Cần làm gì để khai thác hiệu quả kinh tế từ rong biển?

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành rong biển, tuy nhiên hiện nay trên 90% rong biển tiêu thụ ở Việt Nam là nhập khẩu, bởi chế biến sâu về lĩnh vực này của chúng ta còn yếu.
Rong biển Việt Nam là "mỏ vàng" đang chờ khai thác Những loại rau có tác dụng ngăn ngừa ung thư Siêu thực phẩm kiểm soát đường huyết, ngừa được cả ung thư nhưng người Việt ít ăn
Cần làm gì để khai thác hiệu quả kinh tế từ rong biển?
Rong biển Việt Nam được phát triển hơn 10 năm trở lại đây.

Ngày 25/10, tại Hà Nội, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững – Hội Thủy sản Việt Nam tổ chức Hội thảo “Khép kín chuỗi rong biển giá trị cao”.

Trên 90% rong biển tiêu thụ ở Việt Nam là nhập khẩu

Rong biển Việt Nam được phát triển hơn 10 năm trở lại đây. Diện tích rong biển của Việt Nam năm 2023 đạt 16.500 ha, với sản lượng 150.000 tấn. Rong biển được nuôi trồng nhiều ở vùng biển Bắc Bộ, tiếp đến là Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ… Tuy nhiên, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm rong biển vẫn theo hình thức tự phát và chưa hình thành liên kết chuỗi. Cũng bởi vậy, giá rong biển nguyên liệu còn thấp và bấp bênh. Người dân ven biển cũng chưa mặn mà với rong biển.

TS. Đinh Xuân Lập, Phó giám đốc ICAFIS thuộc Hội thuỷ sản Việt Nam chia sẻ, rong biển là thực vật có giá trị dinh dưỡng cao và quý, bởi hàm lượng khoáng chất trong rong biển cao gấp 10 lần thực phẩm trên cạn. Rong biển chứa nhiều Vitamin B, C, E, K, axit béo omega- 3, protein, axit amin, polyphenol và khoáng chất như sắt, canxi, iốt...

Bên cạnh đó, thành phần lignans trong rong biển có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các chứng bệnh ung thư, ngăn ngừa phát triển của các tế bào ung thư. Hàm lượng chất xơ có trong rong biển khá dồi dào, giúp lợi khuẩn trong đường ruột làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

“Hoạt chất sinh học trong rong biển đã được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm…”, ông Lập nhấn mạnh.

Tuy nhiên, rong biển từ các hộ dân hiện chủ yếu được bán thông qua thương lái (chiếm trên 90%). Rong biển bán trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn được thu mua bởi Công ty TNHH Long Hải, Công ty TNHH JapiFoods, Công ty TNHH Trí Tín, Yến Sào Khánh Hòa…Rong nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp chế biến vẫn chủ yếu đến từ nguồn nhập khẩu. Ngoài ra, các sản phẩm rong đã qua chế biến chủ yếu là dòng snack, dòng cơm cuộn… được các công ty thương mại nhập và phân phối tại Việt Nam.

“Việt Nam là quốc gia có tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành rong biển, tuy nhiên hiện nay trên 90% rong biển tiêu thụ ở Việt Nam là nhập khẩu, bởi chế biến sâu về lĩnh vực này của chúng ta còn yếu”, ông Lập nhấn mạnh.

Ông Dương Long Trì, Phó Tổng thư ký Hội Thủy sản Việt Nam đánh giá, nếu tận dụng cơ hội, có định hướng phát triển rõ ràng thì rong biển Việt Nam sẽ có tương lai xa. Nhưng để phát triển hiệu quả và bền vững cần sự vào cuộc của các bên trong chuỗi giá trị.

Ông Trì cũng kỳ vọng, thông qua chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”, cũng như sự hợp tác khởi đầu của các doanh nghiệp trong chuỗi liên kết rong biển, ngư dân vùng biển sẽ có cơ hội chuyển đổi nghề hiệu quả và bền vững.

Khép kín chuỗi rong biển là cần thiết

Ký kết hợp tác xây dựng chuỗi nuôi trồng - chế biến rong biển giá trị cao.
Ký kết hợp tác xây dựng chuỗi nuôi trồng - chế biến rong biển giá trị cao.

Để phát triển ngành rong biển trong thời gian tới, ông Lập cho rằng, việc khép kín liên kết chuỗi từ “Cây giống - vùng trồng - sản xuất - thương mại - hệ thống tiêu thụ” là cần thiết.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi để chia sẻ giá trị, tạo động lực để người dân sẵn sàng trồng rong; ứng dụng công nghệ cao - công nghệ chiết xuất để lấy được dưỡng chất quý của rong, cũng như khắc phục điểm yếu về mùi tanh của rong biển.

Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong chế biến rong làm thuốc, nhựa sinh học, phụ gia thực phẩm. Nâng cao nhận thức người tiêu dùng về rong.

Phát triển sản phẩm giá trị cao gắn với nhu cầu thị trường - yếu tố “kéo”. Liên kết chuỗi giá trị gắn với vùng trồng của người dân, doanh nghiệp để cùng chia sẻ, lợi ích và giá trị, từ đó người dân mới sẵn lòng trồng và phát triển rong - yếu tố “đẩy”.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Sâm, Giám đốc Công ty TNHH Japi Foods cho rằng, cần xây dựng chuỗi liên kết để nâng cao giá trị cho rong biển, vì nhiều lý do, như: Đảm bảo chất lượng sản phẩm từ nguồn gốc đến thành phẩm; tạo ra giá trị bền vững cho ngành công nghiệp rong biển; đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh và an toàn; tạo việc làm và cải thiện sinh kế cho ngư dân; chuyển giao công nghệ và kiến thức; giảm thiểu tác động đến môi trường; hỗ trợ bảo vệ đa dạng sinh học biển; tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn và tốt cho sức khỏe; đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế để thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững...

“Việc sử dụng sản phẩm từ rong biển là một lựa chọn thân thiện với môi trường, giúp người tiêu dùng đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”, Giám đốc Japi Foods nhấn mạnh.

Để xây dựng chuỗi với sản phẩm đầu ra có giá trị gia tăng cao, tại hội thảo cũng diễn ra lễ ký kết liên kết khép kín chuỗi giá trị rong biển giá trị cao giữa Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững, Công ty TNHH JapiFoods và Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Phát STP; đồng thời ra mắt các sản phẩm rong biển giá trị cao Việt Nam.

Theo đó, Công ty TNHH JapiFoods là đơn vị thu mua các nguyên liệu rong từ các vùng nguyên liệu trồng của người nông dân, hợp tác xã, đơn vị cung ứng nguyên liệu và chế biến thành phẩm các sản phẩm chiết xuất từ rong. 100% diện tích nuôi trồng trong hợp tác sẽ được doanh nghiệp thu mua với giá không thấp hơn giá trị trường. Công ty cổ phần tập đoàn Trường Phát STP với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thử nghiệm và phát triển trồng rong, sẽ là đơn vị cung ứng nguồn giống rong và cung cấp nguyên liệu rong cho doanh nghiệp chế biến.

Bà Nguyễn Thị Hải Bình - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn STP chia sẻ, doanh nghiệp đã mạnh dạn đưa rong biển ra miền Bắc. Hiện doanh nghiệp chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho Công ty Long Hải. Qua hợp tác này, công ty mong muốn tìm kiếm các đơn vị như JapiFoods để tạo giá trị cao hơn cho rong biển Việt Nam, đặc biệt là sẽ tăng thu nhập cho người nuôi trồng khi tham gia chuỗi giá trị này. Cùng với đó là từng bước phát triển ngành công nghiệp chế biến rong với sản phẩm giá trị gia tăng cao.

Những lợi ích tuyệt vời đến từ rong biển Những lợi ích tuyệt vời đến từ rong biển
Sức khỏe: Cách ăn rong biển có lợi cho sức khỏe Sức khỏe: Cách ăn rong biển có lợi cho sức khỏe
Loại đặc sản mọc lên từ đá, người dân đi lấy về bán giá hàng triệu đồng/kg Loại đặc sản mọc lên từ đá, người dân đi lấy về bán giá hàng triệu đồng/kg
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

“Chỉ nhận tiền mặt” để né thuế: Coi chừng bị xử lý hình sự

“Chỉ nhận tiền mặt” để né thuế: Coi chừng bị xử lý hình sự

Trước tình trạng một số cơ sở kinh doanh từ chối thanh toán chuyển khoản để né thuế, Chi cục Thuế Khu vực I (thuộc Cục Thuế TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình) đã phát đi thư ngỏ khuyến nghị hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tuân thủ nghiêm quy định pháp luật về thuế, đồng thời nhấn mạnh hành vi "chỉ nhận tiền mặt" không làm giảm nghĩa vụ thuế mà có thể bị xử lý theo pháp luật.
Đàm phán thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Tạo đà cho bước tiến mới

Đàm phán thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Tạo đà cho bước tiến mới

Hai Bộ trưởng Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết tăng cường hợp tác, đẩy nhanh tiến độ đàm phán Hiệp định thương mại đối ứng, tạo tiền đề cho vòng đàm phán kỹ thuật thứ ba dự kiến tổ chức trong nửa đầu tháng 6-2025.
Sầu riêng đông lạnh Việt Nam bứt tốc trên thị trường tỷ dân

Sầu riêng đông lạnh Việt Nam bứt tốc trên thị trường tỷ dân

Lô hàng sầu riêng đông lạnh đầu tiên vượt cầu Bắc Luân II sang Trung Quốc không chỉ khơi thông dòng chảy xuất khẩu mà còn mở ra cơ hội định vị giá trị mới cho trái cây Việt Nam tại thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng.
Kinh tế nông thôn Hà Nội bứt tốc nhờ chính sách đòn bẩy

Kinh tế nông thôn Hà Nội bứt tốc nhờ chính sách đòn bẩy

Hà Nội đã có nhiều bước tiến trong phát triển kinh tế nông thôn với nông nghiệp và làng nghề là trụ cột chính. Tuy nhiên, nguồn lực và tiềm năng tại các địa phương vẫn còn nhiều dư địa chưa được khai thác hiệu quả, cần chiến lược phát triển bài bản hơn.
Công điện hỏa tốc từ Cục Thuế: Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hóa đơn điện tử

Công điện hỏa tốc từ Cục Thuế: Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hóa đơn điện tử

Ngay trong ngày 1.6, Cục Thuế (Bộ Tài chính) đã ban hành công điện hỏa tốc yêu cầu toàn hệ thống triển khai thực hiện Thông tư 31 và Thông tư 32 – hai văn bản quan trọng vừa có hiệu lực. Trong đó, Thông tư 32 quy định chi tiết về hóa đơn điện tử, điều chỉnh một số nội dung theo hướng linh hoạt hơn so với quy định trước, mở rộng lựa chọn cho hộ, cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp.
Siết trách nhiệm KOL, KOC tiếp tay cho hàng giả: Không còn “vùng xám” pháp lý

Siết trách nhiệm KOL, KOC tiếp tay cho hàng giả: Không còn “vùng xám” pháp lý

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Bộ Công Thương bổ sung nhiều chế tài mạnh tay với KOL, KOC nếu quảng bá hàng giả, hàng kém chất lượng. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong cuộc chiến bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường số.
Việt – Mỹ bắt tay phát triển nông nghiệp bền vững, gắn kết chuỗi cung ứng toàn cầu

Việt – Mỹ bắt tay phát triển nông nghiệp bền vững, gắn kết chuỗi cung ứng toàn cầu

Từ ngày 1 đến 7/6/2025, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đoàn gần 50 đại diện cơ quan, doanh nghiệp và hiệp hội ngành nông nghiệp Việt Nam thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy nhập khẩu nông lâm thủy sản, mở rộng hợp tác công nghệ và tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.
Hộ kinh doanh loay hoay với hóa đơn điện tử từ 1.6

Hộ kinh doanh loay hoay với hóa đơn điện tử từ 1.6

Ngày 1.6, quy định bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, đặc biệt là các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội, không ít hộ kinh doanh nhỏ vẫn trong trạng thái bị động, lo lắng và chưa sẵn sàng triển khai.
Giải pháp chống “được mùa mất giá” cho nông sản

Giải pháp chống “được mùa mất giá” cho nông sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, địa phương chủ động điều chỉnh mùa vụ, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông sản, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định thu nhập cho người nông dân trong mọi tình huống.
Ngành dệt may - da giày có nguy cơ mất lợi thế nếu không thoát khỏi “vòng kim cô” gia công

Ngành dệt may - da giày có nguy cơ mất lợi thế nếu không thoát khỏi “vòng kim cô” gia công

Trước sức ép cạnh tranh, biến động kinh tế toàn cầu và các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường quốc tế, ngành dệt may - da giày Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do và xây dựng thương hiệu riêng để giữ vững vị thế xuất khẩu.
Kết nối nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu từ vườn vải chín

Kết nối nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu từ vườn vải chín

Sáng 30/5, tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã tổ chức sự kiện “Hải Dương mùa vải chín” với chuỗi hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều. Sự kiện do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tỉnh phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức, thu hút sự tham dự của các tham tán thương mại, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Cá ngừ đóng hộp sụt giảm mạnh, cảnh báo nguy cơ kéo lùi toàn ngành

Cá ngừ đóng hộp sụt giảm mạnh, cảnh báo nguy cơ kéo lùi toàn ngành

Tháng 4/2025, xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 86 triệu USD, giảm gần 1% so với cùng kỳ. Cá ngừ đóng hộp sụt mạnh, trong khi các sản phẩm khác tăng nhẹ nhưng không đủ bù đắp. Ngành đang chịu áp lực từ thiếu nguyên liệu, bất ổn địa chính trị và thay đổi chính sách thương mại.
Mở rộng kết nối, lan tỏa giá trị nông sản Việt

Mở rộng kết nối, lan tỏa giá trị nông sản Việt

Mùa hè là thời điểm sôi động của thị trường nông sản. Nhiều chương trình kết nối, xúc tiến tiêu thụ được triển khai tại các địa phương nhằm hỗ trợ nhà vườn, hợp tác xã mở rộng kênh phân phối, quảng bá thương hiệu và nâng tầm giá trị nông sản Việt.
Thương mại điện tử – Cơ hội mới cho hàng Việt truyền thống

Thương mại điện tử – Cơ hội mới cho hàng Việt truyền thống

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và thương mại điện tử đang mở ra không gian kinh doanh mới cho hàng Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm thủ công, làng nghề, đặc sản vùng miền. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả kênh phân phối hiện đại này, doanh nghiệp và hộ kinh doanh nhỏ cần vượt qua không ít thách thức về kỹ năng, hạ tầng và khả năng thích nghi với môi trường số.
Hải quan vào cuộc tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng

Hải quan vào cuộc tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục Hải quan vừa yêu cầu các Chi cục Hải quan địa phương tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên thông quan nhanh đối với hàng nông lâm thủy sản, đặc biệt là sầu riêng – mặt hàng đang gặp nhiều thách thức xuất khẩu do kiểm soát bổ sung từ nước nhập khẩu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Đề nghị gỡ rào cản trong kinh doanh xuất khẩu gạo

Đề nghị gỡ rào cản trong kinh doanh xuất khẩu gạo

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị Bộ Công Thương bãi bỏ nhiều quy định trong dự thảo sửa đổi Nghị định về xuất khẩu gạo, cho rằng các điều kiện hiện hành đang tạo thêm gánh nặng chi phí và hạn chế doanh nghiệp tiếp cận thị trường.
Mở “cao tốc” cho kinh tế tư nhân: Cơ hội lịch sử cần hành động mạnh mẽ

Mở “cao tốc” cho kinh tế tư nhân: Cơ hội lịch sử cần hành động mạnh mẽ

Tọa đàm “Mở cao tốc cho kinh tế tư nhân” ngày 28/5 quy tụ các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và đại diện doanh nghiệp nhằm bàn thảo về việc hiện thực hóa Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị. Được xem là đòn bẩy thể chế cho khu vực tư nhân – động lực quan trọng của nền kinh tế, Nghị quyết này chỉ phát huy hiệu quả khi toàn hệ thống chính trị đồng hành và chuyển động một cách thực chất.
Ngành rau quả “lao đao” đầu năm 2025, vải thiều trở thành điểm tựa

Ngành rau quả “lao đao” đầu năm 2025, vải thiều trở thành điểm tựa

Tính đến hết tháng 4/2025, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ đạt 1,62 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sầu riêng – mặt hàng từng tạo đột phá – sụt giảm tới 74%, khiến chuỗi cung ứng đứng trước nguy cơ đứt gãy. Trong bối cảnh này, vụ vải thiều đang được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho ngành rau quả lấy lại đà tăng trưởng.
Chuẩn bị tốt từ vườn đến thị trường: Chìa khóa thành công vụ vải 2025

Chuẩn bị tốt từ vườn đến thị trường: Chìa khóa thành công vụ vải 2025

Vải thiều đầu vụ thu hoạch năm 2025 đang được bán với giá cao tại Hà Nội và nhiều tỉnh, trong khi các địa phương sản xuất chủ động xúc tiến thương mại, đảm bảo đầu ra cho vụ mùa đểm bảo giá trị nâng cao và bền vững.
Ngành gỗ Việt Nam trước bài toán tái cấu trúc và phát triển bền vững

Ngành gỗ Việt Nam trước bài toán tái cấu trúc và phát triển bền vững

Giữ vai trò chủ lực trong nông nghiệp với kim ngạch xuất khẩu hàng chục tỷ USD mỗi năm, ngành chế biến, xuất khẩu lâm sản Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt rào cản từ thị trường, thuế quan, nguồn nguyên liệu đến các quy định môi trường khắt khe. Để duy trì vị thế và tăng trưởng bền vững, doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc toàn diện.
VCCI đề xuất không miễn thuế nhập khẩu với hàng thương mại điện tử giá thấp

VCCI đề xuất không miễn thuế nhập khẩu với hàng thương mại điện tử giá thấp

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất xây dựng chính sách thuế toàn diện, không áp dụng miễn thuế nhập khẩu đối với hàng thương mại điện tử có giá trị thấp. Đề xuất này nhằm đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ thuế giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu qua kênh thương mại điện tử – vốn đang tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam.
Gỡ vướng pháp lý, tăng nguồn cung: Thị trường bất động sản cần cú hích thực chất

Gỡ vướng pháp lý, tăng nguồn cung: Thị trường bất động sản cần cú hích thực chất

Dù ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong quý I/2025, thị trường bất động sản vẫn đối mặt với hàng loạt thách thức về pháp lý, thủ tục hành chính và lệch pha cung – cầu. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn, xử lý tình trạng đầu cơ, tạo giá ảo, tăng khả năng tiếp cận nhà ở cho người dân, hướng tới mục tiêu phát triển thị trường lành mạnh, bền vững.
Tái cơ cấu để ngành sầu riêng không “nóng” rồi “nguội”

Tái cơ cấu để ngành sầu riêng không “nóng” rồi “nguội”

Sự phát triển “thần tốc” của ngành sầu riêng Việt Nam đang kéo theo nhiều hệ lụy, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tái cơ cấu, kiểm soát chất lượng và xây dựng chuỗi giá trị bền vững nhằm giữ vững vị thế trên thị trường xuất khẩu.
Tín hiệu tích cực cho cà phê Việt tại thị trường EU

Tín hiệu tích cực cho cà phê Việt tại thị trường EU

Việc Liên minh châu Âu (EU) xếp Việt Nam vào nhóm “rủi ro thấp” về phá rừng không chỉ mở ra cơ hội tăng trưởng cho xuất khẩu cà phê mà còn tạo đà tái cấu trúc ngành theo hướng bền vững và chuyên nghiệp.
Xây thương hiệu, mở thị trường cho sầu riêng Việt

Xây thương hiệu, mở thị trường cho sầu riêng Việt

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì phát triển thương hiệu quốc gia cho sầu riêng Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu mới và xây dựng chuỗi giá trị bền vững.
Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026: Hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026: Hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng

Nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ mở rộng đối tượng và kéo dài thời gian áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đến hết năm 2026, nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất.
Phát triển gia cầm theo chuỗi giá trị: Hướng đi tất yếu

Phát triển gia cầm theo chuỗi giá trị: Hướng đi tất yếu

Trước những thách thức lớn từ thị trường và nội tại ngành chăn nuôi, các chuyên gia và doanh nghiệp khẳng định đã đến lúc ngành gia cầm Việt Nam cần chuyển hướng từ chạy theo số lượng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng trong toàn bộ chuỗi sản xuất.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động