Con dắt có kích thước nhỏ hơn con hến. Đây là loài nhuyễn thể vỏ 2 mảnh họ hàng với sò, nghêu, tu hài. |
Đối với người dân ở các vùng ven biển ở Nam Định, Thanh Hóa... thì cháo dắt không phải món ăn xa lạ. Đây là món cháo dân giã, mộc mạc của những gia đình vùng ven biển với nguyên liệu chính là gạo và dắt.
Dắt là loài nhuyễn thể vỏ 2 mảnh họ hàng với sò, nghêu, tu hài… thường bị nhầm với hến và ngao. Trong khi sò, nghêu, tu hài... thường xuất hiện trên các mâm tiệc hải sản đắt đỏ thì dắt lại là món ăn bình dân, giá rẻ.
Con dắt có màu trắng đục, con lớn nhất có kích thước chỉ bằng ngón tay người lớn. |
Con dắt đặc sản có màu trắng đục, con lớn nhất có kích thước chỉ bằng ngón tay người lớn. |
Ở Việt Nam, con dắt có ở nhiều nơi nhưng ở khu vực Thanh Hóa là nổi tiếng nhất bởi hương vị đặc trưng của chúng. |
Vỏ dắt màu đen sậm và có kích thước nhỏ hơn hến. Dắt thường sống ở vùng nước lợ như cửa sông ven biển, đầm phá. Chúng hay nấp dưới cát để trốn kẻ thù và tìm kiếm thức ăn.
Người dân thường đi vợt dắt từ sáng sớm. Sau khi mang về, dắt được ngâm trong nước gạo để nhả hết cát đi. Các bà, các mẹ đổ dắt vào rổ và chà thật mạnh để làm sạch lớp bùn, cát ở vỏ.
Cách chế biến dắt cũng tương tự hến, ngao. Khi đã rửa sạch, chúng được cho vào nồi luộc chín rồi dùng đũa đảo thật mạnh để phần thịt tách khỏi vỏ. Sau đó, người nấu vớt dắt ra một rổ thưa, cho vào trong chậu nước đãi lấy thịt. Nước luộc dắt được giữ lại, dùng để nấu canh, nấu cháo.
Con dắt có quanh năm, nhưng từ tháng 3 đến tháng 4 là thời điểm con dắt mẩy và ngon nhất. |
Dụng cụ chuyên biệt là vợt lưới thì mới có thể cào chúng từ nước lên được. Đến mùa, nếu đi cào dắt cả ngày, mỗi ngày có thể cào được 40-50 kg dắt, bán được từ 300.000 đến 500.000 đồng. |
Mùa hè, người miền biển nấu canh dắt để giải nhiệt. Khi trời chớm lạnh, họ lại nấu cháo dắt ấm nóng, vừa ăn vừa xuýt xoa.
Phần gạo được ninh nhừ, sánh mềm cùng nước luộc dắt. Trong khi đó, phần thịt dắt được xào săn, thơm lừng cùng hành phi. Khi ăn cháo dắt, người ta thường bỏ thêm chút hành lá, rau răm, ớt cay hoặc thêm chút hành phi giòn tan.
Dắt không chỉ được dùng nấu cháo mà còn là nguyên liệu cho nhiều món đặc sản vùng biển. Thịt dắt xào xúc bánh tráng là món đặc sản của nhiều vùng quê miền Trung. Đây là món ăn dân dã, rẻ tiền được nhiều người ưa thích bởi giàu đạm nhưng không quá cầu kỳ trong cách chế biến.
Trước đây, con dắt thường được người lao động nghèo bắt về chế biến thành món ăn hoặc bán cho các chủ đầm, trang trại nuôi tôm, cua, vịt với giá rẻ. |
Vài năm trở lại đây, con dắt được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng, trở thành đặc sản được người dân thành phố và nhiều du khách ưa chuộng. |
Sau khi đã luộc và lọc xong, thịt dắt sẽ được đem xào với ớt và hành đã phi thơm, sau đó dọn ra đĩa, rắc thêm hành khô phi vàng lên trên và cuối cùng là dùng bánh tráng xúc ăn. Bẻ miếng bánh tráng, rồi xúc một ít thịt dắt đưa vào miệng, vị ngọt của dắt, giòn của bánh tráng, thơm của hành phi quyện lại nơi đầu lưỡi đem lại hương vị đậm chất miền Trung thật khó quên.
Trứng chiên dắt cũng là món ăn khá lạ miệng. Thịt dắt được đánh đều với trứng, thêm gia vị, hành rồi chiên vàng đều. Khi ăn, thực khách sẽ thấy được vị ngọt, dai dai của dắt, vị thơm của trứng, hành.
Món cháo dắt từng gây sốt trên phim "Hương vị tình thân". |
Nhiều quán ăn cũng phục vụ món bún dắt cho du khách. Họ xào dắt với các loại gia vị đậm đà, rồi cho vào bát bún, thêm rau sống, nước mắm chua ngọt rồi trộn đều.
Con dắt nhỏ bé một thời bị coi rẻ, trở thành thứ phế phẩm giờ bỗng nhiên trở thành thứ đặc sản được săn lùng. Phải công bằng mà nói, dắt có những giá trị rất đặc biệt khi chế biến thành những món ăn thường làm mê mẩn giới sành ăn. Từ trong bữa com bình dị, con dắt trở nên đắt đỏ cũng nhờ đó, giúp cho ngư dân ven biển có nguồn thu nhập cao nhờ đánh bắt loại hải sản này./.