Khuyến cáo: Dùng thuốc diệt cỏ thúc chuối chín sớm, gây biến đổi cấu trúc gen Công dụng làm đẹp tự nhiên từ vỏ chuối chín Ủ chuối chín lấy mật, bán 300 lít mỗi tháng |
Chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng |
Giá trị dinh dưỡng của chuối chín
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g chuối tiêu chín có 74g nước, 1,5g protid, 0,4g axit hữu cơ, 22,4g glucid, 0,8g xenluloza, cung cấp được 100 calo, vượt xa các loại quả ngọt khác về cung cấp năng lượng (100g cam cho 43 calo, đu đủ chín cho 36 calo, nhãn cho 49 calo, vú sữa cho 43 calo…).
Lượng chất glucid có trong chuối chín như vậy là rất cao, ở dạng glucoza (20%), fructoza (1,5%) và saccharoza (65%) là những loại đường tự nhiên quý của quả chín, dễ tiêu hóa, cơ thể hấp thụ nhanh và cung cấp nhiều năng lượng.
Qua nghiên cứu, các nhà dinh dưỡng học đã xác nhận chuối chín là loại thức ăn được cơ thể tiêu hóa nhanh và cung cấp một nguồn năng lượng đáng kể. Chỉ cần ăn mấy quả chuối chín cơ thể được cung cấp ngay hàng trăm calo, do đó nó là một thức ăn quý của những người lao động thể lực nặng, các vận động viên thể dục thể thao cần nhiều glucoza trong máu.
Khi lao động nặng nhọc kéo dài mất nhiều năng lượng, cơ thể thường phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho các bắp cơ. Trong những trường hợp này, đường glucoza trong chuối chín ăn vào sẽ được hấp thu nhanh vào máu bổ sung kịp thời lượng đường của cơ thể bị tiêu hóa, giúp người lao động phục hồi nhanh chóng sức khỏe. Ngoài ra chuối chín còn có nhiều muối khoáng (canxi, photpho, sắt, đặc biệt là kali) và các vitamin (0,12mg caroten, 0,04mg vitamin B1, 0,05mg vitamin B2, 0,7mg vitamin P6, 6mg vitamin C,…) là những chất cần thiết cho cơ thể.
Ai không nên ăn chuối chín?
Một số người được khuyên không nên ăn chuối chín |
Trong chuối chứa nhiều kali, chất xơ, magie, vitamin B6 và vitamin C cực kỳ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người sau không nên ăn nhiều chuối chín.
Người bị đau dạ dày
Mặc dù chuối thường dễ tiêu hóa nhưng không phải ai cũng có thể dung nạp được. Chuối chứa nhiều đường fructose, sorbitol và chất xơ hòa tan, không tốt cho những người đang có vấn đề về đường tiêu hóa.
Ngoài ra, đối với một số người, chuối có thể gây đầy hơi do lượng chất xơ hòa tan và một loại rượu đường tự nhiên có trong chuối. Mặc dù chất xơ hòa tan cần thiết trong chế độ ăn uống, nhưng quá nhiều có thể gây ra cảm giác đầy hơi ngay sau đó.
Bởi vậy, bạn hãy cân nhắc hạn chế khẩu phần của mình. Ví dụ, thay vì ăn một hoặc nhiều quả chuối mỗi ngày, hãy bắt đầu bằng cách ăn nửa quả để xem các triệu chứng của bạn có thuyên giảm không.
Theo Verywellhealthy, nếu ăn chuối chưa chín, bạn dễ bị khó chịu ở dạ dày. Chuối còn xanh chứa một lượng lớn tinh bột kháng, ăn nhiều gây ra cảm giác chướng bụng.
Người bị bệnh thận, có nồng độ kali cao
"Những người có nồng độ kali cao cũng có thể mắc bệnh thận hoặc các vấn đề về thận. Hạn chế một số loại thực phẩm giàu kali (chuối, cam, dưa hấu) có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh", chuyên gia Melendez- Klinger giải thích.
Theo Eatthis, lý do là những người mắc bệnh thận không thể loại bỏ kali khỏi máu. Nồng độ kali cao có thể dẫn đến đau tim hoặc tử vong.
Người đang uống một số loại thuốc
Chuyên gia Melendez-Klinger khuyến cáo: "Có một số loại thuốc tương tác với thực phẩm. Vì vậy, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xem liệu bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng có thể tương tác với chuối hay không".
Hai loại thuốc mà bạn nên tránh sử dụng khi ăn chuối là thuốc ức chế men chuyển (như lisinopril, enalapril hoặc ramipril) và spironolactone. Theo Trường Y Harvard, các thuốc này tăng nồng độ kali trong máu.
Người đang đói bụng
Nếu bạn nghĩ rằng ăn một quả chuối sẽ cung cấp năng lượng cho cả ngày thì bạn đã đúng. Nhưng bạn không nên ăn khi bụng đói vì chuối có tính axit. Các chuyên gia cho rằng dùng thực phẩm có tính axit khi bụng đói có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, chuối có nhiều kali và magiê nên ăn khi đói và ăn nhiều có thể dẫn đến dư thừa hai chất dinh dưỡng này trong máu, gây hại cho tim.