![]() |
Khế là một loại cây nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây khế thích ánh nắng mặt trời đầy đủ, nhưng đòi hỏi phải có đủ độ ẩm. Cây khế không kén đất, nhưng đất thích hợp nhất phải tơi xốp, đủ ẩm và thoát nước tốt. Cây khế đã được mọc hoang hoặc được trồng ở Tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á trong hàng ngàn năm.
Khế là một loài cây rau ăn quả có vị chua được ưa thích ở những khu vực Đông Á, Đông Nam Á, ...
Cây khế được trồng thương mại ở Ấn Độ , Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc , Đài Loan và ở Châu Phi với mục đích dùng làm rau và được phẩm.
Cây khế thuộc loài cây đa niên, thân gổ lớn, có thể cao đến 5-12 mét. Các cây khế cổ thụ có thể sống hàng trăm năm (có thể đến 1.000 năm). Trong nghệ thuật chơi cây cảnh cây khế đại thụ có tuổi càng lâu càng quý hiếm.
Rể khế thuộc loại rể trụ, mọc nhiều nhánh ăn sâu và lan rộng trong đất. Tuổi thọ của rể kéo dài hàng chục hoặc hàng trăm năm.
Cây khế có lá kép dài đến 50 cm. Các lá mềm, xanh trung bình, lá kép lẽ bao gồm 5-11 lá chét, trong đó có 1 lá mọc ở đỉnh và bên dưới là từng cặp mọc đối diện. Mỗi lá dài 5-15 cm-màu xanh lá cây, chúng được xoắn bố trí xung quanh các ngành trong một thời trang thay thế.
Hoa khế mọc thành cụm, hoa nhỏ hình cuông màu đỏ tím, mỗi hoa rộng khoảng 5-6 mm, có 5 cánh.
Quả dạng hình trứng hay elip, dài 5-15 cm (2-6 inch), có 5 khía (đôi khi có thể thay đổi 4-8 khía), mặt cắt ngang, nó giống như một ngôi sao, vì thế ở Châu Mỹ còn gọi là quả 5 sao (Starfruits). Da quả mỏng, mịn, và bóng, màu vàng đậm khi chín. Thịt quả mọng nước, có màu trắng hay xanh khi còn non và chuyển sang màu vàng sáng khi chín. Nước quả có vị chua, ngọt. Tùy mùi vị của nước quả khế được chia làm hai lọi: khế chua và khế ngọt.
![]() |
Công dụng cây khế
Quả khế có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải độc, trị phong nhiệt.
Hợp chất beta-carotene trong quả khế giúp cải thiện thị lực, kích thích vị giác, thúc đẩy quá trình trao đổi chất;
Thành phần có vitamin C và hàm lượng flavonoid dồi dào nên công dụng của quả khế giúp thải trừ các gốc tự do, gia tăng quá trình tổng hợp collagen, bảo vệ mạch máu và duy trì sức khỏe hệ xương khớp;
Các hợp chất chống oxy hóa từ quả khế có tác dụng hỗ trợ quá trình thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các loại tế bào ung thư;
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong khế mang lại khả năng cải thiện, tăng nhu động ruột, hạn chế bệnh táo bón, đồng thời còn còn giúp kiểm soát đường huyết và giảm men gan;
Hàm lượng pectin trong quả khế giúp hạ cholesterol, bảo vệ tế bào gan, kiểm soát cân nặng;
Quả khế chứa một hàm lượng canxi dồi dào, vì vậy sử dụng nước ép khế giúp ngăn ngừa loãng xương và các bệnh xương khớp mãn tính;
Bên cạnh đó, quả khế có khả năng ức chế một số vi khuẩn thường gặp như E. coli, Salmonella typhi, Microbial bacillus cereus...;
![]() |
Lá khế vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt.
Lá khế mang đặc tính sát trùng, ức chế quá trình dị ứng nên có thể trị bệnh ung nhọt, chàm da hay rôm sảy ở trẻ nhỏ;
Hoa khế có tác dụng chữa chứng nóng rét qua lại, giải độc thuốc phiện.
Vỏ thân và rễ khế có vị chua, chát, hơi ngọt, tính bình. Bộ phận này giúp chữa bệnh đau khớp, đau đầu mãn tính, viêm dạ dày, viêm ruột, tiểu ít, chữa sởi, viêm họng ở trẻ.
Rễ khế có tác dụng trị đau đầu và khớp xương đau nhức.
![]() |
Các bài thuốc hay từ cây khế
Đau đầu lâu ngày không khỏi: Rễ khế 30-60 g, đậu phụ 120 g, hầm kỹ, uống nước thuốc và ăn đậu phụ, mỗi ngày 1 lần, mỗi liệu trình kéo dài 1 tuần.
Ho do phong nhiệt, họng sưng đau: Khế tươi ăn ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 quả liên tục trong 3-5 ngày, có tác dụng tiêu viêm và giảm đau khá tốt.
Lở miệng: Khế tươi 2-3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Lách to do sốt rét lâu ngày: Khế tươi rửa sạch cắt nhỏ, giã vắt lấy nước cốt, ngày uống 2 lần mỗi lần 100 ml.
Sản hậu phù thũng: Lá khế 15 g, sắc nước uống.
Sỏi tiết niệu: Khế tươi 3-5 quả, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc lấy nước, thêm mật ong vào uống, liên tục trong 3-4 tuần.
Tiểu tiện nóng rít: Khế tươi 2-3 quả, cắt nhỏ, giã nát, hòa với nước lạnh, uống ngày 2-3 lần.
Bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ cắt lấy 1/3 phía gần cuống, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát uống khi còn nóng, đồng thời lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi, giã nát rịt vào rốn thì tiểu tiện sẽ thông.
Khớp xương đau nhức: Rễ khế 150 g, rượu trắng 1 lít, ngâm rễ khế với rượu trong khoảng 10 ngày, mỗi lần uống 1 chén con.
![]() |
Sưng đau do ngã hoặc ung nhọt: Lá khế tươi giã nát, đắp vào chỗ đau, có tác dụng tiêu sưng, giảm đau và giải độc.
Da mẩn ngứa, ngứa âm đạo: Đun nước lá khế ngâm và rửa, có tác dụng sát trùng và chống ngứa rất tốt.
Cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể: Khế rất giàu vitamin, ăn một quả khế nhỏ có thể cung cấp 1/3 lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, da dẻ tươi nhuận, trẻ lâu.
Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200ml, mật ong. Cách làm: Khế rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần. (theo Thuốc Đông dược Việt nam).
Giải nhiệt: Dùng quả khế ép lấy nước uống rất tốt để giảinhiệt cũng như chống cảm nắng vào mùa hè oi nực.
Chữa bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gầncuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.
Chữa dị ứng, mày đay, mẩn ngứa, lở loét: lấy lá khế giã nát,xoa và đắp lên chỗ bị dị ứng; kết hợp dùng 16g vỏ núc nác sắc uống. Dùng lákhế, lá thanh hao, lá long não, lá thông mỗi thứ 15-20 g, nấu nước tắm.
Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân, lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8 g, cam thảo 4 g, bạc hà 4 g, sắc đặc chianhiều lần uống trong ngày
![]() |
Lưu ý
Trẻ em trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế và những thức ăn có nhiều axít ôxalic như lá me chua, chanh… vì axít ôxalic cản trở sự hấp thu canxi cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Trong quả khế chứa nhiều axit oxalic có thể có hại cho các cá nhân bị suy thận , sỏi thận , hoặc những người đang điều trị thận bằng phương pháp lọc máu. Những trường hợp này ăn khế có thể gây buồn nôn, và rối loạn tâm thần thậm chí dẫn đến tử vong trong một số trường hợp.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý thực hiện các bài thuốc trên. Nếu có bất cứ vấn đề nào bất thường trong quá trình sử dụng, người dùng cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn chuyên môn.