Chùm ruột là cây mọc hoang và thường được trồng tại Lào và nhiều nơi thuộc vùng nhiệt đới châu Á như Malaysia, Indonesia, Philippines, Ấn Độ và đảo Mangat. Tại Việt Nam, loài thực vật này được một vài nhà trồng làm cảnh hay trồng để ăn quả, làm mứt.
Cây thích nghi với vùng nhiệt đới, ưa nắng, có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Thường được nhân giống bằng cách gieo hạt trên những nơi có đất thoát nước tốt, có độ tơi xốp.
Lá, quả, vỏ thân và rễ của cây này đều có thể sử dụng làm thuốc trong Đông y.
Lá cây chùm ruột có công dụng gì
Lá cây có vị chua nhẹ, có tính sát khuẩn cao, tiêu đờm, tiêu độc. Lá chùm ruột có tính nóng, rễ độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn.
Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác.
Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu rồi đắp vào chỗ đau chữa đau nhức.
Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác.
Quả cây chùm ruột có công dụng gì
Quả chùm ruột có vị chua ngọt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, bổ gan bổ máu. Giúp cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan rất hiệu quả.
Quả chùm ruột thường được ăn sống, hoặc nấu canh cho mát. Dịch ép quả dùng để giải khát. Nước ép quả để giải nhiệt vì chứa đến 40% mg vitamin C.
Quả có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu. Ngoài ra, để làn da mịn màng, mỗi ngày nên ăn 200 gam trái cây này.
Quả chùm ruột chứa 0,73-0,90% Protide, 0,6-0,76% Lipide, 5,89-7,29% Glucide, lượng vitamin C đạt tới 40 mg %.
Vỏ thân cây chùm ruột có công dụng gì
Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế.
Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu độc, sát trùng, đặc biệt là chống độc đối với nọc rắn.
Tuy có nhiều tác dụng, nhưng rễ và vỏ rễ cây này rất độc.
Nước sắc vỏ cây chùm ruột (được cô lại cho đặc) và rượu rễ cây chùm ruột chữa bệnh vảy nến.
Ngoài ra, bột vỏ thân ngâm dấm còn chữa được bệnh trĩ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh.
Rễ cây chùm ruột có công dụng gì
Rễ cây chùm ruột có tính nóng, độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn. Rễ và hạt có tác dụng tẩy.
Vỏ rễ chứa Saponin, Acide Galic và Tanin. Một số hợp chất Triterpen (Philanthol, B -Amiryn), còn nhiều Acide Phenol.
Rễ và vỏ rễ có độc, vì thế cần đun sôi vỏ rễ, xông hít chữa ho và nhức đầu.
Lưu ý
Không được uống nước sắc cũng như rượu ngâm vỏ rễ cây chùm ruột vì rất độc, nhẹ thì váng vất, nhức đầu, nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và xấu nhất có thể tử vong.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, nhất là đối với những người có bệnh nền hoặc đang dùng thuốc khác. Nên theo dõi khi sử dụng các phương pháp trên và dừng lại khi thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến sức khỏe.