực quản.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Các bệnh nhân mắc phải hội chứng ruột kích thích sau mỗi bữa ăn thường có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Khi ăn nhiều vào buổi tối có thể làm trầm trạng thêm những triệu chứng này gây đau dạ dày.
Bệnh Crohn
Ngoài viêm loét dạ dày và các tình trạng trên, bệnh Crohn cũng có thể là nguyên nhan gây đau dạ dày ban đêm. Bệnh Crohn là tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa gây nên các cơn đau bụng, sụt cân dẫn đến cơ thể mệt mỏi.
Khi bị đau dạ dày nhẹ có thể áp dụng một số cách sau để giảm triệu chứng, dễ ngủ
Xoa bóp bụng là phương pháp vật lý trị liệu giúp làm dịu và giảm triệu chứng co thắt dạ dày. Người bệnh xoa nóng hai bàn tay (có thể dùng thêm dầu nóng) rồi áp tay vào bụng. Xoa đều từ trái sang phải, từ trên xuống. Chỉ nên áp dụng phương pháp này sau ăn một giờ, mỗi lần 10-15 phút, tránh lạm dụng.
Chườm ấm hữu ích trong trường hợp đau nhẹ. Hơi ấm góp phần thư giãn các mạch máu vùng thượng vị (trên rốn), từ đó giảm co bóp trong dạ dày, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Chườm ấm bụng khoảng 10-20 phút với nhiệt độ nước 50-60 độ C để đạt hiệu quả cao.
Hít thở đều có thể ổn định tâm trạng, kiểm soát căng thẳng và các cơn co thắt trong dạ dày. Hoạt động này còn hạn chế dạ dày tiết dịch vị, thúc đẩy giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (endorphin) giúp giảm đau tự nhiên.
Tránh nằm khi đau dạ dày ban đêm bởi axit dễ di chuyển lên thực quản gây ra chứng ợ chua. Người bệnh nên ngồi nghỉ khoảng vài tiếng cho đến khi cơn đau kết thúc rồi mới đi ngủ.
Uống trà gừng hoặc thêm gừng vào bữa tối để làm dịu cơn đau dạ dày vào ban đêm. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải để tránh các tác dụng phụ như đầy hơi, ợ chua, khó tiêu.
Uống nước ấm hòa tan nghệ và mật ong cũng cho tác dụng tương tự. Người bệnh nên pha theo tỷ lệ 100 ml nước: 10 g bột nghệ : hai thìa mật ong, uống trước bữa ăn. Mỗi ngày uống đều đặn 2-3 ly, trong vài tháng nhằm cải thiện triệu chứng đau dạ dày vào ban đêm.
Người bệnh cũng có thể đun lá bạc hà với nước trong 5 phút, pha thêm chanh, mật ong để uống. Nguyên liệu này có tác dụng kháng viêm, làm dịu cơn đau dạ dày ban đêm.
Uống nhiều nước mỗi ngày hỗ trợ tiêu hóa ổn định. Lượng nước khuyến nghị cho người trưởng thành là hai lít mỗi ngày, trẻ nhỏ 950-1.200 ml tùy theo độ tuổi.
Lưu ý: Nếu triệu chứng kéo dài, không cải thiện, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
Dùng thảo mộc quanh nhà chữa đau dạ dày cực hiệu quả |
Rùng mình với các loại thực phẩm không nên ăn khi đói bụng bạn đã biết chưa? |
Không chỉ là lá, vú sữa còn có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với dạ dày |