Vị Thủy được xem là làng nghề trồng trầu lá |
Trầu là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Lá trầu không loại tốt nhất thuộc về giống "Magahi" (từ vùng Magadha), sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.
Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: Trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Lá trầu không rất quen thuộc với người dân Việt Nam, không chỉ ngoài đời sống mà còn đi vào trong thơ ca, âm nhạc, truyện cổ tích,... Rất nhiều người không biết rằng, ngoài tên gọi trầu không, loài cây này còn được gọi bằng các cái tên khác như trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng,... Cây trầu không thuộc họ hồ tiêu và có tên khoa học là Piper betle L, cây thân leo và có cành hình trụ, rễ cây bén ở các mấu, lá trầu không mọc so le, hình tim tròn đôi khi không cân xứng.
Cây trầu không ưa ẩm và ánh sáng nên phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Lá trầu không thường được thu hoạch để ăn trầu, làm thuốc hoặc để cúng gia tiên trong các ngày lễ mùng một, ngày rằm,... hoặc các sự kiện quan trọng như ma chay, cưới hỏi.
Theo y học cổ truyền lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm thuốc. Trầu không là một loại cây mọc leo, thân nhẵn. Lá mọc so le, cuống có bẹ, dài 1,5 - 3,5cm, phiến lá hình trái xoan, dài 10-13cm, rộng 4,5 - 9cm, phía cuống hình tim (đối với những lá phía gốc) đầu lá nhọn, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ, gân lá thường 5. Hoa khác gốc mọc thành bông, quả mọng không có vòi sót lại.
Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ...và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Miếng trầu là đầu câu chuyện |
Nhờ trồng trầu không mà bà con ở huyện Vị Thủy, Hậu Giang vươn lên thoát nghèo. So với trồng lúa, trồng trầu có thu nhập ổn định, giá thấp vẫn không bị lỗ.
Cách trung tâm thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang khoảng 10km là đến ấp 5 xã Vị Thủy (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đâu đâu cũng thấy những nọc trầu được xếp thành hàng, tạo nên những vườn trầu xanh bát ngát. Mấy mươi năm qua, làng trầu vẫn âm thầm giúp bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống miền Tây Nam bộ giữa thời hiện đại...
Làng trầu Vị Thủy (xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đã nổi tiếng từ lâu đời, hiện có trên 230 hộ trồng trầu với diện tích trên 32,5ha, tập trung nhiều nhất ở ấp 5 và ấp 7. Người trồng nhiều nhất vài ngàn nọc trầu, ít nhất cũng vài trăm nọc, xen với vườn cây ăn trái. Có dịp đến vườn trầu Vị Thủy với hàng trăm, hàng ngàn nọc trầu thẳng băng, lá xanh mơn mởn phảng phất chút vàng óng ả trông thật đẹp mắt, mướt mát làm say mê vãng khách.
Trầu sau khi hái sẽ xếp lại thành ốp gọi là liễn trầu |
Cứ 1.000m2 đất, nông dân có thể trồng khoảng 1.000 nọc trầu. Nọc trầu làm bằng cây tràm, vì thân tràm giúp trầu bám rễ, phát triển tốt.
"Lá trầu cho thu hoạch quanh năm. So với mọi năm, giá trầu năm nay tăng lên đáng kể, một ốp trầu (40 lá) có giá 6.000 đồng, cứ đà này đến Tết có thể tăng lên 10.000 đồng/ốp", Giám đốc HTX Trầu Vàng phấn khởi dự đoán.
Hiện, HTX có 22 hộ thành viên, diện tích trồng 16ha. Bình quân mỗi hộ có từ 1.000 đến 5.000m2 đất trồng trầu. Tính ra mỗi năm các hộ trồng trầu kiếm từ 100 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Bên cạnh việc tạo nguồn thu cho chủ vườn, trầu còn là "cần câu cơm" của lao động nông nhàn ở địa phương.
Bà Sáu (người hái trầu thuê) cho biết, "Bình quân mỗi ngày chúng tôi hái khoảng 600 ốp nếu chia ra được 120.000 đồng/người. Thu nhập so với đi dặm lúa mướn có thấp hơn nhưng công việc này làm gần nhà, không phải chịu nắng nhiều".
Thông tin với báo chí, ông Lê Vũ Phương - Chủ tịch Hội nông dân xã Vị Thủy cho biết, làng nghề trồng trầu giúp nhiều hộ ở địa phương vươn lên thoát nghèo, có điều kiện nuôi con cái ăn học. Đặc biệt, tỉnh đã có chương trình phát triển du lịch cho làng trầu Vị Thủy, mở rộng đường sá nhằm thu hút du khách đến tham quan.